8. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Tác động của giáo dục gia đình đối với việc hình thành đạo đức học sinh
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, song có cả những nét mới mang dấu ấn của thời đại. Đây là lứa tuổi giàu có ước mơ, hoài bão, có khát vọng cống hiến; là lứa tuổi dồi dào về thể lực, trí tuệ, cảm xúc, nhạy bén, sáng tạo, thích tìm tòi cái mới; là lứa tuổi phát triển tình cảm phong phú…
Tóm lại, học sinh ở lứa tuổi này dồi dào về thể lực, phong phú về tinh thần, phức tạp về tính cách và hành vi. Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ nhận thức và hiểu biết các phẩm chất đạo đức của nhân cách sâu sắc hơn trước. Hơn nữa, con người không phải là một thực thể thụ động mà là một chủ thể tích cực. Do đó, việc GDĐĐ cho học sinh ở lứa tuổi này phải căn cứ vào đặc điểm tâm, sinh lý và đặc điểm đạo đức của họ để xác định phương châm giáo dục phù hợp. Bên cạnh đó cũng cần hiểu rằng mỗi cá nhân lại có những đặc điểm riêng về tâm, sinh lý và có vốn sống riêng của mình, cho nên quá trình GDĐĐ cho học sinh, đặc biệt ở lứa tuổi có nhiều biến đổi về tâm, sinh lý như học sinh THPT là hết sức phức tạp. Vấn đề ở đây đặt ra phải có định hướng những giá trị đạo đức phù hợp với sự phát triển của xã hội để có hình thức, phương pháp giáo dục đa dạng, biện chứng và thích ứng trong quá trình GDĐĐ cho học sinh.
1.3.2. Tác động của giáo dục gia đình đối với việc hình thành đạo đức học sinh học sinh
Gia đình được coi là tế bào của xã hội, là nơi con người sinh ra, nuôi dưỡng và trưởng thành. Đạo đức gia đình luôn gắn liền với đạo đức xã hội, gia đình có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng đã nhận định: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” [21, tr.77].
Gia đình với tính cách là một “xã hội thu nhỏ”, một môi trường tác động trực tiếp và thường xuyên đối với mỗi học sinh, có vai trò to lớn trong
37
việc hình thành nhân cách học sinh. Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của con người. Ảnh hưởng tác động của gia đình đối với việc hình thành nhân cách đạo đức học sinh. Đó là sự truyền thụ giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương, gia đình, là sự giáo dục không có trường lớp, không có chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm hình thành cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống.
Thứ nhất, gia đình là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội đầu tiên của con người. Những mối quan hệ trực tiếp giữa đứa trẻ và cha mẹ là những tác động đầu tiên trong đời sống xã hội của đứa trẻ trong gia đình các em nhận được kinh nghiệm và kỹ năng đầu tiên. Giáo dục gia đình rất quan trọng đối với mỗi con người, khi con người chưa có hiểu biết về mình, về xã hội, thì đã định hướng và chỉ dạy từ chính gia đình của mình.
Thứ hai, các hình thức giáo dục con cái trong gia đình có ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách đạo đức học sinh. Do vậy, nếu các em sống trong gia đình mà cha mẹ có những biện pháp giáo dục thiếu khoa học (bạo lực, độc đoán, lạnh lùng, thiếu quan tâm…), còn gia đình nào mà cha mẹ có những hành vi lệch chuẩn thì sự ảnh hưởng đến phát triển nhân cách của các em học sinh cũng bị lệch lạc. Mọi người trong gia đình có quan hệ đối xử tốt, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau, có tôn ti trật tự, ông bà, cha mẹ, anh chị thật sự là tấm gương để học sinh noi theo thì bản thân các em có bước đầu hình thành nền tảng đạo đức tốt. Do đó, điều kiện để có giáo dục gia đình tốt là trình độ nhận thức, văn hóa và đời sống kinh tế gia đình.
Thứ ba, đó là sự tác động của gia đình với nhà trường và xã hội để tạo nên môi trường rộng lớn, toàn diện trong việc tác động, xây dựng hình thành nhân cách học sinh. Mỗi gia đình phải chủ động liên hệ với nhà trường, các tổ chức đoàn thể xã hội để nắm tình hình mọi mặt con cái của mình, là cơ sở để đánh giá và có biện pháp đúng đắn.
Thứ tư, gia đình góp phần phát hiện, ngăn chặn và khắc phục các biểu hiện tiêu cực, những sai lệch trong nhận thức và hành động của học sinh.
38
Nhận thức đúng là cơ sở của hành động đúng, nhưng không phải tất cả những nhận thức đúng đều mang lại kết quả hành động đúng.
Có thể nói, việc giáo dục gia đình đóng vai trò làm nền tảng, cơ sở của