Thực hiện liên kết đồng bộ với các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – CN Sở giao dịch 1 Thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 58)

b. Nâng cao tiêu chuẩn đảm bảo tiền vay

3.1.11.Thực hiện liên kết đồng bộ với các tổ chức tín dụng

Hiện nay, hầu hết các NHTM Việt Nam đều xây dựng cho mình những quy chế, quy định riêng trong việc quản lý rủi ro mà chưa có sự liên kết với nhau. Một phần là do ngân hàng ngại hy sinh quyền lợi của ngân hàng mình, ngại chia sẻ thông tin của ngân hàng mình với ngân hàng khác. Và việc liên kết không chặt chẽ giữa các ngân hàng cũng là một nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho các ngân hàng. Chẳng hạn như một khách hàng có thể vay nhiều ngân hàng với cùng một tài sản đảm bảo mà ngân hàng không hay biết cho đến tận khi khách hàng mất khả năng thanh toán…Vì vậy các ngân hàng cần liên kết chặt chẽ với nhau. Việc liên kết mang lại cho ngân hàng nhiều lợi ích như sau:

- Có những thông tin quý giá về khách hàng khiến cho việc đánh giá khách hàng nhanh hơn và chính xác hơn.

- Ngăn ngừa việc tham lợi bất chính của khách hàng.

- Tăng cường mối liên hệ đoàn kết giữa các ngân hàng và làm cho hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng phát triển hơn.

- Liên kết giữa các ngân hàng sẽ hạn chế được lãng phí nguồn nhân lực. Một điều điển hình là hầu hết các ngân hàng Việt Nam đều có hệ thống ATM của ngân hàng đó. Điều này gây ra lãng phí đối với ngân hàng. Vì vậy việc liên kết giữa các ngân hàng không những tiết kiệm được cho ngân hàng mà còn tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.

Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng được mở rộng và ngân hàng Việt Nam cần liên kết chặt chẽ với nhau nhằm tăng khả năng cạnh tranh và không bị lép vế trên sân nhà.

3.2. KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – CN Sở giao dịch 1 Thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 58)