Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – CN Sở giao dịch 1 Thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 47)

Khách hàng

2.4.3.1.Nguyên nhân khách quan

a. Về phía khách hàng còn gặp nhiều khó khăn trong phân tích

Đối với khách hàng doanh nghiệp, một thực trạng chung hiện nay ở Việt Nam là rất nhiều doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm ngặt chế độ báo cáo tài chính hoặc chính bản thân họ không nhận ra tầm quan trọng của việc lập báo cáo tài chính một cách bài bản. Do vậy hầu hết các báo cáo tài chính gửi đến ngân hàng đều có chất lượng kém, không phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá thực trạng khách hàng và mất thời gian để tìm hiểu và xác định lại nội dung trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Thêm nữa hiện nay có rất ít doanh nghiệp thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Thông thường chỉ doanh nghiệp nhà nước bị bắt buộc kiểm toán thì mới thuê kiểm toán tài chính độc lập, còn lại phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Do vậy ngân hàng khó phát hiện sai sót trong việc chấp hành chế độ kế toán của doanh nghiệp và dẫn đến thông tin sử dụng phân tích khách hàng không chính xác.

Đối với khách hàng cá nhân, tâm lý người Việt là không muốn công khai thông tin cá nhân nên việc thu thập thông tin cá nhân khách hàng là rất khó khăn.

b. Mức độ công khai thông tin quản lý của nhà nước còn hạn chế

Những thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế ngành, vùng, quy hoạch xây dựng hạ tầng.. có ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản và hoạt động kinh doanh khách hàng. Tuy nhiên việc những thông tin này thường không được công bố chi tiết, do vậy ngân hàng khó dự đoán được ảnh hưởng của các thông tin này đối với hoạt động của khách hàng.

c. Các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước chưa hoàn thiện

Các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện nên thường có sự điều chỉnh, lại không được thông báo trước một thời gian cần thiết để các cá nhân, tổ chức liên quan kịp chuyển đổi, thích nghi. Điều này dẫn đến hậu quả là cả khách hàng và bản thân ngân hàng không lường trước được, do vậy dẫn đến lựa chọn cho vay những dự án thua lỗ thậm chí bị phá sản do khách hàng không theo kịp chính sách quản lý kinh tế.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – CN Sở giao dịch 1 Thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 47)