HỆ THỐNG NGÔN NGỮ TINH LUYỆN.

Một phần của tài liệu đặc trưng thơ trữ tình của đỗ phủ (Trang 99)

Đối với ngôn ngữ trong thi ca, Đỗ Phủ hết sức trọng thị. Ông nói mà không cần giấu giếm: “Ngữ bất kinh nhân tử bất hưu” (Lời nói không làm kinh ngạc mọi người thì dù chết cũng chưa chịu thụi). Tỡm những lời thơ “kinh người” ông muốn tìm đến một phương tiện có khả năng biểu hiện sâu sắc nhất, chính xác nhất cách nhìn nhận, tư tưởng, tình cảm của mình trước hiện thực khách quan. Vì vậy mà ngôn ngữ trong những bài thơ trữ tình của Đỗ Phủ rất cô đọng, ít lời nhiều ý, ngôn ngữ hàm súc và tinh luyện.

Cho đến ngày nay vẫn chưa có nhiều người vượt qua được ngôn ngữ thơ Đỗ Phủ. Là nhà thơ hiện thực cho nên ụng dựng ngôn ngữ tả thực để mô tả cuộc sống của nhân dân. Với những nội dung chân thực, ụng dựng ngôn ngữ biểu hiện tương xứng đó là thứ ngôn ngữ được chọn lọc, gọt rũa một cách cẩn thận, tỉ mỉ, lời ít nhưng lại mang tính khái quát cao, lời ít mà ý vô cùng. Nhà thơ Bạch Cư Dị trong “Thư gửi cho Nguyên Chẩn” có lời

nhận xét xác đáng về ngôn ngữ thơ ca của Đỗ Phủ: “Lời thơ trau chuốt, điêu luyện vượt hẳn Lí Bạch”.

Sự trau chuốt làm cho ngôn ngữ thơ Đỗ Phủ trở nên tinh luyện. Đây cũng là một bước phát triển trong nghệ thuật thơ ca của ông. Trở lại một số bài thơ trữ tình, chúng ta sẽ thấy rõ hơn những dụng công trong việc sử dụng từ ngữ của ông. Ông đã tìm được nhiều chữ rất “đắt” vừa hàm súc cô đọng, lại chứa đựng ý tứ sâu xa như cách dùng từ “vọng” trong bài thơ:

Mỗi y Bắc Đẩu vọng Kinh hoa.

(Hằng nương Bắc Đẩu ngóng Kinh hoa).

(Thu hứng- bài 2- Khương Hữu Dụng dịch) Chỉ với một chữ “vọng” cũng đã nói lên đầy đủ hoàn cảnh và tâm tư chủ quan của nhà thơ. Đó là hoàn cảnh của một con người xa quê nhưng mọi tình cảm và tâm tư vẫn luôn hướng về quê hương. Từ “vọng” được coi là “nhón tự” của cả bài, là điểm sáng của tài năng và tư tưởng thơ Đỗ Phủ. Trong tương quan so sánh với các từ cùng trường nghĩa với nó như: “khỏn”, “thị”, “kiến” ta mới thấy hết được khả năng biểu đạt thần tình của từ “vọng”.

Có khi chỉ hai câu mười bốn chữ mà đã gói gọn cả cuộc đời nhà thơ, mỗi lời một lớp cấu trúc theo kiểu nhiều tầng chồng chéo để xây dựng hình tượng hết sức chân thực:

Vạn lí bi thu thường tỏc khỏch Bỏch niên đa bệnh độc đăng đài.

(Đăng cao)

Hình ảnh và nhịp điệu thơ thật nặng nề. Cỏc õm, nhất là ba âm cuối “độc đăng đài” phải đọc rời nhau mới diễn tả được hình ảnh một ông già buồn, bệnh tật, cô độc đang chậm chạp, nặng nề, mệt mỏi bước lên chốn đài cao.

Chỉ với hai câu thơ nhưng làm nổi rừ tỏm tầng ý đau thương (đã phân tích ở chương 2). Tám ý đó quyện vào nhau, mỗi lời một ý, ý này bổ sung

ý kia làm nổi bật hình ảnh cô độc, lẻ loi của con người chịu lắm nỗi gian truân thống khổ của cuộc đời. Lời thơ cô đọng, hàm súc, cảnh, ý, tình lồng vào nhau càng tô đậm thêm phong cách thâm trầm u uất của nhà thơ.

Như vậy, có thể thấy thứ ngôn ngữ hết sức tinh luyện mà Đỗ Phủ sử dụng bao hàm cả tính khái quát và có độ chính xác cao, vừa gợi tả những chi tiết chân thực lại vừa có khả năng bao quát các sự kiện của hiện thực. Đây là những đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ thơ ca Đỗ Phủ.

Sự trau chuốt ngôn ngữ trong thơ Đỗ Phủ không rơi vào chủ nghĩa hình thức, trái lại càng trau chuốt, càng hàm súc thì hiệu quả nghệ thuật trong thơ ông càng cao. Ví như bài “Xuân vọng” là một bài ngũ ngôn luật thi vẻn vẹn có bốn mươi chữ nhưng tác giả lột tả được nhiều vấn đề: cảnh vật, cảm xúc, nỗi niềm, con người, đất nước. Tất cả được nhà thơ gói gọn trong những từ ngữ giản dị nhưng sâu sắc. Có khi chỉ bằng việc lùa chọn một số từ ngữ mà làm toả sáng ý của câu thơ, bài thơ như chữ “thời” trong câu:

Cảm thời hoa tiễn lệ Hận biệt điểu kinh tâm.

Đỗ Phủ đã đem đến cho người đọc một cái nhìn khái quát về “thời cuộc”, “thời thế”. Câu thơ ngắn gọn, hàm súc, từ ngữ đối nhau, “ý tại ngôn ngoại” mà tác giả Tư Mã Quang cho rằng “người đọc tự mình suy nghĩ ra”. Nhà thơ đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhân cách hóa và tượng trưng một cách sáng tạo và linh hoạt làm cho chúng ta cảm nhận một cách sâu sắc về hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Thông thường thì “hoa” (hoa) và “điểu” (chim) thường làm cho con người cảm thấy vui, nhưng nay vì “Quốc phỏ” nờn thấy nó mà khóc, nghe nó mà buồn “Tức là có thể biết cái thời như thế nào?” (ễn cụng thi thoại). Ở đây, cõu trờn nói về thời cuộc việc nước nhà bị tàn phá, câu dưới nói về cuộc đời nhà thơ đó là cảnh gia đình bị li tán.

Như vậy, có thể thấy trong phép luyện chữ của Đỗ Phủ có thuyết gọi là “thi nhón”, tức trong mỗi câu thơ có một chữ dễ tạo sự chú ý, làm cho cả

câu thơ được sống động. Quả thật, Đỗ Phủ có sở trường khiến mọi người phải khâm phục, khen ông khi đã sử dụng một chữ nào thì người đời sau không ai có thể thay đổi được. Như câu:

Tinh thùy bỡnh dó khoỏt Nguyệt dũng đại giang lưu.

(Đồng bằng rộng mênh mông, ánh sao như rủ thấp xuống, Sông lớn cuồn cuộn bóng trăng tung tóe theo dòng). (Lữ dạ thư hoài)

thì chữ “thựy” (rủ) và chữ “dũng” (tung tóe) không sao thay đổi được. Ở đây đối tượng miêu tả là đồng bằng. Nhà thơ dùng chữ “thựy” tả được bề rộng mênh mông của nó, dùng chữ “dũng” tả được cảnh sông rộng mênh mông, sóng nước cuồn cuộn.

Sự tinh luyện trong ngôn ngữ thơ Đỗ Phủ nhiều khi thể hiện ở tất cả các chữ trong một dòng thơ. Cụ thể như câu cuối cùng trong “Thu hứng- bài 8”:

Bạch đầu ngâm vọng khổ đờ thùy.

Có lẽ đây là hình ảnh sâu đậm nhất về nhà thơ khắc trạm trong tâm trí ta. Có ý kiến cho rằng câu kết của bài thơ này không có chữ nào không thương đau: “đờ” (cỳi), “thựy” (rủ xuống), “bạch đầu” (đầu bạc), “ngõm vọng” (ngâm nga, trông ngóng), “khổ” (khổ đau). Trong bài “Tĩnh dạ tư” ta cũng thấy có tư thế ấy:

Đê đầu tư cố hương. (Lí Bạch)

Cũng là cái cúi đầu nhưng ở Lí Bạch dường như nhiều chất lãng mạn hơn. Cúi đầu để nhớ cố hương. Còn ở Đỗ Phủ đó là cái cúi đầu chất chứa tâm sự trầm uất, đau đớn.

Nói đến sự tinh luyện trong ngôn ngữ thơ Đỗ Phủ không chỉ thể hiện ở sự công phu, gọt rũa từng lời, từng ý mà ngay trong cách sử dụng các điển cố, điển tích của ông cũng rất nhuần nhuyễn, đạt đến trình độ điêu luyện. Những điển tích, điển cố không bị chết cứng trong trang thơ trữ tình của

Đỗ Phủ, trái lại còn hàm chứa được nhiều giá trị sâu xa mà tác giả muốn gửi gắm, tâm sự. Đó là trường hợp:

Thớnh viên trực há tam thanh lệ Phụng sứ hư tùy bỏt nguyệt tra.

Lắng tai nghe vượn rơi châu thực Theo sứ xuụi bố rừ chuyện mơ.

(Thu hứng 2- Khương Hữu Dụng dịch) Những điển cố “tam thanh lệ”, “bỏt nguyệt tra” trong câu thơ của Đỗ Phủ không đơn thuần chỉ có chức năng gợi nhắc lại những câu chuyện đã từng được ghi chép trong lịch sử mà trở thành phương tiện đắc dụng để nhà thơ kín đáo gửi gắm tâm sự của mình. Đó là tâm trạng cô đơn, buồn đau, bất lực, tuyệt vọng đang diễn ra trong lòng nhà thơ. Những điển cố, điển tích nếu không được sử dụng khéo léo rất dễ trở thành khuôn sáo, nhưng dưới bàn tay tài hoa của Đỗ Phủ chúng lại có khả năng biểu đạt được nhiều nhất các cung bậc tình cảm của lòng người.

Các điển tích, điển cố về Khuông Hành, Lưu Hướng cũng được Đỗ Phủ vận dụng rất độc đáo:

Khuông Hành kháng sớ công danh bạc Lưu Hướng truyền kinh tâm sự vi.

Khuông Hành dâng sớ công danh mỏng Lưu Hướng truyền kinh nguyện ước sai.

(Thu hứng 3- Khương Hữu Dụng dịch) Bằng cách chống lại nguồn sử liệu được ghi chép về hai nhân vật này, Đỗ Phủ đã nhấn mạnh trật tự xã hội đang thống trị lúc bấy giờ. Đó là một trật tự xã hội đầy bất công, ngang trái mà những con người có tài năng, tâm huyết như Khuông Hành, Lưu Hướng thì trở thành vô dụng. Còn những kẻ ích kỉ chỉ lo lắng cho lợi ích của bản thân thì lại được trọng dụng. Các điển tích, điển cố mà Đỗ Phủ lựa chọn sử dụng đều có dụng ý nghệ thuật và trở thành phương tiện hữu hiệu trong việc biểu đạt nội dung.

Đối với các bài thơ tự sự, có rất nhiều các từ ngữ được chọn lọc mang tính tập trung và khái quát cao. Chúng tôi không đi sâu vào các tác phẩm tự sự song chỉ qua việc xem xét các từ dùng trong các tiêu đề thơ tự sự cũng là một minh chứng cụ thể về việc sử dụng ngôn ngữ thơ ca của Đỗ Phủ. Chùm thơ “Tam lại”, “Tam biệt” là một ví dụ. Từ “lại” (nha lại) xuất hiện ba lần ở ba bài “Tân An lại”, “Đồng Quan lại” và “Thạch Hào lại” có tính chất nhấn mạnh, làm cho người đọc chú ý và nhằm miêu tả hiện thực của bọn nha lại ở các địa phương nhà Đường. Điệp từ “lại” làm tăng thêm sự căm phẫn, thù ghét của nhân dân. Điệp từ “biệt” xuất hiện ba lần trong ba bài “Tân hôn

biệt”, “Thùy lão biệt” và “Vô gia biệt” nhằm nêu lên một hiện thực thứ hai

phổ biến đương thời là sự biệt li đau xót của dân chúng. Cũng một chữ “lại”, một chữ “biệt” nhưng nhà thơ sử dụng chúng ở những vị trí khác nhau để diễn tả những khía cạnh khác nhau.

Tóm lại, với sự công phu, gọt rũa từng lời, từng ý, ngôn ngữ trong thơ Đỗ Phủ đạt trình độ tinh luyện, lời ít ý nhiều. Việc sử dụng hệ thống ngôn ngữ này làm phương tiện để phản ánh, để gửi gắm những tâm sự, những nỗi niềm riêng trong những vần thơ trữ tình của Đỗ Phủ là hoàn toàn phù hợp. Ông đó dựng hệ thống ngôn ngữ trau chuốt và điêu luyện, có chọn lọc và độ chính xác cao, có khả năng tập trung và bao quát tình cảm vô hạn cũng như tả được một cách sâu sắc hiện thực. Sự thành công này góp phần khẳng định trình độ sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Đỗ Phủ. Có thể núi ụng là người đã nâng cao năng lực thể hiện của ngôn ngữ trong thi ca cổ điển Trung Quốc lên một giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu đặc trưng thơ trữ tình của đỗ phủ (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w