Hoàn thiện các khoản giảm trừ doanh thu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Đại Việt Trí Tuệ (Trang 80)

Cộng phát sinh 1.977.270 1.977.270 Lập, ngày 31 tháng 03 năm

3.2.6 Hoàn thiện các khoản giảm trừ doanh thu.

Như đã phân tích ở các phần trên, hiện nay việc hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu của công ty là chưa hợp lí và đang vi phạm Luật kế toán Việt Nam.

Thứ nhất, công ty cần phải thiết lập thêm tài khoản 531 “hàng bán bị trả lại” để

hạch toán doanh thu hàng bán bị trả lại. Doanh thu hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế hoặc theo chính sách bảo hành.

Theo thông tư 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 thì trong trường hợp đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng nhưng sau đó phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa cho người bán, bên mua phải lập hóa đơn, ghi rõ hàng trả lại người bán do không đúng quy cách chất lượng. Hóa đơn này sẽ là căn cứ để 2 bên điều chỉnh doanh số mua bán và số thuế GTGT đã kê khai.

Kết cấu tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại”

TK 531

Phát sinh nợ:

Doanh thu của hàng đã bán bị trả lại đã trả lại tiền cho người mua hoặc trả vào khoản nợ phải thu.

Phát sinh có:

Kết chuyển doanh thu của hàng đã bị trả lại để xác định doanh thu thuần.

Khi phát sinh hàng bán bị trả lại, kế toán hạch toán:

Nợ TK 531: giá trị hàng trả lại theo giá chưa có thuế GTGT Nợ TK 3331: số thuế GTGT tương ứng

Có TK 111,112,131: tổng giá thanh toán

Cuối kì, kết chuyển từ TK 531 sang TK 511 để giảm trừ doanh thu: Nợ TK 511: tổng giá trị hàng bán bị trả lại trong kì

Có TK 531: tổng giá trị hàng bán bị trả lại trong kì Kế toán cũng phải thể hiện bút toán điều chỉnh giá vốn: Nợ TK 155/156: giá trị hàng trả lại theo giá thực tế xuất kho Có 632: giá trị hàng trả lại theo giá thực tế xuất kho

Thứ hai, công ty cần phải thiết lập thêm tài khoản 532 “giảm giá hàng bán” để hạch

toán số tiền giảm giá hàng bán. Giảm giá hàng bán là khoản tiền bên bán giảm trừ cho bên mua trong trường hợp đặc biệt vì lí do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách, hoặc không đúng thời hạn...đã ghi trên hợp đồng.

Tương tự như khi phát sinh các khoản hàng bán bị trả lại, khi các khoản giảm giá hàng bán phát sinh sau khi đã lập hóa đơn, bên bán cần phải lập hóa đơn để điều chỉnh giá cho hàng hóa. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh giá, bên mua và bán sẽ điều chỉnh lại doanh số mua bán và số thuế GTGT đã kê khai.

Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”

TK 532

Phát sinh nợ:

Các khoản giảm giá đã chấp thuận cho người mua hàng.

Phát sinh có:

Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang TK 511 để xác định doanh thu thuần.

(TK này không có số dư cuối kì)

Khi phát sinh các khoản giảm giá hàng bán, kế toán hạch toán: Nợ TK 532: giảm giá hàng bán (giá chưa có thuế)

Nợ TK 3331: số thuế GTGT tương ứng Có TK 111,112,131: tổng số tiền giảm.

Cuối kì, kết chuyển toàn bộ khoản giảm giá hàng bán sang TK 511: Nợ TK 511: tổng số giảm giá hàng bán

Có TK 532: tổng số giảm giá hàng bán

Thứ ba, công ty phải quy định rõ ràng về việc thể hiện các khoản chiết khấu thương

mại trên hóa đơn GTGT. Trên hóa đơn cần ghi rõ tỉ lệ % chiết khấu thương mại cho

khách hàng, giá trước khi chiết khấu và sau khi chiết khấu. Nếu các khoản chiết khấu thương mại này không được thể hiện trên hóa đơn GTGT sẽ không được coi là một khoản giảm trừ doanh thu mà bắt buộc phải tính vào chi phí. Trong rất nhiều trường hợp, nếu như không thể chứng minh với cơ quan thuế là khoản này là chi phí hợp lí thì công ty sẽ không được giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT đầu ra phải nộp. Đây là một điểm bất lợi cho việc kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Đại Việt Trí Tuệ (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w