Phân loại nợ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – CN Sở giao dịch 1 Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 31)

CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

2.2.2.2. Phân loại nợ

Việc phân loại nợ của Chi nhánh được thực hiện theo Điều 7 Quyết đinh 493/QĐ-NHNN.

Bảng 2.6: Tổng hợp phân loại nợ của Chi nhánh (2010 – 2012)

Đơn vị: triệu VND, %

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng dư nợ 10,330,977 12,190,553 14,201,994 - Nợ nhóm 1 8,981,876 10,522,287 12,674,871 - Nợ nhóm 2 987,518 1,081,689 949,717 - Nợ nhóm 3 275,280 316,635 326,804 - Nợ nhóm 4 82,231 0 383 - Nợ nhóm 5 4,072 269,942 250,219 Tổng nợ xấu 361,583 305,983 312,444 Tỷ lệ nợ xấu 3.50 % 2.51 % 2.20 %

Biểu đồ 2.2: Tình hình nợ xấu của Chi nhánh SGD1 (2010 – 2012)

Năm 2010, tổng dư nợ thuộc nhóm 1, 2 đạt 9,969,394 triệu VND, chiếm 96.5% tổng dư nợ.

Năm 2011, tổng dư nợ nhóm 1, 2 đạt 11,603,976 triệu VND chiếm 95,19%. So với năm 2010, nợ xấu và nợ nhóm 2 giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối, dư nợ nhóm 1 tăng đáng kể, chiếm hơn 86% tổng dư nợ phản ánh chất lượng tín dụng của Chi nhánh được bảo dảm và không ngừng nâng cao.

Tổng nợ xấu tháng 12/2011 đạt 305,983 triệu VND, tương ứng với 2.51% tổng dư nợ do Chi nhánh tiếp tục cho vay hỗ trợ vốn ngắn hạn đối với Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 8/3 và CTCP XD Công trình Giao thông 810.

Năm 2012, tổng dư nợ thuộc Nợ nhóm 1, 2 đạt 13,624,588 triệu VND, chiếm 95.9% tổng dư nợ. So với năm 2011, nợ xấu và nợ nhóm 2 đều giảm về số tuyệt đối và số tương đối. Dư nợ nhóm 1 tăng đáng kể chiếm gần 90% tổng dư nợ. Nợ xấu của Chi nhánh chủ yếu là khoản tiền trả nợ các món vay ngắn hạn của Công ty Lilama Hà Nội và CTCP XD Công trình giao thông 810.

So với năm 2011, dư nợ xấu năm 2012 tăng 6,461 triệu VND, tập trung phần lớn ở dư nợ của công ty Lilama Hà Nội. Tuy nhiên tốc độ gia tăng nợ xấu thấp hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ, do vậy tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 2.20% giảm 0.31% so với năm 2011. Điều này cho thấy Chi nhánh SGD1 luôn quán triệt và thực hiện đúng theo tinh

thần chỉ đạo của Hội sở chính, đồng thời Chi nhánh đã có những chính sách hợp lý, chặt chẽ trong hoạt động tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và đảm bảo tỷ lệ dư nợ xấu/ tổng dư nợ nằm trong giới hạn cho phép và an toàn.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – CN Sở giao dịch 1 Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w