8. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Giáo dục nhà trường với việc hình thành nhân cách đạo đức học sinh
đức xã hội, gia đình có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp đến con em mình. Gia đình còn có sự định hướng, điều chỉnh và phát triển cho con em mình noi theo đúng các chuẩn mực giá trị xã hội, góp phần định hướng đúng nhân cách cho con em mình. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc là cơ sở để xây dựng xã hội tốt đẹp. Như Bác Hồ đã từng nói: “Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt” [50, tr.523].
1.3.3. Giáo dục nhà trường với việc hình thành nhân cách đạo đức học sinh sinh
Trong các nhà trường ở nước ta hiện nay, luôn luôn coi trọng và quán triệt sâu sắc toàn diện việc giáo dục con người làm gốc, giáo dục đạo đức làm ưu tiên, coi sự nghiệp trồng người là nhiệm vụ cơ bản của giáo dục. Việc GDĐĐ cho học sinh nhằm giúp các em có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình và cộng đồng, môi trường tự nhiên. Từ việc thực hiện chuẩn mực đạo đức nhằm hình thành và phát triển nhân cách các em học sinh trọn vẹn, là nền tảng cơ bản để hình thành ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức và thói quen đạo đức, nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa.
Dựa trên cơ sở quan niệm của Hồ Chí Minh, việc GDĐĐ cho học sinh trong nhà trường rất đa dạng, bao gồm từ việc nhỏ đến việc lớn, từ quan hệ thầy trò, bạn bè trong nhà trường cho đến giáo dục thái độ, trách nhiệm của các em đối với gia đình, xã hội và Tổ quốc. Người yêu cầu, mỗi một giáo viên luôn luôn chú trọng đến việc GDĐĐ cho học sinh những phẩm chất đạo đức cơ bản như: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, giữ vệ sinh… Trong các nội dung đó, Người nhấn mạnh phẩm chất cao nhất “trung
39
với nước, hiếu với dân”. Tuy nhiên, để giúp cho học sinh dễ hiểu thì Người không dùng cụm từ khó hiểu đó mà thay bằng yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Ngoài ra, nhà trường còn giáo dục cho các em về lòng nhân ái, bao dung, về chuẩn mực đạo đức trong quan hệ xã hội. Mục đích của việc giáo dục đó nhằm giúp các em học sinh hình thành chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam, tạo ra con người mới xã hội chủ nghĩa vừa có đức, vừa có tài để phục vụ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Thực tế cho thấy, từ ngàn đời nay học sinh Việt Nam luôn luôn có truyền thống yêu nước, tinh thần hiếu học, cần cù, chịu thương, chịu khó… nên rất nhiều thế hệ học sinh đã luôn không ngừng nỗ lực có gắng rèn đức, luyện tài để trở thành trụ cột của nước nhà chủ nhân tương lai của đất nước.