Nhóm giải pháp về phía nhà trường

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 90)

8. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Nhóm giải pháp về phía nhà trường

* Đối với cán bộ quản lý:

Nắm rõ và có hiểu biết đúng đắn về mục tiêu giáo dục của Đảng, về đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định, chỉ thị của Bộ Giáo dục, của Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác GDĐĐ cho học sinh nói riêng. Các nhà trường ở huyện Yên Dũng đóng vai trò định hướng, uốn nắn những hành vi của học sinh theo chuẩn mực giá trị chung của xã hội. Do đó, muốn nâng cao chất lượng GDĐĐ học sinh trước hết nhà trường cần có nhận thức đầy đủ và đồng bộ trong công tác GDĐĐ, lối sống cho học sinh, phải có sự kết hợp giữa “dạy chữ và dạy người”. Công tác GDĐĐ, lối sống cho học sinh trong nhà trường tránh tình trạng giáo dục những vấn đề quá lớn, cao xa, giáo dục mang tính “hàn lâm” mà thay vào đó là giáo dục những giá trị đạo đức gần gũi với cuộc sống, giáo dục tính trung thực, lòng nhân ái, lòng tự trọng, sống có đạo lý, tình người, thông qua những câu chuyện, những hành động và việc làm cụ thể trong cuộc sống.

Hiệu trưởng phải là người trực tiếp “lên kế hoạch – tổ chức chỉ đạo thực hiện – giám sát kiểm tra – xử lý kết quả” công tác giáo dục nói chung và

GDĐĐ học sinh nói riêng. Tổ chức tốt các phong trào thi đua như: “Học tập

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn kết với cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục”; cuộc

vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng

tạo”; phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”…

Ngoài ra, Ban giám hiệu nhà trường tổ chức các cuộc họp phụ huynh học sinh theo định kì để tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về vai trò, vị trí của

84

gia đình đối với công tác GDĐĐ học sinh; trách nhiệm của gia đình trong việc phối hợp chặt chẽ với nhà trường với xã hội để làm tốt công tác GDĐĐ học sinh.

* Đối với giáo viên chủ nhiệm:

Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp thay mặt nhà trường giáo dục học sinh, là người đóng vai trò trực tiếp trong quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh thực hiện sự phối hợp, liên kết bền chặt với giáo viên bộ môn, các tổ chức trong nhà trường, giữa “gia đình, nhà trường, xã hội”. Muốn làm tốt vai trò và vị trí của mình thì bản thân người giáo viên chủ nhiệm phải là người có tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm cao, có phương pháp chủ nhiệm tốt với một kế hoạch toàn diện, hợp lý. Giáo viên chủ nhiệm phải nắm được địa chỉ, hoàn cảnh, số điện thoại của gia đình học sinh, ghi rõ nội dung cần trao đổi vào sổ theo dõi qua điện thoại khi cần trao đổi về tình hình đạo đức học sinh. Cần phải có sự nghiêm khắc của người thầy, có tấm lòng yêu thương; biết cảm thông chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, dành nhiều thời gian để tâm sự và cho các em những lời khuyên bảo chân tình; tạo được niềm tin, động lực cho học sinh phấn đấu hoàn thiện. Hình ảnh người thầy ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh, chính vì vậy là giáo viên chủ nhiệm không những cần năng lực chuyên môn, mà còn đòi hỏi phải thật sự là tấm gương sáng về tác phong, tư cách đạo đức chuẩn mực từ trang phục, lời nói, cách ứng xử… Như vậy mới đem lại hiệu quả GDĐĐ cao cho học sinh.

* Đối với giáo viên bộ môn:

Theo chỉ thị của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc GDĐĐ học sinh thông qua các bài giảng, các buổi thăm quan, thực tế các buổi giao lưu, tiếp xúc với học sinh. Mỗi một giáo viên bộ môn tự phấn đấu dạy tốt môn học của mình, trong từng tiết học; chú ý đến từng học sinh, để tận tình giúp đỡ các em tiếp thu tốt nhất, tích cực nâng cao chất lượng giờ dạy, chú trọng lồng ghép GDĐĐ học sinh trong môn học, giờ học. Trong đó, cần trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về phẩm chất, đạo đức, quyền và nghĩa vụ của công dân giúp các em có thái độ và thực hiện hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

85

Về quá trình đánh giá học sinh: cần đánh giá đúng khả năng học tập, rèn luyện của học sinh; đừng vì “Bệnh thành tích thi đua, tỷ lệ yếu kém”…

mà làm qua loa, bình quân trong đánh giá xếp loại học sinh. Với những học sinh cá biệt nghịch ngợm cần quan tâm, thường xuyên theo dõi và liên lạc chặt chẽ với phụ huynh học sinh để có biện pháp giáo dục kịp thời. Ngoài ra, có biện pháp cứng rắn, kiên quyết để giáo dục các em; đồng thời phải gần gũi, trò chuyện với các em để giúp các em tránh những suy nghĩ lệch lạc về bản thân, tạo niềm tin, chỗ dựa tinh thần cho các em phấn đấu sửa chữa, vươn lên thành người tốt. Hiện nay, cần đánh giá hạnh kiểm của học sinh theo tinh thần nội dung chủ yếu sau:

1. Rèn luyện phẩm chất đạo đức bao gồm: phẩm chất trung thực, lễ độ, giản dị, khiêm tốn, khoan dung, nhân ái… hoặc cách ứng xử, giao tiếp với mọi người.

2. Ý thức phấn đấu rèn luyện trong học tập: mức độ chuyên cần, ý thức chủ động sáng tạo, tích cực vượt khó trong học tập.

3. Ý thức tôn trọng nội quy kỷ luật của nhà trường, pháp luật nhà nước: tôn trọng luật lệ giao thông; ứng xử có văn hóa nơi công cộng; tôn trọng giữ gìn tài sản của lớp, trường, nơi công cộng… 4. Ý thức rèn luyện thân thể, bảo vệ môi trường: đó là việc rèn luyện

thân thể, giữ gìn vệ sinh môi trường.

5. Ý thức tham gia hoạt động tập thể, xây dựng tập thể: học sinh tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn, đội, của trường lớp; tinh thần đoàn kết đấu tranh xây dựng tập thể lớp, tinh thần hợp tác giúp đỡ bạn bè.

Đối với quá trình xử lý học sinh: cần thực hiện đúng tiến trình quy định và đảm bảo nguyên tắc sau: Thứ nhất, phải tiến hành “kịp thời, chính xác, công bằng, đúng trình tự quy định”, “lấy giáo dục làm chính”, tránh xu

hướng chỉ xử lý phát hiện những sai trái và kỷ luật mà không dành thời gian để định hướng, uốn nắn, giúp học sinh tự giác thực hiện; đồng thời giữ nghiêm kỷ luật, bồi dưỡng những nhân tố tích cực để khắc phục thiếu sót của nhân tố tiêu cực. Thứ hai, cần tạo dư luận đúng đắn trong trường và ngoài xã

86

hội, để “ủng hộ cái tốt, phê phán cái xấu”. Thứ ba, có lúc cần phải kiên quyết xử lý kỷ luật, bằng những hình thức thích hợp: đình chỉ học tập hoặc cao hơn… điều cần thiết để đảm bảo tính kỷ cương của nhà trường, pháp luật xã hội đối với những học sinh vi phạm. Sau khi xử lý, cần có kế hoạch theo dõi, phối hợp với phụ huynh, chính quyền địa phương tạo cho học sinh phấn đấu sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ. Vì vậy, việc khen thưởng và kỷ luật được thực hiện đúng đắn sẽ góp phần tích cực củng cố, phát triển phong trào thi đua: “Dạy tốt – Học tốt” và thực hiện có hiệu quả cuộc vận động hai không: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” ở mỗi nhà trường.

Đối với bậc Tiểu học thì tấm gương người thầy đối với đạo đức học sinh đóng vai trò quan trọng, vì có những điều cha mẹ dạy bảo, thuyết phục mà trẻ nhỏ không chịu nghe theo, không chấp nhận nhưng nếu vẫn điều đó được thầy cô giáo yêu cầu thì các em lại phục tùng một cách tuyệt đối. Có thể nói rằng, hình ảnh của thầy cô giáo ở bậc Tiểu học là hình ảnh khó phai mờ trong tâm trí học sinh, điều này yêu cầu chuẩn mực của mỗi giáo viên bậc Tiểu học. Do đó, mỗi nhà trường cần phải quán triệt đến tận thầy cô giáo để mỗi thầy cô thật sự là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo, thực tế cho thấy chúng ta lên án mạnh mẽ những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo như bạo hành học sinh, xúc phạm nghiêm trọng đến phẩm chất, danh dự… Vì vậy, để làm tốt chức năng cao quý của người thầy, cần nhanh chóng tẩy rửa hoen ố do một bộ phận giáo viên thoái hóa biến chất gây ra trong tâm tưởng học sinh và xã hội thì bản thân mỗi giáo viên cần phải:

+ Tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng và GDĐĐ người thầy cho đội ngũ các nhà giáo. Công việc này phải làm thường xuyên, liên tục ở từng nhà trường, cần phải tìm nhiều cách thể hiện nội dung, hình thức tổ chức học tập khác nhau để giáo viên thường xuyên được củng cố nhận thức chính trị, chống quyết liệt và triệt để phai nhạt lý tưởng đội ngũ giáo viên.

+ Củng cố vị thế và bảo đảm đời sống cho giáo viên nhất là giáo viên phổ thông: cần phải xây dựng và công bố rộng rãi tiêu chuẩn đạo đức cao quý

87

của người thầy, làm nổi bật vai trò của người thầy trong sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, Nhà nước phải làm cho giáo viên sống đầy đủ, bậc trung bình trong xã hội; phải làm sao giáo viên không muốn, không thể, không dám nhận tiền của học sinh và phụ huynh dưới mọi hình thức… Để từ đó người giáo viên có thể chuyên tâm công tác GD HS, như vậy mới đem lại hiệu quả cao. GDĐĐ, lối sống học sinh thông qua các môn học, đặc biệt là môn giáo dục công dân có vai trò và vị trí quan trọng, thông qua các bài học trong chương trình môn GDCD, đặc biệt nội dung các bài gắn liền với đạo đức nhằm giúp điều chỉnh hành vi của con người cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Mặt khác, cải tiến chương trình giảng dạy đạo đức trong trường phổ thông là sự thể hiện nét đẹp trong cách ứng xử giữa người với người trong gia đình, trường học và trong cuộc sống, giáo dục lòng tự hào dân tộc với các truyền thống hiếu học, nhân ái, bao dung…Việc GDĐĐ cần nhiều hơn về phương pháp giảng dạy làm sao cho các có tâm hồn, biết yêu biết ghét, biết đúng biết sai, biết xấu hổ và tự trọng… Đồng thời, thông qua môn học, các em biết được phạm trù cơ bản của đạo đức như: Nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm và danh dự, Hạnh phúc và các truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc như lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta…Từ đó, giúp cho học sinh có thể tự bồi dưỡng những tình cảm đạo đức trong sáng, có động cơ tốt đẹp và biết tự điều chỉnh nhân cách của mình.

Mặt khác, bản thân mỗi giáo viên cần tìm cho mình phương pháp dạy học và giáo dục tốt nhất, phù hợp với tâm sinh lý của người học. Bởi vì, học sinh vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của giáo dục, sẽ sai lầm nếu giáo viên coi học sinh là đối tượng chịu sự tác động một cách thụ động: thầy giáo tùy ý mà tiến hành “giáo huấn” áp đặt, nhồi nhét, gò bó. Mặc dù động cơ của giáo viên là tốt đẹp song do phương pháp giáo dục chưa phù hợp với đối tượng nên không những mang lại ít hiệu quả mà còn phản tác dụng giáo dục. Do đó, hiện nay chúng ta cần thay đổi cách suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề cho đúng với đối tượng và vị trí của họ với tư cách là chủ thể của giáo dục nói chung và GDĐĐ nói riêng.

88

Thực tế, nhiều người dạy và người học chưa nhận thấy được vai trò và vị trí của môn học này đối với việc hình thành đạo đức học sinh. Do đó, đòi hỏi các cấp, các ngành phải có thái độ và cách tiếp cận, nhận thức lại vị trí và vai trò của môn học theo đúng nghĩa của nó, để từ đó có những định hướng trong việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy môn học trong nhà trường theo hướng rèn luyện, GDĐĐ, lối sống cho học sinh. Kết hợp hài hòa giữa việc trang bị kiến thức với bồi dưỡng tình cảm và luyện tập kỹ năng, hành vi cho học sinh.

* Đối với tổ chức Đoàn thanh niên:

Bên cạnh đó GDĐĐ trong giờ học, các nhà trường tăng cường thường xuyên tổ chức thực hành đạo đức. Bởi lẽ, thực hành đạo đức là hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo cơ hội cho học sinh chuyển hóa bước đầu những tri thức và niềm tin về các chuẩn mực đạo đức đã học thành hành vi và thói quen. Ngoài việc thực hành đạo đức do thầy cô giáo hướng dẫn trong lớp như: sinh hoạt đầu tuần, hoạt động ngoại khóa, hoạt động văn thể mỹ, công tác Đoàn Đội, công tác xã hội, tổ chức các báo cáo chuyên đề về giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính, tư vấn tâm lý. Nhà trường tổ chức các hoạt động tập thể rộng lớn để học sinh thực hành đạo đức, thông qua các hoạt động truyền thống và các phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” có tác dụng rất lớn đối với học sinh trong việc GDĐĐ, lối sống. Với các ngày lễ lớn như 27/7, ngày 22/12, các tổ chức đoàn thể cần tổ chức các hoạt động tình nghĩa, thông qua các hoạt động đó các em sẽ thấy được những việc mà mọi người đã làm, đang làm và tiếp tục sẽ làm để tôn vinh và ghi nhận những đóng góp xương máu của các thế hệ cha anh, từ đó sẽ tác động đến nhận thức của các em và các em có ý thức hơn, có những việc làm thiết thực hơn, có trách nhiệm hơn với mọi người xung quanh.

Ngoài ra, các đơn vị trường học từ bậc Tiểu học đến bậc THPT trong toàn huyện cần tăng cường công tác quản lý học sinh, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm đạo đức. Trong công tác giáo dục đạo đức thì chúng ta cần ý thức được rằng các em học sinh bậc THPT đang ở lứa tuổi chập chững giữa người lớn và trẻ con nên tâm sinh lý chưa ổn

89

định. Vì vậy, cần phải lấy công tác phòng ngừa là chính bằng cách uốn nắn, chỉ bảo cho các em những điều hay lẽ phải, những việc nên làm và những việc nên tránh, để các em cảm nhận mình đang sống trong môi trường giáo dục tốt đẹp, từ đó các em có niềm tin vào chính bản thân mình, vào mọi người xung quanh.

Hơn nữa, trường học cần đẩy mạnh phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, để các em có một niềm tin là ở đó mọi người

thân thiện, gần gũi, biết chia sẽ lẫn nhau, từ đó góp phần giúp các em học sinh phát triển nhân cách của mình một cách toàn diện.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)