Cơ cấu tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – CN Sở giao dịch 1 Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 28)

CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

2.2.1.2.Cơ cấu tín dụng

a. Theo thời hạn

Theo đúng định hướng của Hội sở chính, năm 2011, hoạt động tín dụng của chi nhánh đã có xu hướng chuyển dịch cơ cấu mang lại hiệu quả. Là một đơn vị lớn trong hệ thống BIDV, Chi nhánh cho vạy nhiều dự án, chương trình đầu tư dài hạn, quan hệ tín dụng với nhiều khách hàng là Tổng công ty, doanh nghiệp lớn vì vậy dư nợ thời hạn dài chiếm khá lớn tổng dư nợ. Tuy nhiên thực hiện định hướng của BIDV về cơ cấu tín dụng trong đó giảm tỷ trọng tín dụng TDH, tăng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn, cơ cấu tín dụng của Chi nhánh đã có nhiều thay đổi. Tỷ trọng dư nợ TDH đã giảm từ 51,9% xuống còn 49.26% năm 2011. Trong năm 2012, dư nợ cho vay TDH là 9,153,185 triệu đồng, tương đương với 64.4% tổng dư nợ, dư nợ của Tổng công ty Viễn thông Quân đội, Công ty Liên doanh tháp BIDV, Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Cầu Giấy…tăng mạnh, trong khi dư nợ Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam giảm đã dẫn tới dư nợ TDH tăng cả về số tuyệt đối và tương đối..

Đơn vị: triệu VND,%

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

CV ngắn hạn 4,969,200 6,185,487 5,055,910

Tỷ trọng 48.1% 50,74% 35,6%

CV trung và dài hạn 5,361,777 6,005,066 9,153,185

Tỷ trọng 51.9% 49,26% 64,4%

Tổng dư nợ tín dụng 10,330,977 12,190,553 14,201,994

(Nguồn: Chi nhánh Sở giao dịch 1) b. Theo thành phần

Bên cạnh đó, Chi nhánh đã chú trọng hơn trong việc mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, dẫn tới dự nợ ngoài quốc doanh tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối so với cùng kì năm trước, nâng cao tỷ trọng dư nợ NQD từ 35% năm 2010 lên 37.05% năm 2011. Dư nợ NQD tập trung vào một số khách hàng như Chi nhánh Công ty TNHH SXKD XNK Bình Minh, Công ty CP Vận tải Xăng dầu Vitaco, Công ty CP Xi măng Hạ Long, Công ty CP tập đoàn Phú Thái...

Năm 2012, dự nợ NQD tăng mạnh so với năm 2011 và chiếm 53.71% tổng dư nợ. Dư nợ NQD tập trung vào một số khách hàng như: Công ty TNHH & DV Mesa, CTCP Đầu tư TMDV Cầu Giấy, Công ty CP Tập đoàn Hanaka…

Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế (2010-2012)

Đơn vị: Triệu VND, %

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

KT quốc doanh 6,715,135 7,673953 6,574,103

Tỷ trọng 65 % 62.95% 46.29%

KT ngoài quốc doanh 3,615,842 4,516,600 7,627,891

Tỷ trọng 35% 37.05% 53.71%

Tổng dư nợ tín dụng 10,330,977 12,190,553 14,201,994

(Nguồn: Chi nhánh Sở giao dịch 1) c. Theo tài sản bảo đảm

Năm 2011, dư nợ có tài sản bảo đảm của SGD chiếm 42% tổng dư nợ. Chỉ tiêu này thấp hơn năm 2010 (51%) là do đặc thù của Chi nhánh là cho vay nhiều khách

hàng là Doanh nghiệp lớn, các Tổng công ty, Tập đoàn là các DNNN được cho vay, bảo lãnh không có tài sản bảo đảm theo quyết định 9488/QĐ-TD3 ngày 01/12/2006 của BIDV (các khách hàng có mức xếp hạng AAA và AA). Ngoài ra, trong năm 2011 Chi nhánh tiến hành giải ngân đối với nhiều dự án lớn nhưng chưa đủ điều kiện để hạch toán giá trị TSBĐ. Vì vậy nhiều doanh nghiệp tăng dư nợ nhưng giá trị TSBĐ tăng không đáng kể làm cho dự nợ có TSBĐ không cao.

Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo tài sản bảo đảm (2010-2012)

Đơn vị: triệu VND,%

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Có tài sản đảm bảo 6,301,896 6,339,088 7,811,097

Tỷ trọng 61% 52% 55%

Không có tài sản đảm bảo 4,029,081 5,851,465 6,390,897

Tỷ trọng 39% 48% 45%

Tổng dư nợ tín dụng 10,330,977 12,190,553 14,201,994 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Chi nhánh Sở giao dịch 1)

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – CN Sở giao dịch 1 Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 28)