Xếp hạng khách hàng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – CN Sở giao dịch 1 Thực trạng và giải pháp (Trang 33)

CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

2.3.2. Xếp hạng khách hàng

Cuối năm 2006 ngân hàng đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và được đưa vào áp dụng.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính (gồm 14 chỉ tiêu như vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, nợ dài hạn/vốn chủ sở hữu, lợi nhuận/doanh thu…), và phi tài chính (gồm 40 chỉ tiêu như trình độ quản lý, quan hệ với ngân hàng, các nhân tố bên ngoài…), của từng khách hàng, kết hợp với phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng. Các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phản ánh toàn diện về doanh nghiệp từ quy mô, ngành nghề, triển vọng phát triển, tình hình tài chính, năng lực quản trị điều hành, quan hệ với ngân hàng… Hệ thống này được xây dựng với sự tư vấn của Công ty kiểm toán quốc tế Easnt&Young Việt Nam và được đánh giá là tiến gần với thông lệ quốc tế.

Theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho điểm tối đa đối với 1 khách hàng là 100 điểm và khách hàng được xếp hạng thành 07 nhóm như sau:

Bảng 2.7: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ BIDV Nhóm

khách hàng

Được xếp hạng Ý nghĩa

1 AAA Là khách hàng đặc biệt tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả cá và liên tục tăng trưởng mạnh.

Tiềm lực tài chính đặc biệt mạnh, đáp ứng được mọi nghĩa vụ trả nợ.

Cho vay với các khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc lẫn lại đúng hạn.

2 AA Là khách hàng rất tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả cap và tăng trưởng vững chắc.

Tình hình tài chính tốt, đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đã cam kết.

Cho vay với các khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc lẫn lãi đúng hạn

3 A Là khách hàng tốt, hoạt động kinh doanh luôn tăng trưởng và có hiệu quả.

Tình hình tài chính ổn định, khả năng trả nợ đảm bảo.

Cho vay với các khách hàng này có khả năng thu hồi cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

4 BBB Là khách hàng bình thường, hoạt động kinh doanh hiệu quả nhưng nhạy cảm với các biến động về điều kiện ngoại cảnh.

Tình hình tài chính ổn định.

Cho vay các khách hàng này có khả năng thu hồi cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm nợ.

5 BB Là khách hàng bình thường, hoạt động kinh doanh có hiệu quả tuy nhiên hiệu quả không cao và rất nhạy cảm với những thay đổi của ngoại cảnh.

Có một số yếu điểm về tài chính, về khả năng quản lý.

Cho vay các khách hàng này có khả năng thu hồi cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

6 B Là khách hàng cần chú ý, hoạy động kinh doanh hầu như không hiệu quả.

Năng lực tài chính suy giảm, trình độ quản lý còn bất cập.

Cho vay với các khách hàng này có khả năng mất một phần nợ gốc và lãi.

CCC Là khách hàng yếu, hoạt động kinh doanh cầm chừng, năng lực quản lý không tốt.

Tài chính mất cân đối và chịu tác động lớn khi có các thay đổi về môi trường kinh doanh.

Cho vay các khách hàng này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

CC Là khách hàng yếu kém, hoạt động kinh doanh cầm chừng, không thực hiện đúng các cam kết về trả nợ. Cho vay các khách hàng này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

7 C Là khách hàng rất yếu, kinh doanh thua lỗ và rất ít có khả năng phục hồi. Cho vay đối với các khách hàng này có khả năng tổn thất rất cao.

D Đây là các khách hàng đặc biệt yếu kém, kinh doanh thua lỗ kéo dài và không còn khả năng phục hồi. Cho vay với các khách hàng này thuộc loại không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Sơ đồ 2.2: Mô hình chấm điểm và xếp hạng khách hàng của BIDV

(Nguồn: Chi nhánh Sở giao dịch 1)

Bước 1: Thu thập thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các thông tin về môi trường kinh kế môi trường ngành và môi trường nội bộ của doanh nghiệp.

Bước 2: Xác định ngành nghề hoạt động kinh doanh của DN

Bước 3: Xác định qui mô và loại hình doanh nghiệp

Bước 4: Nhập các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính váo hệ thống chấm điểm để tính ra tổng hợp điểm.

Bước 5: Sau khi tính điểm xếp hạng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – CN Sở giao dịch 1 Thực trạng và giải pháp (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w