Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – CN Sở giao dịch 1 Thực trạng và giải pháp (Trang 50)

- Giai đoạn trước khi cho vay:

+ Báo cáo tài chính kiểm toán hay không

+ Tính đầy đủ trong việc cung cấp các thông tin theo yêu cầu của Ngân hàng + Thông tin CIC đã từng có nợ quá hạn

+ Đã từng có nợ xấu ở ngân hàng khác + Kì hạn trả nợ không rõ ràng

+ Uy tín, năng lực cũng như kinh nghiệm của nhà lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh

+ Tình hình tài chính khách hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có dấu hiệu bất thường hay không

+ Tài sản đảm bảo: giá trị, quyền sở hữu

+ Dự án, phương án thực hiện trong lĩnh vực mới không phải lĩnh vực là thế mạnh của khách hàng.

- Giai đoạn trong khi cho vay và sau khi cho vay:

+ Việc thực hiện cam kết với ngân hàng có đầy đủ hay không

+ Không cung cấp BCTC định kì và đúng hạn, thông tin về tài khoản doanh nghiệp tại ngân hàng

+ Cung cấp không đầy đủ hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, gây khó khăn trong công tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của ngân hàng.

+ Sử dụng vốn không đúng mục đích + Doanh nghiệp gặp khó khăn về đầu ra + Giá trị TSBĐ bị giảm sút

+ Thay đổi ban lãnh đạo theo chiều hướng tiêu cực + Hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. + Khách hàng cung cấp thông tin không trung thực…

3.1.4. Thường xuyên đánh giá công tác quản lý rủi ro theo mô hinh và thông lệ Quốc tế Quốc tế

Việc áp dụng các mô hình đánh giá công tác rủi ro tín dụng của ngân hàng sẽ có tác dụng phát hiện và xử lý kịp thời những rủi ro nảy sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Trên thế giới đang rất phổ biến những mô hình phân tích định lượng sau đây:

- Mô hình CAMEL (Capital adequacy, Asset quality, Management quality, Earning and Liquidity)

- Mô hình các chỉ tiêu rủi ro chính (Key risk indicators – KRIs)

- Mô hình tính toán (Lỗ dự kiến – EL hoặc VAR): đã được ứng dụng trong một số ngân hàng.

Trong đó, mô hình CAMEL khá phổ biến trong phân tích tổng thể tình hình tài chính của ngân hàng và được sử dụng phổ biến ở các cơ quan quản lý (tại Mỹ, Ấn độ, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines…) và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, các ngân hàng trên thế giới.

3.1.5. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín dụng nội bộ

Để phương pháp xếp hạng có thể phản ánh được đầy đủ và toàn diện năng lực tài chính hiện tại cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính trong tương lai của khách hàng vay vốn trong môi trường kinh doanh đầy biến động, đề nghị cần bổ sung thêm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cụ thể như sau:

3.1.5.1. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính

(1) Chỉ tiêu phản ánh khă năng tiêu thụ sán phẩm của Doanh nghiệp: - Tốc độ tăng trưởng doanh thu

- Tốc độ tăng trưởng thị phần của Doanh nghiệp

(2) Chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ của Doanh nghiệp - Tỷ lệ hoàn trả gốc

(3) Phân tích dòng tiền của doanh nghiệp

-Tốc độ tăng trưởng dòng tiền của Doanh nghiệp - Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

3.1.5.2. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phi tài chính

Hoạt động sản xuất kinh doanh của DN phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố vì vậy để hệ thống hóa các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh đề nghị sắp xếp các chỉ tiêu phi tài chính thành các nhóm như sau:

(1) Nhóm chỉ tiêu môi trường kinh doanh (2) Nhóm chỉ tiêu môi trường ngành (3) Nhóm chỉ tiêu về uy tín doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(4) Nhóm chỉ tiêu về trình độ quản lý của ban lãnh đạo và môi trường nội bộ doanh nghiệp

(5) Nhóm chỉ tiêu về triển vọng phát triển của doanh nghiệp

(6) Nhóm chỉ tiêu đánh giá của các nhà đầu tư, tổ chức tài chính đối với doanh nghiệp

(7) Nhóm chỉ tiêu dự báo khả năng hoàn trả nợ của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, đề nghị bỏ các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng dịch vụ của DN tại BIDV và các chỉ tiêu nhận xét mang tính chủ quan của CBTD như:Nguồn trả nợ của khách hàng theo đánh giá của CBTD, Định hướng quan hệ tín dụng với khách hàng của CBTD, Triển vọng phát triển của Doanh nghiệp theo đánh giá của CBTD và Mức độ sử dụng các dịch vụ của Doanh nghiệp tại BIDV hay tại Chi nhánh.

3.1.6. Hoàn thiện Hệ thống thông tin tín dụng nội bộ

Hệ thống thông tin tín dụng nội bộ của BIDV hiện tại rất kém chưa đáp ứng được yêu cầu bổ sung thông tin cho cán bộ tín dụng- những người phần tích và đánh giá rủi ro tín dụng.

Nguồn thông tin của CBTD về môi trường kinh doanh, môi trường ngành chủ yếu được thu thập qua các kênh thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, Internet…Chính vì vậy nên thông tin thu thập được hết sức manh mún không đầy đủ và không toàn diện.

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam nói chung và Chi nhánh Sở giao dịch 1 nói riêng cần có bộ phận chuyên trách đánh giá và đưa ra các nhận định chung về môi trường kinh doanh, thị trường, ngành kinh doanh áp dụng cho toàn hệ thống.

3.1.7. Nâng cao tiêu chuẩn tín dụng, tiêu chuẩn đảm bảo tiền vay.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – CN Sở giao dịch 1 Thực trạng và giải pháp (Trang 50)