Những hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông ở

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 74)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Những hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông ở

phổ thông ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang hiện nay và những vấn đề đặt ra

* Một số hạn chế biểu hiện trong kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh:

Cùng với sự phát triển của xã hội ngày nay, mặt trái của nền kinh tế thị trường, tác động không nhỏ đến một số bộ phận học sinh. Bên cạnh những thuận lợi như cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời rút ngắn khoảng cách giữa mọi người thì internet là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đạo đức học sinh. Đó là sự xuống cấp đạo đức ở học sinh diễn ra chủ yếu với bộ phận học sinh cuối bậc THCS và một bộ phận học sinh bậc THPT. Bên cạnh những học sinh có ý thức học tập và rèn luyện tốt còn có những học sinh chưa có ý thức học tập và tu dưỡng đạo đức biểu hiện qua những hành vi tiêu cực như: các em có biểu hiện chán nản, không thích học, thường xuyên mất trật tự trong lớp, nói tục chửi bậy, vô lễ với thầy cô, uống rượu, hút thuốc lá, ăn mặc lố lăng, hay nói tục chửi bậy, gây gổ đánh nhau (trong đó có cả học sinh nữ), gian lận trong thi cử…số học sinh này thường có hạnh kiểm trung bình và yếu. Mặc dù, số lượng học sinh trên không nhiều nhưng nó có tác động không nhỏ đến học sinh khác trong trường. Những trang web cấm và nhất là game online đang kéo nhiều em học sinh xa rời trường học, điều đó làm ảnh hưởng đến truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.

Theo số liệu kết quả điều tra lớp 8 và lớp 9 của trường THCS Yên lư, tại huyện Yên Dũng cho thấy, đa số học sinh có ý thức học tập và phẩm chất đạo đức tốt, nổi lên một bộ phận em học sinh có hiện tượng tiêu cực: nghỉ học, trốn học, lười học bài cũ, gian lận trong giờ kiểm tra, chơi game… diễn ra ở mức độ thường xuyên, nhiều em còn có hiện tượng hút thuốc, uống rượu, trộm cắp, đánh nhau vi phạm giao thông. Với số phiếu điều tra 200 em học sinh lớp 8 và lớp 9 về nội dung: chơi game, chát, viết và xem blog; ảnh hưởng phim ảnh, chửi thề, nói tục; quan hệ yêu đương sớm; không lễ phép; thần tượng… Kết quả như sau: Số lượng 200 số phiếu. Đối tượng điều tra: học sinh trường THCS Yên Lư, Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

68

BẢNG 2.4: BẢNG ĐIỀU TRA VỀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VI PHẠM ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH TRƢỜNG THCS YÊN LƢ, YÊN DŨNG, BẮC GIANG

S T T

Vi phạm Đạo đức

Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không có

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Chơi game, chát, trang

mạng xã hội… 101 50.5 61 30.5 38 19 2 Ảnh hưởng phim ảnh 77 38.5 65 32.5 58 29 3 Chửi thề, nói tục 93 46.5 81 40.5 26 13 4 Tình yêu 57 28.5 66 33 77 38.5 5 Không lễ phép 71 35.5 59 29.5 70 35 6 Thần tượng: ca sĩ, diễn viên… 73 36.5 79 39.5 48 24 7 Gây sự, đánh nhau 37 18.5 47 23.5 116 58 8 Bỏ giờ, trốn học 61 30.5 47 23.5 92 46

[Nguồn: số liệu điều tra tại trường THCS Yên Lư, Yên Dũng, tháng 5 năm 2013]

Như vậy, căn cứ vào biểu đồ tỷ lệ % của 200 phiếu điều tra tháng 4/2013 cho ta thấy thực trạng vi phạm đạo đức học sinh hiện nay của bậc THCS lớp 8 và lớp 9 đang tập trung chủ yếu các vấn đề sau:

+ Nội dung thứ nhất, bộ phận học sinh mê game, chát và các trang mạng xã hội có 101/200 số phiếu chiếm hơn 50%. Qua đó cho ta thấy, như vậy nhiều em còn bỏ học ở trường để chơi game, ngoài giờ học ở trường đa số các em tập trung nhiều thời gian cho việc chơi game, chát và vào các trang mạng xã hội. Trò chơi Game đã có tác động tiêu cực đối với các em vì các em đã bỏ bê học hành mải mê chơi trở thành con nghiện game. Nó là thế giới ảo mà người chơi có thể làm tất cả những điều mình thích nhưng không bị trừng phạt, có thể trở thành siêu nhân, anh hùng. Bên cạnh đó, các em chưa biết chọn cho mình trò chơi giải trí lành mạnh ngoài giờ học. Các em nam thường chơi game bắn súng, đấu vật, võ lâm trường kỳ, các em nữ hay chơi nhảy Audition theo nhạc hoặc chát tìm bạn qua mạng ảo. Các em còn dành thời gian viết nhật ký điện tử trên các mạng xã hội như facebook, blog…nội dung

69

chủ yếu là bàn về cuộc sống ca sĩ, các tin xi – căng – đan… Chỉ có ít em có ý thức lên mạng vào những trang web lành mạnh để tìm tư liệu cho việc học.

+ Nội dung thứ hai, ảnh hưởng từ phim ảnh là 77/200 số phiếu chiếm 38,5% ở mức độ thường xuyên. Các em học sinh ít được quan tâm vì cha mẹ các em đa số là nông dân, công nhân đi làm thuê nên không có thời gian hướng dẫn và tạo điều kiện cho các giải trí lành mạnh ở công viên hoặc nhà văn hóa nên các em thường xuyên xem phim ảnh để giải trí và bị ảnh hưởng từ phim ảnh. Đa số các em nữ chịu ảnh hưởng từ phim Hàn Quốc, Đài Loan, còn các em nam thì thích xem phim hành động và phim kinh dị nhiều hơn…từ đó các em dễ có cách cư xử, cách ăn mặc, kiểu tóc và lời nói ảnh hưởng từ phim ảnh rất nhiều. Hiện nay ở trên ti vi phản ánh đến nạn bạo lực học đường giữa các em ở độ tuổi vị thành niên cũng là một phần do ảnh hưởng từ phim ảnh không lành mạnh.

+ Nội dung thứ ba, về việc nói tục chủi bậy có 93/200 số phiếu học sinh thường xuyên chửi thề và nói tục chiếm 46.5%, thỉnh thoảng có chửi thề và nói tục 81 số phiếu chiếm 40.5%. Thực tế, khi có mặt giáo viên thì các em hạn chế việc chủi thề nói tục nhưng khi giáo viên không có mặt hoặc các em ra khỏi trường thì các em thường “chứng tỏ” mình qua câu chửi thề và nói tục.

+ Nội dung thứ tư, về việc xuất hiện tình cảm với các bạn khác giới, vì ở lứa tuổi các em đang dậy thì, đánh dấu sự trưởng thành của các em. Theo kết quả điều tra, có 57/200 số phiếu cho rằng các em có tình cảm với bạn khác giới với mức độ thường xuyên chiếm 28.5%. Do đặc điểm tâm sinh lý của các em ngày càng phát triển và các em ảnh hưởng từ sách, phim ảnh không lành mạnh nên các em chưa phân biệt được tình bạn trong sáng lành mạnh và không trong sáng lành mạnh. Trong giờ học các em thường không chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, không chịu chép bài và làm bài tập, giờ ra chơi thì ẩu đả hoặc nói xấu với nhau vì “tranh giành người yêu”, đi vào nhà nghỉ với người yêu…

+ Nội dung cuộc điều tra về việc các em lễ phép với thầy cô cho thấy 71/200 số phiếu ở mức độ thường xuyên chiếm 35.5%, thỉnh thoảng có vô lễ

70

với thầy cô có 59/200 chiếm 29.5%. Việc các em cúi đầu chào giáo viên chưa thành một biểu hiện tự giác mà là miễn cưỡng, có nhiều em chỉ chào thầy cô trong trường còn ra đường thì như “không quen biết”. Việc nói chuyện “dạ, thưa” và trao đồ bằng hai tay cho người lớn cũng chưa được các em tự giác thực hiện.

+ Ngoài những nội dung nổi bật trên còn có hiện tượng đánh nhau với các bạn trong lớp và trong trường với mức độ thường xuyên là 37/200 số phiếu chiếm 18.5%, mức độ thỉnh thoảng chiếm 47/200 số phiếu chiếm 23.5%. Việc đánh nhau không chỉ diễn ra đối với các em học sinh nam mà giữa các em nữ có xích mích và gây sự dẫn đến hiện tượng nữ sinh đánh nhau. Tuy nhiên, hiện tượng nữ sinh cấp THCS đánh nhau còn ít chỉ diễn ra ở một bộ phận nhỏ không đáng kể.

Thông qua bảng số liệu điều tra tại trường THCS Yên Lư, huyện Yên Dũng trên cho ta thấy, các em học sinh ở huyện Yên Dũng nhìn chung vẫn kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học từ ngàn đời nay vẫn có ý thức học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ các em xa rời và sao nhãng học tập, một số em còn thường xuyên bỏ học và trốn tiết ra ngoài trường chơi game.

Mặt khác, các em học sinh cấp THCS và THPT dù đã lớn và có ý thức làm chủ hành vi của mình nhưng vẫn thiếu hiểu biết về pháp luật, đạo đức, lối sống, đặc biệt là kỹ năng sống của các em còn kém, chưa biết ứng xử có văn hóa, chưa có nhận thức việc vi phạm đạo đức học sinh của mình và ít chịu tu dưỡng rèn luyện đạo đức, sống buông thả theo thị hiếu tầm thường. Hiện tượng các em đi xe đạp điện nhưng không đội mũ bảo hiểm diễn ra khá phổ biến. Nhiều em có điều kiện kinh tế dù nhận thức được nhưng do thiếu ý chí phấn đấu vươn lên nên tự buông thả mình và dẫn đến vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật. Hiện tượng này xảy ra nhiều đối với các em học sinh cấp THPT và cấp THCS chủ yếu lớp 8 và lớp 9, thực chất đó là chuyện học sinh vô lễ với thầy cô giáo tỏ thái độ bất cần cùng với những lời nói hỗn xược

71

trước sự nhắc nhở, bảo ban của các thầy cô. Các em thường xuyên gọi người thầy của mình là “ông ấy”, “bà ấy”…thậm chí các em còn văng tục chửi bậy thầy cô giáo phía sau lưng mà không cảm thấy hối hận. Các em học sinh bậc THPT thường xuyên hút thuốc, chơi điện tử và bỏ học.

Mặt khác, phần lớn các em học sinh bậc THPT chịu nhiều áp lực thi cử, nên các em chủ yếu dành thời gian tập trung nhiều vào học văn hóa, ít có thời gian để hoạt động xã hội, giao tiếp xã hội, giao lưu với bạn bè, điều này rất nhiều em hình thành thói quen ngại giao tiếp và khi giao tiếp thường lúng túng. Việc giao tiếp của các em học sinh còn làm mất đi tính nhân văn, thiếu thiện cảm trong quá trình giao tiếp, điều đó làm cho các em mất đi ngôn ngữ phổ thông vốn có rất hồn nhiên, vô tư, trong sáng, đồng thời ảnh hưởng đến việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Chính những hạn chế trong giao tiếp đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuôc sống hằng ngày của các em học sinh. Khi có một vấn đề bức xúc trong cuộc sống, trong quan hệ với bạn bè, các em thường khóc lóc, nóng nảy, thậm chí là cãi lộn và gây gổ đánh nhau với các bạn, đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường hiện nay. Do đó, vấn đề đặt ra việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học sinh THPT hiện nay là một việc làm hết sức cần thiết nhằm giúp các em vững tin hơn khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội, góp phần vào sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh.

Hiện nay việc GDĐĐ trong nhà trường bậc tiểu học gặp nhiều trở ngại, phương tiện nghe nhìn ngày càng phát triển làm cho trẻ càng có điều kiện tiếp cận điều xấu: nhiều em học sinh ở gia đình khá giả và được nuông chiều sử dụng thành thạo điện thoại của bố mẹ vào chơi điện tử và xem tin tức trên mạng. Mặt khác, ở gia đình và xã hội có rất nhiều điều mà trái ngược với nội dung đạo đức được dạy trong nhà trường, những điều trái ngược này, do người lớn thực hiện một cách thường xuyên trực tiếp trước mắt các em. Đó là

72

việc giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng, chấp hành luật lệ an toàn giao thông, giúp đỡ người nghèo cô đơn, giúp người có hoàn cảnh khó khăn gặp hoạn nạn, nói lời hay lịch sự, không được cha mẹ, anh chị hay những người xung quanh làm đúng như nhà trường, thầy cô chỉ dạy.

Hạn chế trong giáo dục đạo đức học sinh thông qua các môn học

Trong sách giáo khoa môn “Giáo dục công dân”, có một số nội dung chưa thật phù hợp với đối tượng học sinh như học sinh lớp 9 với nội dung bài “Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế”; “Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân”…, nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 10 phần đầu chủ yếu nói về nội dung triết học, rất khó hiểu, hàn lâm và chưa phù hợp với các em học sinh phổ thông.

Đối với học sinh thiếu ý thức học tập thì đôi khi hoạt động nhóm khiến cho các em thụ động ỷ lại, trông chờ vào sự làm việc của tập thể. Phương pháp dạy học mới đòi hỏi học sinh chuẩn bị kỹ bài ở nhà và phải tư duy nhiều hơn.

Đó là việc thể hiện tính liên thông nhưng nội dung chương trình sách giáo khoa còn ôm đồm, nặng về lý thuyết, không gắn liền với với đời sống, thiếu kỹ năng sống, có nhiều vấn đề còn chưa phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh. Chương trình học còn khi khó nhớ, khó nhập tâm, mang tính triết học, hàn lâm, áp đặt, nhồi nhét, khô cứng cho nên thiếu vắng việc hình thành thói quen đạo đức đúng đắn, chưa tạo được dấu ấn trong tâm hồn học sinh, do đó học sinh dễ bị tác động bởi hoàn cảnh xã hội. Đối với môn giáo dục công dân bậc THPT rất nặng nề về phần kiến thức triết học hàn lâm lý thuyết khó hiểu, chủ yếu bàn về nội dung: thế giới quan, kinh tế, chính trị - xã hội mang tính hàn lâm…làm giảm đi sự hứng thú học môn này đối với các em học sinh.

Việc GDĐĐ học sinh trong nhà trường còn quan niệm sai lầm đó là việc dạy đạo đức học sinh chỉ thông qua môn đạo đức và giáo dục công dân.

73

Trên thực tế, kiến thức môn nào cũng có tính giáo dục, tuy nhiên giáo viên bộ môn chưa biết lồng ghép vào trong môn học để định hướng tư tưởng cho học sinh. Không thể giao phó cho riêng một môn học nào mà cần phải có sự kết hợp chặt chẽ, biện chứng với nhau hướng đến mục đích chung là giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Thực tế giáo viên dạy bộ môn vẫn “nặng dạy chữ, nhẹ dạy người” chỉ lo truyền thụ kiến thức chuyên môn, không có thì giờ uốn nắn, chỉnh sửa những sai trái của học sinh. Do đó, phần nhiều giáo viên vì quá chú trọng đến tỷ lệ học sinh tốt nghiệp mà chưa quan tâm đúng mức đến công tác GDĐĐ học sinh, coi việc GDĐĐ là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, ban cờ đỏ. Ban giám hiệu nhà trường các cấp quản lý chỉ lo chạy theo thành tích xem thường kết quả giáo dục cho nên căn bệnh nói dối ngày một nặng và vẫn còn tồn tại dai dẳng.

Thực tế việc GDĐĐ thông qua môn lịch sử chưa đạt hiệu quả giáo dục cao vì tình trạng học sinh không thích học môn lịch sử nói chung và lịch sử Việt nam nói riêng là khá phổ biến. Các em cho rằng “môn lịch sử học rất khó nhớ, khó thuộc và khô” (học sinh lớp 11 trường THPT), một bộ phận không nhỏ học sinh chưa nắm được hoặc còn mơ hồ về kiến thức cơ bản của lịch sử dân tộc, từ đó cho thấy hiện nay việc học sinh phát huy truyền thống hiếu học bị giảm sút ở một số bộ phận em học sinh, đặc biệt là học sinh bậc THPT.

Hạn chế trong giáo dục đạo đức học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm.

Ngoài việc GDĐĐ học sinh thông qua môn học thì công tác giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng. Nó là cầu nối giữa học sinh và giáo viên khác, cầu nối giữa học sinh và nhà trường, giữa học sinh và gia đình. Trên thực tế hiện nay ở huyện Yên Dũng công tác giáo viên chủ nhiệm vẫn còn tồn tại: việc giáo viên đến từng nhà học sinh để động viên tìm hiểu là trở thành

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)