Tình hình kinh tế xã hội:

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 60)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội:

Yên Dũng là một huyện của tỉnh Bắc Giang. Vị trí của huyện nằm ở phía nam tỉnh Bắc Giang – Yên Dũng có núi Nham Biền chạy theo hướng Đông Tây. Phía Nam giáp với tỉnh Bắc Ninh với ranh giới là sông Cầu, phía Đông giáp với tỉnh Hải Dương với ranh giới là sông Lục Đầu, phía Bắc giáp với huyện Lục Nam và phía Tây giáp với thành phố Bắc Giang.

Là huyện trung du miền núi, nhưng huyện Yên Dũng có truyền thống hiếu học từ ngàn đời nay, có bề dày lịch sử văn hóa và truyền thống khoa bảng, tự hào là một vùng đất thiêng liêng với 99 con chim phượng hoàng hốt cấu tạo nên dãy Nham Biền kỳ vĩ. Huyện có diện tích 2213,78 km2

, bao gồm 21 xã và 2 thị trấn, với nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội. Huyện có vị trí tương đối thuận lợi là cửa ngõ của thành phố Bắc Giang ở phía Bắc, nằm trên trục đường quốc lộ 1A, có tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn chạy qua, được bao bọc bởi 3 con sông lớn là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam, nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa cả đường bộ và đường thủy. Chính vì lẽ đó mà hiện tại Yên Dũng là một trong những huyện trọng điểm về công nghiệp của tỉnh. Tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội rất lớn. Trong những năm qua, cùng với sự lãnh đạo của Đảng bộ, Ủy ban nhân dân huyện cùng với sự đoàn kết của toàn thể nhân dân trong huyện Yên Dũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế và các hoạt động văn hóa xã hội, chính trị, an ninh được giữ vững.

+ Trên lĩnh vực kinh tế: Hiện nay Yên Dũng đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện mục tiêu đề ra trong Nghị quyết và đạt được một số kết quả tích cực. Về nông nghiệp, đã thực hiện mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, đưa nhanh cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất lao động, giá trị sản phẩm nông sản. Tổng diện tích lúa toàn huyện là 14,145 ha đạt 98,65 % kế hoạch sản lượng trên 82,713 tấn, năng suất trung bình 58,5 tạ/ha. Kết quả của năm sau luôn tăng hơn so với năm trước. Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 212,142 tỷ

54

đồng, tăng 52,66% so với kế hoạch, bằng 96,09% so với năm 2011. Ngoài ra, công tác quản lý, đầu tư xây dựng cơ bản được quan tâm, chú trọng chỉ đạo đẩy mạng tiến độ xây dựng.

+ Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội: Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu và đạt được kết quả tích cực, công tác phổ cập giáo dục được nâng lên, hệ thống trường lớp cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Năm 2011 – 2012 chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục phát triển, công tác GDĐĐ, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được quan tâm; tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng 2,56%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 96,9% tăng 0,8% so với năm 2011, điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT luôn xếp thứ Nhất tỉnh. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất trường lớp, tiếp tục được tăng lên, đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý ngày càng được quan tâm. Công tác xã hội hóa giáo dục được tiếp tục đẩy mạnh, hoạt động khuyến học, khuyến tài đạt hiệu quả cao.

Dân số toàn huyện tính đến hết năm 2012 là 129.820 người. Về y tế, chất lượng khám chữa bệnh nói chung và hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến xã được tăng cường. Về văn hóa, tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn và tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Ngoài ra, huyện tăng cường quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh. Tổ chức tốt lễ đón nhận Bằng công nhận Di tích cấp quốc gia đặc biệt đối với chùa Kem và đón bằng công nhận Di sản ký ức Thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương đối với Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, được dư luận và nhân đánh giá cao.

Có thể nói, chùa Vĩnh Nghiêm là một ngôi chùa nổi tiếng được người dân cả nước biết đến bởi ngôi chùa này chứa trong đó những nét trầm tích văn hóa có giá trị lịch sử tâm linh lâu đời, có giá trị vật thể và phi vật thể vượt không gian quốc gia. Ngôi chùa này có từ thời Trần (thế kỷ XIII) – thuộc thiền phái Trúc Lâm, có vị trí đặc biệt trong lịch văn hóa Phật giáo Việt Nam. Đây là nơi thuyết pháp của Trúc Lâm Tam Tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang) và là nơi đào tạo, định chức danh các tăng sĩ thời Trần. Ca dao cổ có câu: “Ai qua Yên Tử, Quỳnh Lâm, Vĩnh Nghiêm chưa tới thiền tâm chưa đành”. Nhận thấy, chùa Vĩnh Nghiêm là nơi tổ chức khắc in và lưu trữ thư tịch Việt Nam qua các triều đại phong kiến và cũng là nơi tàng trữ một kho tàng di tích lịch sử văn hóa quốc gia bao gồm: hệ thống tượng thờ (trên

55

100 pho), hệ thống văn bia cổ (8bia), hệ thống hoành phi câu đối, đền thờ… Chính vì vậy, đến năm 2012 Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được công nhận là Di sản ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Những giá trị đặc biệt về lịch sử truyền thống, nơi địa linh của vùng đất Nham Biền mà đặc biệt nơi đây có hai ngôi đình, đền thờ Thái sư Trần Thủ Độ, huyện Yên Dũng kết hợp với tỉnh Bắc Giang mới đây đã quyết định lập dự án xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng trong khu vực núi Đền Vua. Công trình này được xây dựng ở vùng đất với bề dày lịch sử văn hóa như vậy nên có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Dũng nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung. Mặt khác, giá trị của việc xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng đối với nhân dân và chính quyền nơi đâu nhằm khôi phục tinh thần tu học theo thiền phái Trúc Lâm, tôn vinh giá trị tinh thần đạo đức của Phật giáo đời Trần đã góp phần tạo nên sức mạnh dân tộc đánh thắng giặc ngoại xâm. Đây sẽ là nơi nghiên cứu, bảo tồn, lưu giữ các thư tịch và hướng dẫn cho các Phật tử tìm hiểu nghiên cứu văn hóa Phật giáo đời Trần, thực hành đường lối do Thiền phái Trúc Lâm sáng lập ra nhằm tôn vinh giá trị đạo đức Phật giáo Việt Nam, đồng thời giới thiệu văn hóa Phật giáo Việt Nam với các nước trên thế giới. Và hơn hết là tinh thần GDĐĐ cho thế hệ trẻ hiện nay ở huyện Yên Dũng.

Nhìn chung, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, người Yên Dũng nổi tiếng với truyền thống hiếu học, có đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, có tấm lòng nhân ái, bao dung. Kinh tế - xã hội của huyện đang phát triển theo đúng quy luật phát triển của đất nước, bắt nhịp được xu thế chung trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu đạt được, nền kinh tế của huyện vẫn dựa chủ yếu vào nông nghiệp, xuất phát điểm thấp, chất lượng và hiệu quả chưa cao. Các thành phần kinh tế chưa phát huy đúng mức và chưa gắn kết trong quá trình sản xuất kinh doanh để tạo nên sức mạnh tổng hợp. Về văn hóa – xã hội tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều bức xúc, đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn. Yên Dũng đang phấn đấu trở thành một huyện “mạnh về kinh tế, giàu về văn hóa”. Để đạt được mục tiêu

56

đề ra của huyện thì không thể phủ nhận vai trò quan trọng của nguồn nhân lực. Đây là nhân tố quyết định sự thành công hay không trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Do vậy, lĩnh vực giáo dục và đào tạo được quan tâm hàng đầu, làm sao cho thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường trở thành người có tài có đức kế tục và phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ cha anh của dân tộc.

Trong những năm gần đây huyện Yên Dũng đang trong quá trình chuyển đổi phát triển kinh tế theo hướng chung của cả nước, chịu sự tác động mạnh mẽ của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa cùng với yếu tố toàn cầu hóa tác động, do đó mặt trái của cơ chế thị trường đang len lỏi tác động tiêu cực vào bộ phận thế hệ học sinh ở huyện. Đó là một bộ phận học sinh định hướng chính trị - xã hội còn mờ nhạt, lý tưởng, niềm tin chưa vững chắc, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, có xu hướng thực dụng, đua đòi chạy theo cái mới, dễ bị sa ngã, cuốn vào những hiện tượng tiêu cực về đạo đức của xã hội. Đây là nguy cơ và thách thức rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhất là việc GDĐĐ học sinh trong nhà trường hiện nay.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)