8. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Những thành công cơ bản trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang hiện nay
2.2.1. Những thành công cơ bản trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang hiện nay học sinh phổ thông ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang hiện nay
Đạo đức của học sinh biểu hiện rất đa dạng qua nhận thức, thái độ và hành vi trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, việc giáo dục, đánh giá kết quả đạo đức và xếp loại đạo đức học sinh là một việc hết sức khó khăn phức tạp. Đặc biệt trong những năm gần đây, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong các nhà trường càng được chú trọng hơn, nhà trường chỉ đạo thực hiện chương trình, đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức.
Những chuẩn mực đạo đức mà học sinh được học ở trường THCS là sự tiếp nối phát triển những chuẩn mực đạo đức hành vi cụ thể đã học ở Tiểu học, nhưng có tính khái quát cao hơn, thực hiện những nội dung cơ bản về đạo đức đối với người công trong giai đoạn hiện tại. Ví như, chương trình dạy môn giáo dục công dân ở bậc THCS gồm 8 chủ đề sau:
+ Sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư + Sống tự trọng và tôn trọng người khác + Sống có kỷ luật
+ Sống nhân ái, vị tha + Sống hội nhập
59 + Sống có văn hóa
+ Sống chủ động, sáng tạo + Sống có mục đích
Nội dung chương trình giảng dạy môn GDCD trong trường THCS được phân phối thống nhất với cả 4 khối lớp 1 tiết/ tuần, 35 tiết/năm học. Chương trình học bao gồm có các phần: GDĐĐ, giáo dục pháp luật, thực hành ngoại khóa, ôn tập và kiểm tra. Nhìn chung, nội dung chương trình đã bám sát yêu cầu, GDĐĐ cho học sinh có gắn với thực tế và tương đối phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh THCS. Các bài học được xây dựng gắn lý thuyết với thực hành coi trọng giáo dục nhận thức và hành vi của học sinh qua bài tập tình huống, bài tập giải quyết vấn đề, nội dung giáo dục luật pháp, giáo dục kỹ năng sống đưa vào 1/3 nội dung chương trình học.
Điều đó được thể hiện thông qua kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh như trong năm 2011 – 2012
BẢNG 2.1: KẾT QUẢ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM BẬC THCS NĂM HỌC 2011 – 2012
Cả huyện Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
7487 5111 68.26 2016 26.93 348 4.65 12 0.16
[Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2011 – 2012 của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Yên Dũng]
Nhìn chung, các em đều xếp loại Tốt chiếm 68,26 %, 26,93 % học sinh xếp loại Khá và 4,65 % xếp loại Trung bình, 0,16% xếp loại Yếu, cho thấy đa số học sinh có biểu hiện tốt nhiều hơn số học sinh có biểu hiện xấu. Các em đều có tinh thần học tập hăng say, thực hiện tốt các quy định của nhà trường, của lớp, tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, kính trọng thầy cô giáo. Ngoài ra, có sự nhận thức cao về ý thức và nghĩa vụ của người học sinh trong nhà trường, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức vượt khó trong học tập, tự giác và biết đồng cảm thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện do nhà trường, Đoàn thanh niên phát động.
Hiện nay, thực hiện phong trào thi đua ở các nhà trường: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm huy động sức mạnh tổng hợp
60
của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện nhiệm vụ giáo dục tạo điều kiện môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.
Bắt đầu từ năm 2008 – 2009, Bộ Giáo dục và đào tạo đã phối hợp cùng các Ban, ngành và đoàn thể triển khai phong trào thi đua: “Thi đua dạy tốt, học tốt” trong giai đoạn hiện nay là giải pháp đột phá để nâng cao giáo dục
toàn diện, đặc biệt là GDĐĐ, giáo dục nhân cách học sinh. Bên cạnh đó, việc “dạy làm người” còn được thực hiện thường xuyên trong các hoạt động chính trị - xã hội tập thể, là việc các trường học trong toàn huyện thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với nhiều hoạt động đa dạng, bổ ích góp phần GDĐĐ ý thức học sinh. Ngoài ra còn có việc tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh với các hình thức như: thi tìm hiểu pháp luật, giáo dục an toàn giao thông, phòng chống ma túy AIDS/ HIV.
Kết quả công tác giáo dục đạo đức học sinh được thể hiện qua bảng số liệu đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh bậc THCS trong những năm gần đây.
Bảng 2.2: KẾT QUẢ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH THCS TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2012 ST T Năm học Tổng Số HS Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 01 2008-2009 10825 660 7 61.0 3420 31.6 771 7.1 33 0.3 02 2009-2010 10260 637 2 62.1 3103 30.2 732 7.1 53 0.5 03 2010-2011 7656 4967 64.9 2260 29.5 429 5.6 0 0 04 2011 – 2012 7.487 5111 68,2 2016 26,9 348 4,6 12 0,1
[Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm học từ năm 2008 đến năm 2012 của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Yên Dũng]
61
BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH THCS TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2012 0 10 20 30 40 50 60 70 TỐT KHÁ TB YẾU 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012
Nhận xét: Từ bảng số liệu và biểu đồ trên về kết quả đánh giá hạnh kiểm học sinh bậc THCS ta thấy, về ý thức đạo đức, nề nếp được đánh giá có 5.111/7.487 học sinh xếp loại hạnh kiểm Tốt, chiếm tỷ lệ 68,26%, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước; có 2.016 học sinh xếp loại Khá, chiếm tỷ lệ 26,93%; loại Trung bình có 348 học sinh, chiếm tỷ lệ 4,65%; loại Yếu chỉ còn 12 học sinh, chiếm tỷ lệ 0,16% [74, tr.19].
Phương pháp giáo dục
Trong những năm gần đây thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học ở huyện Yên Dũng đã có những chuyển biến tích cực và tác động đến một bộ phận các em học sinh: đối với những em có ý thực học tập thì dạy học đã tạo cho các em sự say mê, hứng thú khi được tự do khám phá kiến thức, được chủ động trong phân tích nhận xét và đánh giá vấn đề, được phát huy năng lực tự học, tự rèn luyện. Các em có điều kiện phát huy tính chủ động, sáng tạo, kỹ năng thực hành, cách làm việc nhóm giúp cho mỗi học sinh có cơ hội bộc lộ suy nghĩ, thái độ và hiểu biết của mình được tập thể uốn nắn, điều chỉnh. Từ đó, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể tương trợ, ý thức cộng đồng được nâng cao.
Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoại khóa
Các trường từ bậc Tiểu học, THCS, THPT ở huyện đã tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động giáo dục theo hình thức: giáo dục an toàn giao
62
thông, giáo dục phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, thi kể chuyện nêu gương người tốt và việc tốt… Ngoài ra, nhà trường liên tục thường xuyên tổ chức cho học sinh lao động hàng tuần thu dọn vệ sinh môi trường, tạo cảnh quang sư phạm. Thông qua buổi lao động giáo dục cho học sinh tinh thần kỷ luật, biết thương yêu và kính trọng người lao động.
Giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ chào cờ
Qua thực tế các giờ chào cờ thứ hai đầu tuần ở các nhà trường, ở huyện Yên Dũng cho thấy, nội dung chủ yếu đó là việc GDĐĐ, lối sống, đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, phòng chống bạo lực, chống tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung thiếu lành mạnh đã được các nhà trường thực hiện có hiệu quả thiết thực, một số bộ phận em học sinh đã có ý thức thay đổi rèn luyện bản thân. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính trong nhà trường về nhiệm vụ này, sinh hoạt dưới cờ là một hoạt động thuận lợi cho hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ GDĐĐ học sinh.Thông qua việc sinh hoạt dưới cờ là một hoạt động để hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ GDĐĐ học sinh. Đối với học sinh, tiết chào cờ đầu tuần góp phần quan trọng trong việc giúp các em rèn luyện nhân cách, từ những việc nhỏ như: ham học, ham làm, siêng năng, tiết kiệm đối với việc phát huy tinh thần yêu nước, yêu dân tộc…Việc xây dựng lồng ghép những bài học kỹ năng sống lịch sử, đạo đức ngay trong tiết chào cờ bằng các hình thức phong phú thu hút đông đảo học sinh tham gia, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi học sinh. Biểu đồ dưới đây cho ta thấy sự thay đổi theo hướng tích cực rõ rệt hạnh kiểm của các em học sinh trong những năm gần đây.
Bảng 2.3: KẾT QUẢ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH THPT TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2012 ST T Năm học Tổng Số HS Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 01 2008-2009 6236 332 0 53.2 2068 33.2 752 12.0 96 1.6 02 2009-2010 5266 311 9 59.2 1525 28.9 500 9.5 122 2.3 03 2010-2011 5293 3269 61.7 1407 26.5 529 10.0 88 1.7 04 2011 - 2012 5064 3310 65,4 1217 24 434 8,6 103 2
[Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm học từ 2008 đến 2012 của Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang].
63
BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH THPT TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2011 0 10 20 30 40 50 60 70 TỐT KHÁ TB YẾU 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ trên về việc xếp loại hạnh kiểm học sinh bậc THPT chứng minh, hạnh kiểm học sinh THPT có sự tiến bộ theo chiều hướng tích cực tăng dần theo các năm: tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt từ 53,2% (2008) lên 61,7% (2011) và đến năm 2012 tăng lên 65,4%; tỉ lệ trung bình giảm nhẹ từ 12% (2008) xuống 10% (2011) và còn 8,6% (2012). Qua đó cho thấy, tình hình giáo dục đạo đức vẫn đạt hiệu quả cao và chất lượng dạy và học ngày càng đi lên.
Việc GDĐĐ học sinh thông qua môn lịch sử nhằm GDĐĐ truyền thống yêu nước, truyền thống hiếu học. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc nước nhà Việt Nam”, giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, truyền thống đạo đức và lối sống cho học sinh hiện nay không chỉ dừng lại ở các chương điều trong sách vở mà quan trọng là phải giáo dục bằng chiều sâu lịch sử, những truyền thống đấu tranh cách mạng bằng những tấm gương yêu nước tiêu biểu: Nguyễn Viết Xuân, Lê Văn Tám, Võ Nguyên Giáp…
Trong những năm gần đây, chất lượng học tập và đạo đức học sinh huyện Yên Dũng ở các bậc học có sự chuyển biến tích cực, hầu hết không có học sinh vi phạm đạo đức, pháp luật nghiêm trọng; tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, học lực khá và giỏi ở các ngành học, bậc học cao; tỉ lệ học sinh
64
lên lớp thẳng cao, học sinh lưu ban, bỏ học không đáng kể. Các kết quả trên cho ta thấy truyền thống hiếu học của huyện Yên Dũng được tiếp tục kế thừa và phát huy. Do đó, đạo đức học sinh nhìn chung khá tốt được xây dựng trên nền tảng đạo đức dân tộc và phù hợp với xu hướng của thời đại thông qua giáo dục nhà trường.
* Nguyên nhân của những kết quả đạt được:
Về phía xã hội:
Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước xác định GDĐĐ hiện nay là một trong những mục tiêu của giáo dục phổ thông để tạo ra năng lực cá nhân và hình thành nhân cách con người. Do đó, ngành giáo dục đã chú trọng đầu tư giáo dục, Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định: “Đổi mới giáo dục đạt một số kết quả bước đầu. Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo đạt trên 20% tổng chi ngân sách; việc huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục, đào tạo, phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm. Quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển. Đến năm 2010, tất cả các tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng, năm 2010 đạt 40% tổng số lao động đang làm việc” [21, tr.258]. Tỉnh Bắc Giang đầu tư ngân sách cho giáo dục ngày càng tăng và được toàn xã hội coi trọng để tạo cơ sở vật chất tốt giúp cho học sinh có điều kiện học tập tốt hơn. Yên Dũng là huyện trung du miền núi được tỉnh đầu tư từ năm 2008 đến 2011 là 67,964 triệu đồng và số vốn huy động đầu tư được 56,395 triệu đồng [77, tr.9]. Công tác giáo dục, đào tạo tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và đạt được kết quả tích cực, công tác phổ cập giáo dục được nâng lên, hệ thống trường, lớp cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Năm học 2011 – 2012, chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục phát triển, công tác GDĐĐ, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được quan tâm. Cơ sở vật chất trường, lớp, khuôn viên sư phạm nhà trường tiếp tục được tăng cường, việc đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý ngày càng được quan tâm. Thực hiện chỉ đạo của Phòng giáo dục và đào tạo của huyện, các nhà trường tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục; thực hiện có hiệu quả
65
các cuộc vận động, phong trào thi đua, nhất là phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở các trường để các em học sinh
phát huy năng lực và phẩm chất của mình. Ngoài ra, huyện còn quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, coi trọng chất lượng giáo dục tư tưởng, đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Từ năm 2006 đến nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành 28 văn bản quy phạm pháp luật về công tác học sinh, sinh viên giáo dục thể chất và y tế trường học nhằm cụ thể hóa thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Theo đó, các em học sinh vào đầu năm học phải trải qua “Tuần sinh hoạt công dân, học sinh, sinh viên” được
tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, câu lạc bộ do nhà trường tổ chức để thông qua đó bồi dưỡng phát triển nhân cách. Kết quả rèn luyện của học sinh được các nhà trường đánh giá theo nội dung, thang điểm cụ thể vào cuối kỳ, trong công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật thì kết quả rèn luyện đạo đức luôn gắn liền với kết quả học tập.
Về phía nhà trường:
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong toàn huyện từ bậc
Tiểu học đến bậc THPT nhìn chung đa số có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, đa số có trình độ năng lực chuyên môn vững, có lòng yêu nghề, tích cực rèn luyện, phấn đấu. Việc GDĐĐ, kỹ năng sống được quan tâm, triển khai một cách cụ thể, hoạt động của tổ tư vấn kỹ năng sống trong các nhà trường tích cực đổi mới đã có tác dụng tốt trong việc GDĐĐ, lối sống cho giáo viên và học sinh. Nhà trường đã thực hiện triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn liền với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học
và sáng tạo”. Bên cạnh đó, giáo viên bộ môn đã nhận thức được vai trò, trách
nhiệm của mình không chỉ giúp học sinh nắm bắt tri thức khoa học mà còn