Hoàn thiện việc lập dự phòng phải thu khó đòi.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Đại Việt Trí Tuệ (Trang 76)

Cộng phát sinh 1.977.270 1.977.270 Lập, ngày 31 tháng 03 năm

3.2.2Hoàn thiện việc lập dự phòng phải thu khó đòi.

Đối với các DNTM, các khoản vốn trong thanh toán đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trên thực tế, không phải lúc nào khách hàng mua hàng của công ty cũng trả tiền ngay, có nhiều trường hợp khách hàng ghi nhận nợ, hoặc thậm chí có những khoản phải thu mà người nợ khó hoặc không có khả năng thanh toán. Hiện nay, tuy công ty chưa có khoản phải thu khó đòi phức tạp nhưng trong thực tế công ty đang có quan hệ bán chịu cho nhưng khách hàng thường xuyên, với khối lượng lớn nên các khoản phải thu tương đối nhiều. Do vậy, việc lập dự phòng nợ phải thu

khó đòi là cần thiết, tránh những tổn thất có thể xảy ra và hạn chế những đột biến trong kinh doanh.

Để quán triệt nguyên tắc thận trọng, kế toán công ty cần sử dụng TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” để phản ánh việc trích lập, sử dụng và hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được vào cuối niên độ kế toán.

Phải thu khó đòi là các khoản phải thu mà vì một lý do nào đó khách hàng nợ không có khả năng thanh toán đúng kỳ hạn, đầy đủ như khách hàng bị phá sản, thiên tai, hỏa hoạn, mất khả năng thanh toán trong kỳ. Việc lập dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện vào cuối niên độ kế toán trước khi lập BCTC như các khoản dự phòng khác.

Phương pháp tính dự phòng nợ phải thu khó đòi: Số DPPT khó đòi cho

tháng kế hoạch của KH =

Số nợ phải thu của

KH X

Tỷ lệ ước tính không thu được của KH

Ta có thể tính dự phòng nợ phải thu khó đòi theo phương pháp ước tính trên doanh thu bán chịu.

Số DFPT khó đòi lập cho tháng kế hoạch = Tổng doanh thu bán chịu X Tỷ lệ phải thu khó đòi ước tính Công ty cần lập nguyên tắc xác định tỉ lệ phải thu khó đòi rõ ràng và yêu cầu kế toán tuân thủ nghiêm túc để tránh tình trạng khoản dự phòng bị lập quá lớn hoặc quá nhỏ.

Căn cứ vào bảng kê chi tiết nợ phải thu khó đòi, kế toán lập dự phòng: Nợ TK 642: Mức dự phòng phải thu khó đòi

Có TK 139: Mức dự phòng phải thu khó đòi

Trên thực tế thì số lượng khách hàng của công ty là không quá nhiều (do chủ yếu là bán buôn với số lượng lớn) nên công ty khá dễ dàng trong việc lập dự phòng phải thu khó đòi. Công ty nên tiến hành quản lí, theo dõi phải thu khó đòi theo từng khách hàng một do các khoản phải thu với một khách hàng thường là lớn. Đối với những khoản phải có số lượng quá lớn, sau khi đã lập dự phòng mà vẫn không xử lí hết thì kế toán cần phải thông báo cho cán bộ quản lí công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Đại Việt Trí Tuệ (Trang 76)