GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH VĨNH TRINH
3.2.3.2. Hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích
* Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản và nguồn vốn: cần thực hiện phân tích toàn diện cả về cơ cấu của tài sản và nguồn vốn.
- Phân tích cơ cấu tài sản được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản. Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản được xác định như sau:
Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản =
Giá trị của từng bộ phận tài sản
x 100 Tổng số tài sản
Việc đánh giá tỷ trọng của từng loại tài sản (tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác, các khoản phải thu dài hạn...) và xu hướng biến động của chúng theo thời gian phải dựa trên tính chất kinh doanh và tình hình biến động của từng bộ phận. Có thể xem xét và so sánh sự biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản của Công ty qua nhiều năm và so với cơ cấu chung của ngành để đánh giá.
- Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng tiến hành tương tự như phân tích cơ cấu tài sản. Trước hết, người thực hiện phân tích cần tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn. Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn được xác định như sau:
vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn Tổng số nguồn vốn
Phân tích cơ cấu của từng loại nguồn vốn (vốn chủ sở hữu, nợ phải trả) để đánh giá mức độ hợp lý và an ninh tài chính của doanh nghiệp trong việc huy động vốn. Việc đánh giá phải dựa trên tình hình biến động của từng bộ phận vốn huy động và hiệu quả kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ. Có thể xem xét và so sánh sự biến động về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn qua nhiều năm và so với cơ cấu chung của ngành để đánh giá.
- Cùng với việc đánh giá cơ cấu nguồn vốn, người phân tích cần kết hợp phân tích chỉ tiêu chi phí sử dụng vốn bình quân bằng việc tính ra và so sánh chi phí vốn bình quân kỳ phân tích với chi phí vốn bình quân kỳ gốc để xác định chênh lệch, sau đó tìm hiểu những nguyên nghân dẫn đến chênh lệch. Chỉ tiêu chi phí sử dụng vốn bình quân được xác định như sau:
CP = NVcfi nvi n i ∑ =1 = Tti cfi n i × ∑ =1
Trong đó: nvi: Mức huy động của nguồn vốn i NV: Tổng nhu cầu tài trợ
cfi: Chi phí sử dụng vốn của nguồn vốn i Tti: Tỷ trọng nguồn vốn i
Từ việc phân tích cơ cấu nguồn vốn kết hợp với phân tích chỉ tiêu chi phí sử dụng vốn bình quân, người phân tích đề xuất giải pháp nhằm xây dựng và duy trì cơ cấu nguồn vốn tối ưu, với mục tiêu tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn tài chính cho Công ty.
* Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh: cần bổ sung phân tích đảm bảo vốn theo quan điểm luân chuyển vốn; đồng thời khi thực hiện phân tích tình hình đảm bảo vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ, cần xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và xem xét nguyên nhân ảnh hưởng đến vốn lưu chuyển cũng như xem xét biến động của vốn lưu chuyển qua nhiều kỳ liên tục để đánh giá tính ổn định và bền vững của cân bằng tài chính; mặt khác, cần bổ sung
phân tích việc sử dụng nguồn vốn huy động trong năm nhằm đánh giá về tình hình tài chính Công ty.
- Phân tích tình hình đảm bảo vốn theo quan điểm luân chuyển vốn, cần xác định cân đối sau:
Vốn chủ sở hữu + Vốn vay hợp pháp + Nguồn vốn thanh toán = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn + Tài sản thanh toán
Từ đó, người phân tích đánh giá được cân đối giữa tài sản và nguồn tài trợ tài sản của Công ty.
- Việc xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân được thực hiện bằng phương pháp cân đối. Từ đó, xem xét từng nhân tố có thể thấy nguyên nhân ảnh hưởng đến vốn luân chuyển. Những nguyên nhân thông thường dẫn đến sự biến động của vốn luân chuyển thường là:
+ Nguyên nhân thuộc bản thân chính sách tài trợ như: giữ lại thu nhập để tăng vốn, đi vay hay trả bớt nợ vay
+ Nguyên nhân thuộc chính sách đầu tư như: quyết định tăng cường hay giảm bớt đầu tư...
+ Nguyên nhân về hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời + Nguyên nhân về chính sách khấu hao và dự phòng
Ngoài ra, để có căn cứ đánh giá để có căn cứ đánh giá tính ổn định và bền vững của cân bằng tài chính, khi phân tích, cần thiết phải xem xét sự biến động của vốn lưu chuyển trong nhiều kỳ liên tục, nhằm khắc phục được sự sai lệch về số liệu do tính thời vụ cũng như cho phép dự đoán được tính ổn định và cân bằng tài chính trong tương lai.
- Mặt khác, khi phân tích mức độ đảm bảo vốn trong doanh nghiệp người thực hiện phân tích có thể xem xét trong kỳ, Công ty sử dụng nguồn vốn huy động được như thế nào, vào việc gì từ đó có đánh giá về tình hình tài chính. Để thực hiện việc này, trước hết cần liệt kê sự thay đổi các chỉ tiêu trên bảng cân đối giữa năm nay với năm kế trước. Sau đó lập bảng phân tích tình hình sử dụng nguồn tài trợ để thấy được, trong năm Công ty sử dụng vốn vào việc gì, làm thế nào mà thực hiện
được các sử dụng đó, trên cơ sở ấy đánh giá được hiện tại Công ty đang gặp khó khăn hay đang có tình hình tài chính lành mạnh. Có thể lập bảng như sau:
Bảng 3.1. Bảng phân tích tình hình sử dụng nguồn tài trợ
Nguồn tài trợ Số tiền Tỷ trọng
Các chỉ tiêu nguồn vốn tăng Các chỉ tiêu tài sản giảm
Cộng 100
Sử dụng nguồn tài trợ Số tiền Tỷ trọng
Các chỉ tiêu tài sản tăng Các chỉ tiêu nguồn vốn giảm
Cộng 100
* Phân tích tình hình và khả năng thanh toán:
- Khi phân tích tình hình thanh toán, cần phân tích chi tiết cho vòng quay các khoản phải thu khách hàng, vòng quay các khoản phải trả cho người bán hàng hóa và vòng quay các khoản nợ vay, bởi việc quản lý các khoản mục công nợ này đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài chính của Công ty.
Cùng với việc tính và so sánh các chỉ tiêu phân tích chi tiết tổng các khoản phải thu, phải trả, để nắm được tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả trong kỳ của Công ty, người thực hiện phân tích cần tiến hành so sánh các khoản nợ phải thu, nợ phải trả giữa cuối năm với đầu năm trên tổng số cũng như trên từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả và số tiền nợ quá hạn cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu và dựa vào tình hình biến động cụ thể của từng chỉ tiêu để rút ra nhận xét.
Để thực hiện phân tích các chỉ tiêu trên, cần thu thập đầy đủ các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc phân tích như: Thuyết minh báo cáo tài chính, sổ chi tiết phải thu, phải trả của các đối tượng, bảng phân tích thời hạn và tình hình thanh toán các khoản nợ… nhằm xác định tính chất, thời gian và nguyên nhân các khoản phải thu, phải trả; xem xét các biện pháp mà Công ty áp dụng để thu hồi nợ hoặc thanh toán nợ; phân tích các nguyên nhân dẫn đến các khoản tranh chấp nợ phải thu, phải trả.
- Phân tích khả năng thanh toán cần đi sâu vào đánh giá khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán trong từng giai đoạn.
Có thể lập bảng phân tích như sau:
Bảng 3.2. Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán
Nhu cầu thanh toán tiềnSố Khả năng thanh toán tiềnSố I. Nhu cầu ngắn hạn