VIẾT VỀ THIÊN NHIÊN

Một phần của tài liệu đặc trưng thơ trữ tình của đỗ phủ (Trang 45)

3. CHỨC NĂNG CỦA THƠ CẬN THỂ

1.1. VIẾT VỀ THIÊN NHIÊN

Thiên nhiên trong thơ Đỗ Phủ là người bạn để ông trao gửi tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn bè thắm thiết và phản ánh cuộc sống hiện thực. Bên cạnh đó, thiên nhiên còn là nơi tác giả gửi gắm tâm nguyện, hoài bão và khẳng định phẩm chất của mình.

Bằng những vần thơ trữ tình sâu lắng, Đỗ Phủ viết về thiên nhiên một cách chân thực, khái quát, với những biểu hiện phong phú. Cũng viết về thiên nhiên nhưng thiên nhiên trong thơ ông được nhìn qua lăng kính chân thực, không giống với các nhà thơ khác. Do những nguyên nhân khách quan

và chủ quan nên hình ảnh thiên nhiên trong thơ ông mang đậm màu sắc và không khí thời đại đầy biến động và đau thương của xã hội đời Đường.

Thiên nhiên trong thơ Đỗ Phủ không có tính chất bay bổng như trong thơ Lí Bạch. Hồn thơ Lí Bạch thường vươn tới những hình ảnh bao la tráng lệ của thiên nhiên, kì ảo của vũ trụ. Nhưng ở Đỗ Phủ thì hoàn toàn khác. Ông chú ý đến cảnh sông núi, trời đất, trăng sao, nhưng miêu tả thiên nhiên mênh mông bát ngát là để làm nổi bật những con người âm thầm chịu đựng bao nỗi khổ đau. Và bao nhiêu nỗi niềm sâu kín nhất trong tâm tưởng của ông đều gắn kết chặt chẽ với đời sống thực, với xã hội. Tất cả mọi rung cảm của nhà thơ đều bám sát hiện thực đời sống từ đó mà trở thành những tâm sự sâu lắng trong tâm hồn thi nhân.

Dưới ngòi bút của Đỗ Phủ, những bài thơ tả thiên nhiên chứa đầy tình cảm hiện thực với bao nỗi hận sầu li biệt, bao giọt lệ bất bình xen lẫn tâm trạng sầu tư u uất, buồn vắng mênh mông. Như vậy, có thể thấy thiên nhiên trong thơ Đỗ Phủ đã bị hiện thực đau xót làm cho u ám và lắng đượm vẻ buồn. Ví như thiên nhiên trong “Dã vọng” tuy có cảnh trời thu mây nước nhưng lại nhuốm màu thê lương:

Trời thu trụng tớt khôn cùng, Búng dõm lớp lớp mây lồng cõi khơi!

Lặng trông dưới nước trên trời, Thành hoang lấp ló nửa vùi trong sương. Gió lay rụng hết lá vàng,

Non tây thăm thẳm ngậm gương ác tà…

(Trần Trọng Kim dịch) Chúng ta nhận thấy bức tranh thiên nhiên đầy rẫy những âm thanh khói lửa loạn li, bức tranh ấy thẫm đẫm màu sắc hiện thực.

Nếu như với Lí Bạch, thiên nhiên như vút lờn những tiếng tuyệt vời, núi sông hùng vĩ như muốn chọc thủng trời xanh và tỏa ra tận chân trời mênh mông thì trong thơ Đỗ Phủ, tiếng sóng gào thét cũng chính là tiếng

căm hờn. Và khi trời đất đã nhuốm màu thảm đạm của chiến tranh thì núi sông cũng tê tái.

Gió sụng hắt hiu mây quét đất Cây núi ảm đạm mưa muốn đổ.

(Phát Lang Trung - Trinh Đường dịch) Hay hình ảnh:

Hun hút sông dài cuộn cuộn trôi. (Đăng Cao)

Thiên nhiên mùa thu trong thơ Đỗ Phủ lại càng chân thực. Ông tìm đến mùa thu như tìm đến thế giới của tâm hồn mình. Chỉ có ở đó ông mới có thể san sẻ, chỉ có ở đó hồn thơ trầm uất bi tráng của ông mới thực sự thăng hoa để tạo nên những kiệt tác. Ông có rất nhiều bài viết về mùa thu như: “Thu

vũ hán”- ba bài; “Thu hứng”- tám bài.

Năm 765, sau khi Nghiêm Vũ bạn ông chết, nhà thơ mất chỗ dựa đành rời Thành Đô để về Hà Nam. Trên đường đi đến Quỳ Chõu, ụng bị bệnh đành ở lại giữa đường. Trong những ngày ở Quỳ Châu, xúc động trước cảnh mùa thu về và buồn thương cho cảnh ngộ của mình, nhà thơ đã viết tám bài thơ “Thu hứng”. Mở đầu bài thơ “Thu hứng 1” tác giả viết:

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, Vu sơn, Vu giỏp khớ tiờu sõm.

Dịch thơ:

Lác đác rừng phong hạt móc sa, Ngàn non hiu hắt khí thu lòa.

(Nguyễn Công Trứ dịch)

Màu sắc thiên nhiên dễ lay động nỗi buồn của người tha hương. Đỗ Phủ đang trong tâm trạng ấy nờn đó nhìn ra khung cảnh như vậy. Phong cảnh đã nhuốm vẻ bi thương. Những hạt móc trắng “ngọc lộ” hiền lành cũng có thể trở nên tàn nhẫn “điờu thương”. Nơi "Vu sơn, Vu giáp" vốn thâm u, hiểm trở lại càng mờ mịt. Chỉ ba chữ “khớ tiờu sõm” nhà thơ đã vẽ lên

khung cảnh mịt mùng, tưởng như khí lạnh từ núi Vu, kẽm Vu lan tỏa đến chỗ nhà thơ đứng và làm ông thấm lạnh. Khung cảnh hiu hắt của thiên nhiên như làm tăng thêm nỗi hiu quạnh trong tâm hồn nhà thơ.

Giang gian ba lóng kiờm thiờn dũng Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

Dịch thơ:

Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm Mặt đất mây đùn cửa ải xa.

Có lẽ chỗ đứng ngắm thiên nhiên mùa thu của nhà thơ hẳn phải cao. Có như thế, ông mới nhìn được một không gian vô cùng rộng lớn từ thấp lên cao, từ gần đến xa. Ở đây, phép công đối được nhà thơ sử dụng một cách tuyệt vời. Các yếu tố tham gia và tính chất đối của câu thơ đã góp phần tạo nên bức tranh toàn cảnh ở Quỳ Châu thật mênh mông.

Mùa thu ở Tây Bắc Trung Quốc, khi lá phong chuyển màu, cả một vùng đỏ ối cũng là lúc tiết trời khá lạnh, huống chi ở Quỳ Châu buổi chiều cũn thờm khớ nỳi lạnh lẽo và nhà thơ tuổi đã cao, sức yếu, bệnh tật dày vò. Bởi vậy, tình điệu thơ buồn rất hợp với tâm trạng của “bậc chí sĩ bi thu” (Kim Thỏnh Thán).

Với những chi tiết đặc tả chính xác và chân thực, giàu sức gợi về một cảnh thu rất đặc sắc ở Quỳ Châu, tác giả gửi gắm tâm sự u buồn và cảm giác điêu tàn rất sâu lắng mà cũng vô cùng dữ dội. Điều đó nói lên cảnh ngộ, thân thể thu tàn của nhà thơ, cũng là cảnh thu suy tàn của triều đại nhà Đường. Những nỗi bi thu đáng thương, đáng hận của nhà thơ cũng chính là lời nói chung của xã hội thời ấy.

Người đọc còn gặp lại cảnh thu khác ở Quỳ Châu trong bài “Thu hứng7”. Một cảnh thu tuyệt diệu:

Ba phiờu cụ mễ trầm vân hắc Lộ lãnh liên phòng trụy phấn hồng.

Dịch nghĩa: (Sóng làm dạt trôi những trỏi cụ mễ trông như những đám mây đen chìm trong nước, những hạt sương chiều (hạt móc) làm lạnh hương sen, rụng phấn hồng).

Có lẽ ở đây sắc thu thật u ám, cảnh thu quá điêu tàn. Những hình tượng thiên nhiên đẹp “ba”, “lộ” cũng trở nên tàn nhẫn, khắc nghiệt đến không ngờ. Chỉ với hai câu thơ tác giả đã tạo ra được bức tranh thiên nhiên vừa đẹp, vừa bi thương. Qua cảnh thu suy tàn ấy, một lần nữa nhà thơ phần nào nói lên cảnh ngộ thương tâm, tàn tạ của cuộc đời riêng, đồng thời cũng nêu lên khung cảnh điêu tàn vô phương cứu chữa của triều đình nhà Đường đang buổi tàn vong.

Mùa thu, thiên nhiên buồn vì “bậc chí sĩ bi thu” đã đành. Xuân về thiên nhiên trong thơ Đỗ Phủ không vì thế mà vui hơn. Xuân về nhưng cảnh sắc vẫn ủ ê, mang sắc màu tàn tạ và nỗi buồn chia cắt. Đó là cảnh xuân về trên thành Trường An đổ nát, li biệt:

Cảm thời hoa tiễn lệ Hận biệt điểu kinh tâm.

Dịch thơ:

Cảm thời hoa để lệ rơi

Biệt li chim cũng vì người xót xa

(Xuân vọng- Khương Hữu Dụng dịch) Mùa xuân có chim và có hoa, hoa cũng nở và chim cũng kêu nhưng lại vì cảm thời thế, thấy hoa nở mà đầm đìa nước mắt, vì đau buồn trước cảnh biệt li, nhìn chim bay mà khắc khoải trong lòng. Cảnh vật xung quanh hoàn toàn đối lập với nỗi lòng nhà thơ tạo nên những vần điệu đầy sầu thảm. Con người chứa đầy “lệ” ở trong “tõm”. Nhà thơ viết về thiên nhiên nhưng dường như vẫn nổi lên tâm trạng sầu tư ưu uất trước cuộc đời.

Tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên, những “ linh hồn” của mùa xuân như cây cỏ, hoa lá, chim chóc đều hết sức thâm u, âm thầm chua xót. Một cảnh xuân não nùng đầy nước mắt và sự sợ hãi. Đó là do nỗi buồn, nước mắt, sự kinh

hãi của chính con người “cảm thời” “hận biệt” xót xa trong thời chiến tranh. Trong con mắt của thi nhân vốn đang rất buồn thì cảnh xuân như vậy là tất yếu không thể nào khác được.

Chúng tôi nhận thấy Đỗ Phủ rất ít tả cảnh du sơn ngoạn thủy đơn thuần. Những bức tranh phong cảnh của ông thường được kết hợp với cuộc sống thời đại. Ông cũng có tả những tiệc rượu trong đêm trăng như Lí Bạch, nhưng cảnh sắc trong thơ Lí Bạch đượm vẻ thần tiên. Sau cuộc rượu Lí Bạch cảm thấy bay bổng thanh cao, mê say ca hát còn đêm trăng và tiệc rượu của Đỗ Phủ thì chất chứa bao nỗi u buồn, uất hận. Điều đó được thể hiện trong bài “Thất thập dạ đối nguyệt”:

Vành vạnh trăng thu chút chửa sai Xúm sông lụ khụ một mình ai.

Cuốn rèm trông thấy như chào lão Chống gậy ra chơi lại đón người. Soi suốt rồng nằm dòng nước chảy, Sáng choang chim ngủ bóng cành phơi. Nhà tranh ngồi tựa bên chồi quýt

Móc trắng lòng ta cũng trắng ngời. (Trần Xuân Đề dịch)

Cũng viết về trăng nhưng trăng trong thơ Đỗ Phủ hoàn toàn khác so với trăng trong thơ Lí Bạch. Trăng trong thơ Lí Bạch sáng đẹp và chan chứa cả cuộc sống con người. Cú lỳc Lớ Bạch đã: “Dục thượng thanh thiờn lóm minh nguyệt” (muốn lên trời cao nắm lấy ánh trăng). Còn với Đỗ Phủ, trăng lại là ánh trăng vàng buồn rượi chiếu lờn muụn cảnh vật tiêu điều. Trăng không chỉ ở ngoài mà trăng nhòm vào nơi chiến địa, cảnh vật đượm vẻ bi thảm. Dưới con mắt Đỗ Phủ, ánh trăng trở nên buồn rầu. Tất cả mọi cảnh vật thiên nhiên đã trở thành bức tranh thê thảm nhuốm màu sắc thời đại. Cảnh vật và sắc thái thiên nhiên này là nỗi niềm của riêng Đỗ Phủ, không thể "trộn

lẫn" với ai. Như vậy, có thể thấy những câu thơ viết về thiên nhiên của Đỗ Phủ luôn chất chứa những tâm sự thầm kín trong thẳm sâu tâm hồn ông.

Với cái nhìn chân thực, Đỗ Phủ đã đem đến cho độc giả rất nhiều khung cảnh thiên nhiên đẹp nhưng bi thương. Đó là những hình ảnh hiu hắt ảm đạm như: “trăng lạnh”, “mõy đen”, “khụng khớ thảm thờ”, “sụng lủi thủi”... Tất cả đều thể hiện một cách nhất quán trung thực và gắn bó chặt chẽ với tâm tư nhà thơ, thể hiện một cách khách quan thời buổi đổ nát, điêu tàn, khủng khiếp, thê lương của toàn xã hội đời Đường.

Một phần của tài liệu đặc trưng thơ trữ tình của đỗ phủ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w