TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – CN Sở giao dịch 1 Thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 50)

3.1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1.1. Xây dựng giới hạn tín dụng ngành nghề

Nhiệm vụ hàng đầu được Chính phủ đặt ra trong những năm tới là thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục kiềm chế lạm phát, góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế vững chắc. Nhằm thực hiện đúng theo

định hướng phát triển của Nhà nước và chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Sở giao dịch 1 cần xây dựng hạn mức tín dụng theo ngành nghề thông qua đó góp phần phát triển cân đối nền kinh tế. Mặt khác, việc xây dựng hạn mức tín dụng cụ thể đối với từng ngành nghề cũng có tác dụng to lớn đối với bản thân ngân hàng trong việc phân tán rủi ro.

3.1.2. Từng bước giảm dần tỷ trọng dư nợ TDH/ Tổng dư nợ

Thực tế việc tăng tỷ trọng dư nợ TDH có nhiều hạn chế. Cụ thể là nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là huy động ngắn hạn, nguồn huy động từ dân cư mang tính chất thời vụ nhưng thực hiện cho vay TDH nên sẽ phát sinh nhiều rủi ro trong công tác quản lý tín dụng. Theo qui định của NHNN, thì các tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng tối đa 30% vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn để đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng.

Mặt khác, dư nợ tín dụng TDH tăng sẽ làm giảm nguồn thu nhập của ngân hàng về dịch vụ như: thu phí chuyển khoản, bảo lãnh, phát hành L/C... Hạn chế khả năng cạnh tranh của ngân hàng và mục tiêu hướng tới một ngân hàng hiện đại đa dịch vụ.

Chính vì vậy, Chi nhánh cần phải từng bước giảm dần tỷ trọng dư nợ TDH/ Tổng dư nợ để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng.

3.1.3. Xây dựng hệ thống các dấu hiệu nhận biết rủi ro

Rủi ro tín dụng có thể phát sinh ở tất cả các giai đoạn từ trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống các dấu hiệu rủi ro tín dụng cần được xam xét cụ thể ở mỗi giai đoạn, mội loại hình doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – CN Sở giao dịch 1 Thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w