8. Kết cấu luận văn
4.2.3. Các giải pháp nâng cao sự tin cậy tín dụng –đáp ứng
Theo Phương trình hồi quy, hệ số Bêta chuẩn hoá của Sự tin cậy tín dụng-đáp ứng là 0,317 cho ta thấy Sự tin cậy tín dụng-đáp ứng có tác động đồng biến và làm tăng sự hài lòng của khách hàng, cụ thể Sự tin cậy tín dụng –đáp ứng tăng lên một đơn vị thì sẽ tác động làm cho sự hài lòng của khách hàng tăng lên 0,317 đơn vị. Vì vậy nâng cao sự tin cậy tín dụng-đáp ứng của khách hàng đối với dịch vụ tín dụng của Agribankbank đồng nghĩa với việc làm tăng sự hài lòng của khách hàng.
Việc nâng cao Sự tin cậy tín dụng không những tác động tích cực đến Sự hài lòng của khách hàng mà còn có ảnh hưởng mang tính chất quyết định tới lòng trung thành, sự gắn bó của khách hàng đối với Ngân hàng. Khách hàng chỉ yên tâm sử dụng dịch vụ tín dụng của ngân hàng khi ngân hàng tạo được độ tin cậy nhất định đối với khách hàng, khi khách hàng tin chắc rằng với những điều kiện nhất định, họ sẽ được ngân hàng đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng… với một thời gian ngắn nhất cùng chi phí hợp lý và thủ tục đơn giản, gọn nhẹ.
Tôn trọng các cam kết với khách hàng, đặt mình vào vị trí của khách hàng, hiểu được những khó khăn vướng mắc của khách hàng để cùng giải quyết những vấn đề phát sinh, tôn trọng lợi ích chính đáng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Agribank Khánh Hòa cần có những giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định sao cho thời gian thẩm định khoản vay nhanh chóng và khảnăng thẩm định khoản vay của ngân hàng rất tốt. Tác giả đề xuất những giải pháp sau:
- Giải pháp về tổ chức, điều hành công tác thẩm định.
+ Cán bộ thẩm định phải bố trí sao cho hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, trách nhiệm làm công tác này. Phân công
cán bộ thẩm định cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của từng người.
- Mở các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức, kinh nghiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ thẩm định.
Trình độ, năng lực, kinh nghiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định. Do đó cán bộ thẩm định cần:
+ Nắm vững mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của Ngân hàng nhà nước. Thành thạo chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nhất là nghiệp vụ tín dụng. Hiểu được các lãnh vực ngành nghề khác nhau.
+ Có kiến thức tổng thể về kinh tế thị trường, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, am hiểu về pháp luật. Hiểu biết nhất định trên một số lĩnh vực có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng.
+ Ngân hàng cần chú trọng tới công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thường xuyên bám sát cơ sở, tiếp cận khách hàng để nắm kịp thời những biến động của khách hàng, từ đó có những cách thức đối phó cho phù hợp.
Hàng năm ngân hàng cần tổ chức các đợt thi nghiệp vụ nhằm khuyến khích cán bộ tín dụng trau dồi nghiệp vụ, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.
Đối với yếu tố Nhân viên tín dụng không bao giờ tỏ ra quá bận rộn khi khách hàng yêu cầu giúp đỡ và yếu tố Nhân viên tín dụng có kiến thức để trả lời những thắc mắc, tác giả đề xuất những giải pháp về công tác nhân sự, nâng cao trình độ nhận thức, ý thức trách nhiệm, sự cần mẫn trong công việc, sự tận tụy phục vụ khách hàng, luôn xem khách hàng là thượng đế của toàn thể cán bộ công nhân viên ngân hàng mà đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng, người đại diện cho ngân hàng giao dịch trực tiếp với khách hàng. Vì vậy việc xây dựng, phổ biến và quán triệt văn hoá công ty, văn hoá Agribank đến mỗi cán bộ công nhân viên từ cấp nhân viên đến lãnh đạo cấp cao có ý nghĩa vô cùng quan trọng tác động tích cực đến Sự đáp ứng từ đó làm tăng sự hài lòng của khách hàng đối với Agribank.