Tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – CN Sở giao dịch 1 Thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 63)

b. Nâng cao tiêu chuẩn đảm bảo tiền vay

3.2.2.3. Tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mạ

thương mại

Công tác thanh tra hoạt động tín dụng cần thực hiện thường xuyên hơn và nâng cao trình độ đội ngũ thanh tra viên để có khả năng phát hiện kịp thời các sai sót, xu hướng lệch lạc trong phân tích tín dụng.. để chỉ đạo và phòng ngừa, chỉnh sửa và khắc phục một cách triệt để. Quá trình thanh tra cần phòng ngừa xu hướng cạnh tranh không lành mạnh, buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn đến nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng của không chỉ một ngân hàng mà cả một hệ thống.

KẾT LUẬN

Trong quá trình hội nhập kinh tế và xu hướng toàn cầu hóa kinh tế quốc tế, ngành ngân hàng Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và và thách thức khác nhau. Một trong những thách thức lớn là đối mặt với tình trạng nợ xấu dâng cao và chất lượng quản trị RRTD. Bài viết về “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 1: Thực trạng và giải pháp” với mong muốn tìm ra những giải pháp hữu ích góp phần xây dựng hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển một cách bền vững. Bài viết đã đạt được những kết quả sau:

- Đã nghiên cứu khái quát những vấn đề cơ bản về RRTD và quản lý RRTD - Trên cơ sở đó cùng với những kiến thức đã học được đã nghiên cứu thực trạng về quản lý RRTD tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đánh giá công tác quản lý RRTD, những thành tích đạt được và những mặt hạn chế còn tồn tại.

- Đồng thời cũng đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để tăng cường công tác quản lý RRTD tại Chi nhánh.

Quản lý tín dụng là một công việc thường xuyên liên tục và không chỉ phụ thuộc vào bản thân ngân hàng mà còn bị chịu tác động của các yếu tố khách quan và môi trường. Tuy đã cố gắng, nỗ lực và được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng quản lý rủi ro CN SGD1 - BIDV nhưng do sự kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn còn chưa nhiều nên bài viết không thể tránh khỏi sự thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp của thầy cô giáo và những ai quan tâm đến vấn đề này.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – CN Sở giao dịch 1 Thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w