8. Kết cấu của luận văn
2.3.3. Nhóm giải pháp về phía xã hội
* Tạo môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh làm cơ sở để giáo dục đạo đức cho học sinh
Môi trường kinh tế - xã hội giữ vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển đạo đức con người. Con người tách ra khỏi môi trường xã hội, không thể giao tiếp với nhau, sống một cách biệt lập thì “con người” không thể thành “người” được. Trong tác phẩm “hệ tư tưởng Đức” của C.Mác và Ph.Ăngghen nói rằng: “chỉ có trong cộng đồng cá nhân mới có được những phương tiện để có thể phát triển toàn diện những năng khiếu của mình và do đó, chỉ có trong cộng đồng mới có thể có tự do cá nhân” [33, tr.108]. Cho nên, để tìm hiểu bản chất con người, chúng ta cần phân tích môi trường kinh tế - xã hội, tức là môi trường tạo ra con người thông qua thực tiễn của họ. Môi trường kinh tế - xã hội tốt đẹp, trong sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển đạo đức, nếu ngược lại sẽ gây cản trở cho sự phát triển ấy, thậm chí còn tạo ra những đạo đức lệch chuẩn, xa rời với những bản tính tốt đẹp, đạo đức tốt đẹp của con người. Khi đạo đức của con người phát triển tốt sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội tốt hơn.
92
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước và nhân dân ta đã có nhiều cố gắng để từng bước làm trong sạch và lành mạnh hóa môi trường kinh tế - xã hội, song kết quả đạt được chưa tương xứng với lòng mong mỏi và sự ước muốn của toàn xã hội. Do vậy, để tạo ra hiệu quả cao hơn nữa trong việc phát triển kinh tế - xã hội thì huyện Yên Dũng đã đặt ra mục tiêu, trong năm 2013, huyện Yên Dũng tiếp tục thực hiện: thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, đẩy nhanh tiến bộ hoàn thành các dự án trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội trong năm.
Từ mục tiêu về kinh tế - xã hội nói chung thì giáo dục và đào tạo của huyện cũng nhận được sự quan tâm đầu tư, lãnh đạo chỉ đạo có hiệu quả từ tỉnh, huyện. Uỷ ban nhân dân huyện tích cực chỉ đạo để phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện; đồng thời chỉ đạo các cơ quan đặc biệt là Phòng giáo dục và đào tạo huyện Yên Dũng, các xã, thị trấn tập trung cao tăng cường nguồn lực xây dựng các điều kiện nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Ngoài ra, tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
*Cần đổi mới nhiều hơn về xã hội hóa giáo dục
Mặt khác, Phòng giáo dục và đào tạo huyện Yên Dũng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục; chỉ đạo các cơ quan, các địa phương phối hợp với các ban ngành của huyện quan tâm chăm lo, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện.
Trong bối cảnh thời đại và xã hội ngày nay, để tồn tại và phát triển, con người phải học tập suốt đời, xã hội phải là xã hội học tập. Xã hội hóa giáo dục không đơn thuần là huy động đóng góp vật chất của toàn xã hội cho giáo dục mà cao hơn, rộng rãi hơn là huy động toàn xã hội tham gia vào toàn bộ quá trình giáo dục. Bên cạnh việc chỉnh sửa lại điều lệ hoạt động và quản lý trường học, nên xây dựng tốt hơn quy trình, quy chế phối hợp giáo dục nhà trường và cha mẹ học sinh thông qua hội cha mẹ học sinh. Đổi mới hoạt động của Đoàn thanh niên, đội thiếu niên, đội nhi đồng trong trường học, lựa chọn,
93
động viên những giáo viên có kinh nghiệm tham gia các hoạt động này. Mở rộng các hoạt động, sinh hoạt ngoại khóa trong trường học và ngoài trường học, mở rộng việc giao lưu, kết hợp giữa nhà trường và các đơn vị, tổ chức ngoài xã hội… Từ đó ta nhận thấy, xã hội hóa giáo dục là một sự nghiệp rộng lớn, đầy trách nhiệm và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, xã hội cùng toàn dân chăm lo cho phát triển giáo dục và đào tạo tốt nhất đến tất cả mọi người ở mọi lúc mọi nơi. Xã hội hóa giáo dục nhằm xây dựng một xã hội mà trong đó mọi người dân được hưởng sự công bằng, bình đẳng, công khai, dân chủ thực sự trong học tập.
*Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh
Đó là việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả cả về dạy chữ, dạy nghề, dạy người. Ngăn chặn và chống lại sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội, hiện tượng tiêu cực vào nhà trường. Đồng thời khắc phục tình trạng chúng ta mới chỉ chú trọng dạy chữ mà chưa quan tâm đến dạy người. Giáo dục gia đình không nên giao hết cho nhà trường và xã hội.
Thực tế, đa số các em học sinh sống ở khu vực nông thôn và miền núi của huyện Yên Dũng trình độ học vấn thấp, chủ yếu làm nghề nông.Tình trạng đánh đề, cờ bạc, rượu chè còn diễn ra thường xuyên xung quanh. Nó tác động không nhỏ đến suy nghĩ và hành động của các em. Do đó, cần tạo cho học sinh có một môi trường phát triển lành mạnh. Đặc biệt là đối với học sinh THPT là lứa tuổi có tính tập thể cao, quan hệ bạn bè chiếm vị trí ưu thế so với các mối quan hệ khác. Vì vậy, cần tạo điều kiện cho các em được hòa nhập vào trong một môi trường mà ở đó quan hệ bạn bè được đẩy mạnh. Thông qua hoạt động lao động, học tập, vui chơi giải trí, đặc biệt là thông qua việc giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tính năng động của tuổi trẻ được phát huy, giúp các em ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm sống. Từ đó giúp cho các em tự phát hiện ra mình nhìn thấy cái “tôi” ngày càng đầy đủ hơn, đánh giá người khác khách quan hơn và chính xác hơn.
*Cần tạo điều kiện cho bản thân các em học sinh phát huy vai trò của
94
Trong giáo dục nói chung và GDĐĐ nói riêng, muốn đạt hiệu quả cao thì ngoài vai trò của giáo viên, nhà trường, gia đình và xã hội ra còn cần phải nhắc đến vai trò của học sinh, là đối tượng được giáo dưỡng, giáo dục và phát triển, do đó trong môi trường gia đình cần trang bị cho các em tính lễ phép, chăm chỉ, trung thực, tự lập… để các em đến trường học tập có thể phát huy tốt những đức tính tốt đẹp đó. Bởi lẽ, cho dù thầy có giỏi đến đâu mà ý thức phấn đấu của học sinh không có thì cũng không đem lại kết quả tốt. Do đó, trách nhiệm phấn đấu học tập và rèn luyện nhân cách của học sinh đóng vai trò quan trọng trong việc GDĐĐ truyền thống cho chính các em. Mỗi học sinh phải thường xuyên học tập, tu dưỡng rèn luyện, tự hoàn thiện chính bản thân mình. Mọi sự buông thả, thiếu tự giác trong học tập, rèn luyện, tu dưỡng, xa rời sự quản lý, giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội là con đường dẫn đến hư hỏng và đánh mất chính bản thân mình.
Có thể nói, giải pháp gia đình – nhà trường – xã hội luôn luôn được coi là “tam giác đều” trong việc GDĐĐ học sinh phổ thông. Đó là sự kết hợp, chung tay góp sức của các cấp, các ngành trong toàn xã hội để kịp thời ngăn chặn sự xuống, suy thoái đạo đức của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh: “Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ” [20, tr.131].
Trong các giải pháp trên thì việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội nhằm GDĐĐ cho học sinh có ý nghĩa tiên quyết bởi vì nhận thức bao giờ cũng đi trước. Việc nhận thức quyết định ý thức, ý thức quyết định hành động, nên trên cơ sở các đối tượng có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng và hoạt động tự giác. Do đó, một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình GDĐĐ cho học sinh trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội cho HS huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang được thực hiện đồng bộ sẽ góp phần vào công tác GDĐĐ học sinh đạt kết quả cao hơn, đáp ứng mục tiêu giáo dục.
95
Tiểu kết chƣơng 2
Ngày nay, cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội chúng ta được sống trong môi trường văn minh hơn, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó có nhiều vấn đề nảy sinh ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội. Những biểu hiện lệch lạc trong hành vi, nhân cách đạo đức học sinh khá phổ biến. Điều này gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống đạo đức nhân cách của giới trẻ ngày nay. Một số bộ phận học sinh của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang hiện nay chịu sự tác động bởi mặt trái của xã hội, công nghệ thông tin: chơi game, phim ảnh… dẫn đến hiện tượng học hành sa sút và bỏ học đi chơi. Thực trạng GDĐĐ học sinh ở huyện Yên Dũng còn nhiều tồn tại: ý thức thực hiện nội quy nhà trường chưa cao, nhiều em vi phạm đạo đức… vấn đề bạo lực học đường không chỉ là vấn đề của riêng ngành giáo dục mà là một hiện tượng có tính chất cảnh báo cho cả xã hội về một xu hướng sống, một xu hướng tâm lý đang âm ỉ, đang hình thành một cách tự phát theo hướng tiêu cực
Do vậy, công tác GDĐĐ học sinh là một việc hết sức quan trọng trong nhà trường phổ thông, việc thực hiện này đòi hỏi trong quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi sự công phu, kiên trì và liên tục, phối hợp chặt chẽ sự tác động đồng thời của ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội.
Nhà trường giáo dục về các mặt: trí dục, đức dục, lao động, thể dục, mỹ dục, luôn kết hợp hài hòa giữa tài và đức; gia đình cần có nhiều thời gian chăm sóc con cái hơn, đặc biệt là phát huy mạnh mẽ dư luận xã hội để điều chỉnh hành vi đạo đức cho học sinh. Trách nhiệm của xã hội là phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức tiến bộ góp phần khắc phục sự suy thoái về đạo đức trong xã hội nói chung và trong trường học nói riêng. Có làm được như vậy, công tác GDĐĐ học sinh toàn huyện Yên Dũng mới đem lại hiệu quả tích cực và bền vững.
Với một số biện pháp đẩy mạnh quá trình GDĐĐ cho học sinh huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, mối quan hệ tổng thể phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội thực hiện sẽ góp phần vào công tác GDĐĐ học sinh đạt kết quả cao hơn, tạo ra con người phát triển đầy đủ và toàn diện, đáp ứng quá trình phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
96
KẾT LUẬN
Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông nói chung và GDĐĐ cho học sinh ở huyện Yên Dũng , Bắc Giang nói riêng đang là vấn đề vô cùng quan trọng và cấp bách. Trước thực trạng đạo đức học sinh như hiện nay, chương trình GDĐĐ trong nhà trường lại chưa có tác động hiệu quả, học sinh lứa tuổi THPT cần được tác động từ những bài học mang tính thực tế, các bài giảng GDĐĐ phải có tính thuyết phục, nhưng chương trình sách giáo khoa môn giáo dục công dân hiện nay còn nặng nề lý thuyết, thiếu kiến thức về kỹ năng sống, chưa tạo được dấu ấn để giúp hình thành nhân cách cho học sinh; nhiệm vụ của giáo viên chủ yếu tập trung vào việc truyền thụ kiến thức môn học, thời gian giao tiếp giữa giáo viên và học sinh ngoài giờ học còn hạn chế, chưa đủ điều kiện để tác động đến quá trình GDĐĐ cho học sinh. Một số biện pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả quá trình tự rèn luyện đạo đức của học sinh, nhưng trên hết sự phối hợp gia đình, nhà trường và xã hội là vô cùng quan trọng. Nhà trường là nơi giữ vai trò định hướng, uốn nắn những hành vi của học sinh theo chuẩn mực giá trị chung của xã hội; gia đình đóng vai trò quan trọng và quyết định đến việc hình thành đạo đức, lối sống cho các em. Tuy nhiên, cần khắc phục tư tưởng GDĐĐ cho học sinh hiện nay là giao phó chủ yếu cho nhà trường. Tấm gương của cha mẹ, người thân trong gia đình cũng như thầy cô giáo luôn có tác dụng giáo dục vô cùng to lớn, hiệu quả hơn ngàn vạn cuốn sách về đạo đức.
Trong hoạt động GDĐĐ, muốn đạt hiệu quả thì phải thường xuyên đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục, tạo ra sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và thống nhất giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội tạo thành mạng lưới GDĐĐ học sinh mọi lúc, mọi nơi, chỉ có như vậy
97
công tác GDĐĐ học sinh mới đạt kết quả cao đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Công tác GDĐĐ học sinh trong giai đoạn hiện nay đang đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cao hơn, cần thiết hơn khi toàn Đảng, toàn dân ta đang tích cực tham gia cuộc vận động “Học tập và làm
theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nó sẽ là nguồn lực tinh
thần to lớn để đất nước ta thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác GDĐĐ cho học sinh ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang cho ta thấy: kết quả việc GDĐĐ đạt kết quả đáng ghi nhận: đa số học sinh có đạo đức tốt, có ý thức học tập tốt và tu dưỡng cao, có ý chí vươn lên, thực hiện tốt các nội quy của trường, lớp, tích cực tham gia các hoạt động Đoàn thể, biết đồng cảm thương yêu lẫn nhau, kính trọng thầy cô giáo. Bên cạnh thành tựu đạt được về chất lượng giáo dục thì một bộ phận học sinh hiện nay có biểu hiện xuống cấp về đạo đức, không chú ý học tập để trau dồi kiến thức sau này trở thành người có ích cho xã hội. Đứng trước thực trạng đó, chúng ta thấy xuất phát từ nguyên nhân gia đình – nhà trường – xã hội tác động đến quá trình hình thành nhân cách đạo đức học sinh.
Để khắc phục được thực trạng đó, cần phải thực hiện các giải pháp gắn liền với mô hình “tam giác” Gia đình – Nhà trường – Xã hội. Trong đó giáo dục ở nhà trường có vai trò định hướng quan trọng, thay vì dạy học sinh đạo đức xa vời, các nhà trường cần giáo dục cho các em về lòng nhân ái, bao dung, độ lượng hay giáo dục về chuẩn mực đạo đức trong quan hệ xã hội. Xây dựng môi trường giáo dục tốt để học sinh được học tập và rèn luyện trở thành công dân có đức, có tài.
98
Nếu như giáo dục là quốc sách hàng đầu thì việc GDĐĐ học sinh chính là trang đầu của quốc sách ấy. Vai trò của giáo dục thật sự quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn vong của một dân tộc, là trụ cột của một quốc gia để tạo dựng giữ gìn và phát triển các giá trị xã hội, cần phải đổi mới hoàn toàn cách