Nguyên lý, mục tiêu, hình thức và nội dung giáo dục đạo đức học sinh phổ

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 48)

8. Kết cấu của luận văn

1.4. Nguyên lý, mục tiêu, hình thức và nội dung giáo dục đạo đức học sinh phổ

học sinh phổ thông hiện nay

* Nguyên lý GDĐĐ:

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin khẳng định: học phải lấy người học làm trung tâm; dạy học phải phát huy tối đa tính độc lập sáng tạo và tích cực của người học; giáo dục phải kết hợp với tự giáo dục; đa dạng hóa các hình thức trong giáo dục; học tập thường xuyên và học tập suốt đời. Trong đó, phương pháp giáo dục phải tổng hợp được cả phương pháp dạy và học. Dạy học phải đảm bảo từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp; kết hợp giữa học tập với vui chơi. Và theo đó, phương pháp dạy học trong nền giáo dục XHCN phải linh động cho từng đối tượng của người học dựa theo lứa tuổi, cấp học bậc học của từng học sinh.

42

Để đạt được yêu cầu của nền giáo dục này thì cần phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn cả hình thức truyền thống lẫn hình thức hiện đại. Theo đó, việc dạy và học diễn ra ở mọi lúc mọi nơi: học ở trường, học ở trong sách vở, học tập lẫn nhau, học ở nhân dân, lao động… Dựa trên tinh thần đó, nội dung giáo dục phải được bổ sung và hoàn thiện. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã đưa ra nội dung của giáo dục toàn diện bao gồm: đức dục, trí dục, thể dục và mỹ

dục. Đặc biệt, các ông quan tâm đến giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đạo đức

cách mạng và giáo dục lý luận chính trị cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Hồ Chí Minh đã vận dụng và sáng tạo quan điểm giáo dục của chủ nghĩa Mác – Lê nin vào cách mạng Việt Nam, và đặc biệt quan tâm đến việc GDĐĐ thanh niên.

* Mục tiêu giáo dục đạo đức:

Quan điểm của Đảng ta về mục tiêu giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới:

Nhận thấy được tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo đối với việc phát triển đất nước ta, Đảng cộng sản Việt Nam tiếp thu không ngừng, vận dụng, phát triển quan điểm chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và phát triển sự nghiệp giáo dục nước nhà, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI (tháng 12 – 1986), Đảng ta đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó mục tiêu của giáo dục và đào tạo đã được Đảng ta xác định: “Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách XHCN của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật, đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội” [16, tr. 80].

Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) Đảng ta tiếp tục xác định: “Mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tinh thần yêu nước, yêu CNXH. Nhà

43

trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện, có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế nhiều thành phần” [17, tr. 74].

Đảng ta khẳng định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [16, tr.107] tạo cơ sở cho nước ta phát triển bền vững, nhằm đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta chủ trương phát triển nền giáo dục khoa học đại chúng, hướng đến xây dựng một xã hội học tập thực thụ: “tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời”. [20, tr.206 – 207].

Thông qua quan điểm của Đảng ta thấy mục tiêu của GDĐĐ là giúp cho mỗi cá nhân nhận thức đúng các giá trị đạo đức, biết hành động theo lẽ phải, công bằng và nhân đạo, biết sống vì mọi người, vì gia đình, vì sự tiến bộ của xã hội và phồn vinh của đất nước. Điều đó được thể hiện trên nhiều mặt:

+ Về nhận thức: Cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về các

phẩm chất đạo đức và chuẩn mực đạo đức. Giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về bản chất, nội dung các chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam trong thời kì mới phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Trên cơ sở đó giúp các em hình thành niềm tin đạo đức.

+ Về thái độ, tình cảm: Giúp học sinh có thái độ đúng đắn với các quy phạm đạo đức, có tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ cha anh đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Khơi dậy ở học sinh những rung động, những cảm xúc đối với những hiện thực xung quanh, làm cho chúng biết yêu, biết ghét và có thái độ rõ ràng đối với các hiện tượng đạo đức, phi đạo đức trong xã hội, có thái độ đúng đắn về hành vi đạo đức của bản thân.

+ Về hành vi: Có hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, có quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng, tích cực làm điều thiện, tránh điều ác làm tổn thương đến vật chất và tinh thần của cá nhân và xã hội.

44

Từ sự phân tích trên có thể nhận thấy tầm quan trọng, vai trò và vị trí của giáo dục và đào tạo đối với quá trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nó là cơ sở để Đảng ta vạch ra đường lối chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

* Hình thức giáo dục đạo đức:

Trong quá trình giáo dục thì GDĐĐ là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể, được thể hiện thông qua những hình thức sau:

- Thông qua việc dạy học các môn khoa học cơ bản làm cho người được giáo dục tự giác chiếm lĩnh một cách có hệ thống những khái niệm đạo đức. Đặc biệt là các môn khoa học xã hội và nhân văn như: Văn học, Lịch sử, Giáo dục công dân… có tiềm năng to lớn trong việc GDĐĐ cho người học. Những kiến thức các bộ môn khoa học này có liên quan đến việc nhận thức những chuẩn mực giá trị đạo đức và liên quan đến thái độ và cách ứng xử, hành vi đạo đức trong xã hội.

Trong hệ thống các môn học phổ thông, môn giáo dục công dân là môn trực tiếp GDĐĐ ở trong nhà trường, có vị trí hàng đầu trong việc định hướng phát triển nhân cách học sinh. Vị trí của môn học giáo dục công dân ở trường phổ thông được xác định trong chỉ thị số 30/1998 của Bộ Giáo dục – đào tạo ngày 20 tháng 5 năm 1998: “Môn giáo dục công dân ở trường học phổ thông có vị trí hàng đầu trong việc định hướng phát triển nhân cách học sinh thông qua việc cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản về giá trị đạo đức – nhân văn, đường lối chính sách lớn của Đảng, Nhà nước và pháp luật, kế thừa các truyền thống đạo đức, bản sắc dân tộc Việt Nam, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại và thời đại”. Thực chất, quá trình dạy học nói chung và dạy học môn giáo dục công dân nói riêng là sự kết hợp giữa “dạy chữ” và “dạy nhân cách” để hình

45

thành đạo đức ở mỗi người. Do đó, môn giáo dục công dân có vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ dừng lại việc cung cấp kiến thức mà còn hướng dẫn cho học sinh hình thành niềm tin và tình cảm tốt đẹp. Thông qua các bài học trong chương trình môn giáo dục công dân, từ đó giúp học sinh tự điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội. Ngoài ra, các em còn biết được những phạm trù cơ bản của đạo đức như: Nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm và danh dự, hạnh phúc và các truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc như lòng yêu quê hương, đất nước… Từ đó, giúp cho học sinh có thể tự bồi dưỡng cho mình những tình cảm đạo đức trong sáng, có động cơ tốt đẹp và biết tự điều chỉnh nhân cách của mình.

- GDĐĐ cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như các hoạt động đoàn thể và hoạt động xã hội. Dựa vào đặc điểm tâm lý của học sinh là rất thích hoạt động, năng động và hứng thú với các hoạt động phong trào. Vì vậy, cần phải tổ chức các hoạt động theo từng chủ đề, mang nội dung giáo dục và phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh để lôi cuốn họ tham gia, thông qua đó GDĐĐ cho học sinh. Các hoạt động này được tổ chức bởi các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, bao gồm: Chính quyền, Đoàn thể, các câu lạc bộ… Mỗi tổ chức đều có vai trò quan trọng trong việc GDĐĐ cho học sinh.

- GDĐĐ cho học sinh thông qua con đường tự rèn luyện, tự tu dưỡng, tự giáo dục của bản thân mỗi học sinh. Mỗi học sinh từ chỗ là đối tượng của quá trình GDĐĐ trở thành chủ thể của quá trình GDĐĐ. Đặc biệt, đối với học sinh bậc THPT, ở các em đã có những hiểu biết nhất định về những kiến thức tự nhiên, xã hội, về mối quan hệ giữa con người với con người thì giáo dục cần khơi dậy và kích thích họ tự giác, tự giáo dục bản thân là chính.

- Ngoài ra, muốn GDĐĐ đạt hiệu quả cao thì không thể không nói đến sự giáo dục thông qua gương mẫu của người thầy trên bục giảng, trong những buổi sinh hoạt mang tính tập thể của nhà trường hoặc trong đời sống hàng ngày và những ứng xử trong các tình huống sư phạm có ý nghĩa GDĐĐ cho

46

học sinh thiết thực nhất. Chính vì vậy, mỗi thầy cô giáo phải thực sự là một tấm gương sáng về đạo đức cho học sinh noi theo.

Các hình thức giáo dục trên, muốn đạt hiệu quả cao thì phải có sự kết hợp hài hòa. Trong đó, giáo dục cho học sinh bằng hình thức tự giáo dục là hình thức cơ bản để hình thành chuẩn mực đạo đức học sinh. Thông qua đó, giúp cho học sinh thấy trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, với gia đình và xã hội mà trước tiên là trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm trong học tập, lao động…

* Nội dung giáo dục đạo đức:

Thứ nhất, giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc: yêu nước, hiếu

học và tinh thần tự hào văn hóa dân tộc Việt Nam.

Nói đến những giá trị truyền thống, tức là nói đến những giá trị tinh thần tốt đẹp có tác dụng củng cố, phát triển các mối quan hệ xã hội, tạo ra cho con người vượt qua khó khăn trong cuộc sống để phát triển và hoàn thiện nhân cách. Trong nội dung về truyền thống dân tộc được thể hiện rõ nét nhất thông qua môn lịch sử. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Điều đó có ý nghĩa là muốn giữ gìn và phát huy được những truyền thống hào hùng đó trước hết cần phải nắm và hiểu rõ lịch sử của dân tộc mình thì môn lịch sử đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này. Giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, truyền thống đạo đức và lối sống cho học sinh hiện nay không chỉ dừng lại ở các chương, điều trong sách vở mà quan trọng là phải giáo dục bằng chiều sâu lịch sử, những truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng và dân tộc bằng những tấm gương yêu nước tiêu biểu, những anh hùng liệt sĩ hi sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

Do vậy, khi nói đến truyền thống là nói đến những giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp, có ý nghĩa tích cực. Điều đó có ý nghĩa là việc giáo dục truyền thống dân tộc góp phần việc hình thành nhân cách học sinh Việt Nam. Truyền thống đó chính là: yêu nước, nhân nghĩa, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo, tự trọng,

47

lạc quan, cần cù, chịu khó, sáng tạo, dũng cảm… Qua đó, giáo dục cho học sinh để từ đó mỗi học sinh phải tự giác thực hiện và bảo vệ những giá trị tốt đẹp, không được lãng quên và quay lưng với lịch sử, với những người đi trước.

Hiếu học là một trong những giá trị văn hóa truyền thống đáng quý của dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam có đặc điểm rất hiếu học, tinh thần đó là cơ sở bền vững từ trong mỗi gia đình người Việt. Trong lịch sử dân tộc ta, nhiều gia đình mặc dù có hoàn cảnh rất khó khăn, thậm chí nghèo đói, nhưng vẫn tạo nên được truyền thống gia đình khoa bảng nhiều đời, được sử sách lưu danh cho đến ngày nay. Đó là những tấm gương học sáng ngời hiếu học như: Mai Thúc Loan là một chú bé nghèo khổ làm thuê cho chủ lò đúc nghe trộm, học lỏm đã trở thành một trong những ông vua nổi tiếng đất Việt; Nguyễn Hiền mồ côi cha mẹ sống trong túp lều nơi cửa chùa, không có tiền, phải bắt đom đóm làm đèn để học trở thành trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử Việt Nam (13 tuổi). Mạc Đĩnh Chi sớm mồ côi cha, nhà nghèo, không có tiền, phải đốt lá rừng để học trở thành một trạng nguyên giỏi. Hay như Lê Quý Đôn học hành đỗ đạt đứng đầu nhiều khoa, tư chất thông minh hơn người mà vẫn giữ tính nết thuần hậu, chăm học không biết mỏi, tuy đỗ đạt vinh hiển mà tay vẫn không rời quyển sách. Qua những tấm gương đó, họ có điểm chung là hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nhưng bằng tinh thần hiếu học, vượt khó, họ đã trở thành tấm gương sáng trên bầu trời đất Việt.

Thông qua đó, việc GDĐĐ học sinh tinh thần hiếu học là tiếp nối truyền thống dân tộc. Vấn đề học thức gắn với đạo đức, gắn chữ tài với chữ tâm luôn luôn được quan tâm và coi trọng. Điều này cho thấy, dân tộc ta không chỉ coi trọng việc học mà còn gắn bó với đạo đức trở thành một tiêu chuẩn, một lẽ sống trong nhà trường để giáo dục nhân cách học sinh.

Thứ hai, giáo dục đạo đức trong học tập cho học sinh phổ thông

Đối với bản thân học sinh, học tập không chỉ là nghĩa vụ đạo đức, nhu cầu tự thân của mỗi người, mà còn là sự đòi hỏi của xã hội đối với mỗi người.

48

Thông qua việc học tập, con người mới phát triển tri thức, mới có tư duy khoa học để hoạt động, đồng thời là cơ sở để rèn luyện, bồi dưỡng, củng cố, phát triển phẩm chất đạo đức cao đẹp của con người, hướng con người tới chân lý, tới cái thiện. Chính vì vậy, nhà trường cần chú trọng giáo dục cho học sinh động cơ học tập đúng đắn.

Trước hết, đó là cần phải giáo dục cho học sinh tính trung thực, thật thà. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần rèn luyện cho bản

thân tính trung thực trong học tập, không được “ăn cắp” kiến thức của người khác. Hiện nay, việc học sinh gian lận, quay cóp trong kiểm tra, thi cử đang là hiện tượng diễn ra khá phổ biến trong nhà trường, đặc biệt là ở bậc THCS và THPT.

Thứ hai, việc nhà trường cần GDĐĐ trong học tập cho học sinh đức tính khiêm tốn, tinh thần tập thể, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Nếu như học sinh rèn luyện được đức tính khiêm tốn này sẽ giúp cho các em gần gũi với mọi người, có lối sống giản dị, đồng thời trở thành con người có đạo đức, biết sửa chữa khuyết điểm, sai lầm, có cách nhìn đúng đắn và công bằng,

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)