Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tác động đến việc hình thành đạo đức

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 39)

8. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tác động đến việc hình thành đạo đức

xã hội, nó vừa mang tính đặc trưng của đạo đức xã hội, vừa mang yếu tố đặc thù của đạo đức học sinh. Hiện nay, kinh tế thị trường đã tác động rất lớn đến đạo đức học sinh vừa ảnh hưởng tích cực đồng thời vừa ảnh hưởng tiêu cực. Bên cạnh đó, đạo đức học sinh còn chịu sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống dân tộc, tình hình chính trị - xã hội, nhà trường và gia đình.

Trong giáo dục, GDĐĐ có vai trò hết sức đặc biệt quan trọng trong việc hình thành những chuẩn mực học sinh. Nhà trường phổ thông giáo dục cho học sinh phẩm chất đạo đức quy định thái độ của cá nhân đối với bản thân, đối với sự ứng xử của bản thân đó là các đức tính trung thực, kỉ luật, khiêm tốn tự trọng, kiên trì, giản dị, dũng cảm; các phẩm chất văn hóa, văn minh trong ứng xử như sự tế nhị, lịch sự, lễ phép, tính tự kiềm chế…Qua đó, khơi dậy trong học sinh tinh thần sáng tạo, yêu mến lẽ phải, công bằng, lòng nhân ái, đức tính vị tha, bao dung ở mỗi cá nhân con người.

1.3. Các nhân tố tác động đến việc giáo dục đạo đức học sinh phổ thông hiện nay thông hiện nay

1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tác động đến việc hình thành đạo đức thành đạo đức

*Giai đoạn bậc Tiểu học:

Để có những công dân tốt, có ích cho xã hội, có ích cho tương lai của đất nước thì cần phải coi trọng việc GDĐĐ học sinh ngay từ bậc Tiểu học . Vì đây được coi là giai đoạn nền tảng, cơ sở để hình thành nên chuẩn mực cơ bản của con người, dễ dàng tiếp thu sự nuôi dưỡng và giáo dục. Trước hết, cần giúp các em hình thành thói quen tốt thông qua việc các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ hàng ngày. Biểu hiện của các mối quan hệ đó thông qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột trong gia đình, với thầy

33

cô giáo, với bạn bè trong thái độ học tập, rèn luyện hàng ngày…Ở lứa tuổi tiểu học này, giáo dục đạo đức là cơ sở ban đầu, nền tảng, tiền đề để hình thành những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cao hơn ở giai đoạn bậc THCS.

Ở trường học các em được bắt đầu tiếp thu các kiến thức về tự nhiên, xã hội, và bước đầu đã có ý thức. Trong hoạt động nhận thức, lứa tuổi này dễ dàng có tâm lý bắt chước, chưa tự ý thức được việc gì đúng và việc gì sai, việc gì nên làm và việc gì không nên làm. Do vậy, giáo viên là người cần nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý các em học sinh lứa tuổi này để giúp các em có ý thức hành động đạo đức đúng đắn chuẩn mực.

Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi bậc Tiểu học ta nhận thấy nó có tác động đến việc hình thành nhân cách đạo đức được thể hiện mang tính chỉnh thể và hồn nhiên. Giai đoạn này các em luôn luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng, nhân cách ở lứa tuổi này chưa hình thành rõ ràng, năng lực tố chất chưa bộc lộ rõ rệt. Do vậy, việc hình thành nhân cách đạo đức của các em giai đoạn này phụ thuộc rất nhiều sự tác động của gia đình và nhà trường đến suy nghĩ, lời nói và hành vi. Vì vậy, để định hướng các em giá trị chuẩn mực đúng đắn thì không ai khác chính là thày cô và cha mẹ. Điều đó được thể hiện qua lời nói, việc làm của người lớn (ông, bà, cha, mẹ, thầy cô giáo…) trong cuộc sống hằng ngày là khuôn mẫu, tấm gương sáng cho các em làm theo và nó chỉ thực sự phát huy tác dụng khi có sự kết hợp tích cực giữa nhà trường với phong trào đoàn trường như phong trào Đoàn đội, các bậc phụ huynh và phong trào đoàn thể ngoài nhà trường giúp các em hình thành nhân cách một cách đúng đắn.

*Giai đoạn bậc Trung học cơ sở:

Lứa tuổi học sinh giai đoạn này được bắt đầu từ 11 -15 tuổi, (từ lớp 6 - lớp 9). Đây là giai đoạn có vị trí đặc biệt quan trọng, đánh dấu thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng nhiều tên gọi khác nhau: “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất

34

trị”… Nó cho thấy bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang dần dần thay đổi dẫn đến sự phát triển giai đoạn cao hơn tạo ra sự khác biệt về mọi mặt: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức…Từ sự thay đổi đặc điểm sinh lý dẫn đến sự thay đổi đặc điểm tâm lý, đặc biệt các em xuất hiện cảm giác rất độc đáo “cảm giác mình đã là người lớn”. Các em thấy mình là người lớn nhưng thực sự các em chưa lớn; bắt đầu có những hành vi chống đối mà trước đây tự nguyện thực hiện; các em bảo vệ ý kiến của mình không chỉ trong lời nói mà còn trong hành động. Hoạt động giao tiếp của lứa tuổi này phức tạp và đa dạng hơn nhiều so với lứa tuổi tiểu học, phạm vi giao tiếp của của các em đã vượt qua khỏi phạm vi học tập, nhà trường, mở rộng trong những hứng thú mới, việc làm mới, quan hệ mới trong nhu cầu giao tiếp với bạn bè, bắt đầu xuất hiện tình cảm nam giới.

Với đặc điểm tâm sinh lý thay đổi nhanh chóng của các em học sinh giai đoạn này đã ảnh hưởng đến việc phát triển nhân cách đạo đức, các em bắt đầu có sự hình thành thế giới quan, lý tưởng, niềm tin đạo đức, những phán đoán giá trị mang đậm tính chất cá nhân, độc lập hơn. Do tự ý thức và trí tuệ đã phát triển, hành vi của các em thiếu niên bắt đầu chịu sự chỉ đạo theo nguyên tắc riêng, quan điểm riêng, có sự nhận thức về đạo đức cao hơn lứa tuổi Tiểu học. Tuy nhiên, những kinh nghiệm và khái niệm đạo đức ở các em hình thành một cách tự phát ngoài sự hướng dẫn của giáo dục, do tác động bởi phim, bạn bè xấu, sách báo giải trí… dẫn đến sự ngộ nhận hoặc phiến diện. Do đó, trong việc giáo dục nhà trường cần giúp các em hiểu một cách đúng đắn chuẩn mực đạo đức, giúp các em biết tự chắt lọc lựa chọn thông tin lành mạnh và bổ ích trong xã hội hiện nay.

Có thể nói, giai đoạn tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển phức tạp nhất, có nhiều biến động nhất, nhưng cũng là thời kỳ quan trọng nhất cho bước phát triển trưởng thành sau này. Đây là lứa tuổi có sự thay đổi nhanh cả về thể xác và tinh thần nhưng vẫn chưa hẳn là người lớn nên sự nhận thức còn thiếu bản lĩnh, lập trường rất dễ bị sa ngã. Do vậy, để tránh tình trạng xói mòn

35

về đạo đức, sự gia tăng các tệ nạn xã hội, hành vi chuẩn mực đạo đức lệch lạc thì cần phải tăng cường việc GDĐĐ cho thế hệ trẻ được coi là việc hết sức cần thiết. Mặc dù vậy, lứa tuổi này các em cần được tôn trọng nhân cách, cần được phát huy tinh thần độc lập nhưng cũng rất cần sự chăm sóc chu đáo và đối xử tử tế.

*Giai đoạn bậc Trung học phổ thông :

Ở bậc học này, học sinh bắt đầu độ tuổi từ từ 15 đến 18 tuổi, các em đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể lực, tâm lý, sinh lý, ở thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn, đặc điểm sinh lý tiếp tục phát triển nối tiếp bậc THCS và dần dần đi tới sự ổn định. Nhịp độ tăng trưởng chiều cao và trọng lượng chậm dần; sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc của não bên trong phức tạp và các chức năng của não phát triển. Lứa tuổi này, quá trình tự ý thức diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi, có tính đặc thù riêng. Các em không chỉ nhận thức về cái tôi của mình trong hiện tại mà còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội, tương lai. Các em có khả năng hiểu rõ những phẩm chất nhân cách, biểu hiện nhiều mặt về mối quan hệ của nhân cách.

Đây là thời kỳ các em tích cực gia nhập vào đời sống xã hội và hình thành nhân cách của người công dân trong tương lai. Đặc điểm của sự phát triển nhân cách của họ là sự tự ý thức gắn liền với nhu cầu nhận thức và đánh giá các phẩm chất tâm lý, đạo đức trong nhân cách của mình. Nét đặc trưng của sự phát triển phẩm chất đạo đức là sự tăng cường vai trò của các niềm tin đạo đức, ý thức đạo đức trong hành vi. Ở lứa tuổi này, học sinh có nhu cầu mạnh về tình bạn, tình yêu. Họ cũng đang tự xây dựng cho mình những kế hoạch và viễn cảnh cuộc sống của bản thân trong tương lai.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, thông tin trên thế giới và nhất là sự phức tạp của nền kinh tế thị trường dẫn đến sự biến đổi sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; kéo theo đó là sự biến đổi về tâm lý, đạo đức của thế hệ trẻ Việt Nam mà chủ yếu

36

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)