Nhóm giải pháp về phía gia đình

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 96)

8. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Nhóm giải pháp về phía gia đình

Vai trò giáo dục của gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc GDĐĐ học sinh là cội nguồn, là chiếc nôi ban đầu nuôi dưỡng và hình thành chuẩn mực đạo đức đầu tiên của con người Việt Nam. Do vậy, để các em trở thành con ngoan, trò giỏi thì bố mẹ cần phải là chỗ dựa vững chắc để các em không cảm thấy cô đơn, lẽ loi, hụt hẫng. Và gia đình không nên giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường, tấm gương đạo đức của cha mẹ, người thân trong gia đình cũng như tấm gương đạo đức của thầy cô giáo luôn có tác dụng giáo dục vô cùng to lớn, hiệu quả hơn ngàn vạn cuốn sách về đạo đức cho dù học sinh đã được học thuộc.

Trên thực tế, khi một gia đình gia giáo, sống có nền nếp thì con em họ rất ngoan hiền, chăm chỉ và học tập tốt, còn những gia đình mà cha mẹ sống thiếu trách nhiệm với con cái thì hệ quả hoàn toàn ngược lại. Do đó, ta nhận thấy chỉ có nhân cách giáo dục được nhân cách, đó là môi trường không cần nhiều lời nói nhưng tác động mạnh mẽ đến cá nhân. Điều đó có nghĩa là môi trường gia đình ảnh hưởng rất lớn, sâu sắc, trực tiếp đến tình cảm, hành vi, thói quen và việc hình thành nhân cách của trẻ. Tuy nhiên, trong việc GDĐĐ, nhân cách cho con cái trong gia đình, bố mẹ không chỉ dựa vào tình yêu thương, chiều chuộng, con cái đòi gì được nấy, thích thế nào được thế ấy, cung cấp đầy đủ các điều kiện vật chất để thỏa mãn nhu cầu của con cái. Nếu tình thương con quá “tràn trề” như vậy của cha mẹ thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến nhân cách con cái. Ngược lại, có gia đình có ông bố, bà mẹ xử sự với con

90

cái mình một cách hà khắc, không tôn trọng ý kiến của con, bố mẹ giáo dục theo kiểu áp đặt, mình nói gì, làm gì thì con phải nghe theo và làm theo cho dù lời nói và việc làm là sai trái. Cả hai khuynh hướng giáo dục như vậy đều không thể ảnh hưởng tốt đẹp đến sự hình thành nhân cách của trẻ trong gia đình. Do vậy, muốn giáo dục được con cái thì mỗi gia đình là tấm gương sáng cho con cái noi theo, trong đối nhân xử thế, cha mẹ phải luôn là tấm gương mẫu mực ngay cả trong lời ăn tiếng nói, đến thái độ, cử chỉ, hành vi, hành động cụ thể sẽ có tác dụng rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của các em.

Khi cha mẹ thấy con cái họ hư hỏng xuống cấp về đạo đức họ lại chê trách ngành giáo dục, đổ lỗi cho nhà trường, và các đoàn thể. Các bậc phụ huynh đã giao phó cho con cái cho nhà trường, cho thầy cô để dành thời gian lo toan cho cuộc sống cơm áo, chức quyền, tiền bạc nên không còn thời gian quan tâm đến con cái. Có nhiều gia đình, cha mẹ thường xuyên cãi vã, ly thân

“đường ai nấy đi” con cái giao cho ông bà hoặc “mặc xác nó đi”. Đây là vấn

đề mà đến lúc họ phải tĩnh tâm lại xem xét lại vấn đề giáo dục con cái. Cấu trúc gia đình, nơi chứa đựng và nuôi dưỡng tình yêu thương nhiều nhất, làm điểm tựa nhân cách và tài năng của một con người, phải được xác lập lại ngay trong tư duy của mỗi gia đình và toàn xã hội. Nếu cha mẹ cứ nghĩa chạy theo đồng tiền để mang lại cho con cái họ cuộc sống vật chất đầy đủ thì họ sẽ có những đứa con “tật nguyền” về tinh thần. Từ đó, ta thấy những học sinh mà thiếu sự giáo dục căn bản từ gia đình, thì môi trường giáo dục học đường không thể lấp đầy được khoảng trống thui chột của nhân cách. Nhiều nhà nghiên cứu nhận định, ở những gia đình mà cha mẹ luôn quan tâm, dành thời gian giáo dục con cái tốt thì con cái của họ phát triển lành mạnh. Thực tế, số lượng thanh thiếu nên hư hỏng ngày càng cao, chứng tỏ nền tảng giáo dục gia đình đang bị phá vỡ.

Gia đình muốn giáo dục con em cần chủ động phối hợp với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm để nắm vững mục tiêu, nội dung giáo dục và học tập con em mình. Trước hết, tham gia cùng với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các buổi tham quan, hoạt động ngoại khóa… Thứ

91

hai, tham gia đầy đủ các buổi trao đổi về học tập, rèn luyện con em mình theo yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm lớp hoặc theo yêu cầu của nhà trường. Mặt khác, gia đình cần có sự thống nhất với nhà trường về mục tiêu, phương pháp giáo dục, thường xuyên dành thời gian cho việc chăm sóc, bảo ban, kiểm tra con em mình về mọi mặt để nắm bắt những biến đổi của con em mình, kịp thời uốn nắn nhắc nhở khi cần thiết.

Tóm lại, việc GDĐĐ không thể phủ nhận vai trò của gia đình là nền tảng quan trọng để uốn nắn, chỉnh sửa những điều sai trái cho con em mình. Và muốn làm được điều đó, bản thân bố mẹ cần trở thành tấm gương tốt cho con em mình; răn dạy con em mình chấp hành nội quy của nhà trường, các chủ trương của Đảng và Nhà nước; tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh học sinh; thường xuyên phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm – nhà trường để kịp thời nắm bắt các thông tin, quản lý việc học tập, rèn luyện đạo đức của con em mình.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)