CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG THƠ TRỮ TÌNH CỦA ĐỖ PHỦ

Một phần của tài liệu đặc trưng thơ trữ tình của đỗ phủ (Trang 41 - 44)

3. CHỨC NĂNG CỦA THƠ CẬN THỂ

CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG THƠ TRỮ TÌNH CỦA ĐỖ PHỦ

Đến với thơ trữ tình của Đỗ Phủ là đến với sự trầm tư, sâu lắng đã làm nên phong cách nhà thơ, mà sự thể hiện ấy được tập trung trong mảng thơ cận thể. Thơ trữ tình của Đỗ Phủ đã biểu hiện được những tình cảm tinh vi, tế nhị nhất của con người thời đại. Thơ ông là sự lắng đọng của tâm tư và “có thể mở màn vũ trụ bao la để thấy con người, mở tâm hồn một nhân vật

khổng lồ để thấy một chi tiết của nỗi éo le sâu kín nhất”. Từ tình cảm đối với

đất nước, thời cuộc, đến tình cảm đối với quê hương, tình bạn, tình vợ chồng, cho đến nỗi khổ của người dân đều được ngịi bút của ơng len lỏi tới. Những vấn đề lớn như mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp cũng được ông mô tả hết sức nhuần nhuyễn với sự đăm chiêu của con người trong cuộc. Có thể nói, thơ Đỗ Phủ đã phản ánh một cách chân thực hiện thực bản thân tác giả cũng như hiện thực xã hội và đề cập đến những vấn đề lớn lao của thời đại.

Quan tâm đến vận mệnh Tổ quốc, nhân dân nên nhà thơ đó cú “tấc lũng” ghi lại cuộc sống hiện thực đau khổ của nhân dân và đồng tình với họ. Trong thời đại ấy, có biết bao nhà thơ đã sống qua cuộc chiến tranh An Sử song đó cú ai mơ tả số phận con người trong chiến tranh và những vấn đề có ý nghĩa trọng đại của đất nước sâu sắc bằng Đỗ Phủ. Qua những bài thơ của ụng cũn để lại, chúng ta dễ dàng nhận thấy hiện thực đời sống của một thời đại đầy mâu thuẫn và có nhiều biến động lớn lao.

Chúng tơi nói đến thơ trữ tình của Đỗ Phủ là nói đến thơ của một con người có tấm lịng nhân đạo bao la, gắn liền sự nghiệp của mình với vận mệnh của đất nước, gắn liền nỗi bất hạnh của cá nhân với những nỗi khổ đau vô tận của quần chúng nhân dân. Mỗi bài thơ của ông là một bức tranh hiện thực phơi bày mâu thuẫn xã hội, vạch trần cuộc sống bất cơng, thể hiện tấm lịng thương người rộng rãi của nhà thơ.

Vì vậy, xét một cách tổng qt, chúng tơi nhận thấy đặc trưng nổi bật trong thơ trữ tình của Đỗ Phủ (mảng thơ cận thể) là tính chân thực và tính trọng đại. Đây là hai đặc trưng cơ bản góp phần khẳng định những giá trị nghệ thuật cũng như tài năng của “Thi thánh”.

Để tìm hiểu đặc trưng thơ trữ tình của Đỗ Phủ (mảng thơ cận thể) chúng tôi muốn khái quát những cơ sở từ hiện thực góp phần làm nên đặc trưng thơ ông.

* Cơ sở xác định đặc trưng thơ trữ tình của Đỗ Phủ.

Đỗ Phủ sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn chương, khoa cử. Ơng đã từng khẳng định: “làm thơ là việc của nhà tôi”. Bản thân ông cũng là một người rất xuất chúng, có tài thơ văn từ nhỏ. Hồn cảnh gia đình đã ảnh hưởng rất nhiều đến nhà thơ. Mặc dù cũng có những lúc cựng Lớ Bạch học Đạo nhưng tư tưởng lớn nhất của Đỗ Phủ vẫn là tư tưởng Nho gia. Lý tưởng chính trị lớn nhất của đời ơng và cũng là hồi bão từ lâu ấp ủ trong lịng ơng đó là:

Trớ qũn Nghiờu Thuấn thượng Tái sử phong tục thuần”.

(Giúp vua vượt Nghiêu Thuấn Và làm cho phong tục thuần hòa).

Cứ ngỡ lÝ tưởng ấy, với tư chất thơng minh và truyền thống gia đình tốt đẹp, Đỗ Phủ sẽ thực hiện được ước vọng. Bởi theo ụng thỡ con đường duy nhất để có thể thực hiện được lÝ tưởng chính trị đó là phải thi đỗ và làm quan. Nhưng đáng buồn thay!

Giữa khoảng trời xanh, chim đành rũ cánh Cá lờ đờ không chỗ giương vây.

Đến đâu ông cũng vấp phải bức tường ngăn cách của xã hội phong kiến. Chế độ chính trị đó khơng cho Đỗ Phủ trở thành một trung thần giúp vua, giúp nước khiến cuộc đời ông trải qua biết bao thăng trầm. “Thi tiên” Lí Bạch ngẩn ngơ ơm trăng dưới đáy sơng sõu, cũn “Thi thánh” Đỗ Phủ thì từ giã cõi đời trên một chiếc thuyền rách nát trong cảnh nghèo nàn, bi đát cực độ.

Đỗ Phủ sống trong giai đoạn nhà Đường đang chuyển từ thịnh sang suy. “Mặc dù thời kỳ này kinh tế chưa suy sụp hẳn, song thời Thiên Bảo

chính trị nhà Đường hết sức đen tối, mâu thuẫn xã hội diễn ra sâu sắc”

[61;116]. Đường Minh Hoàng lúc này đắm chìm trong tửu sắc, triều chính rơi vào tay bọn gian thần. Đỗ Phủ sau thời gian ngao du sảng khoái, hăm hở đi thi nhưng cả hai lần đều bị đánh trượt. Chế độ phong kiến đen tối và tàn bạo vốn thù ghét tài năng và đức hạnh đã không thể mở cửa dung nạp một con người cương trực, tài hoa và giàu nhiệt tình chính trị như Đỗ Phủ.

Tiếp đó là mười năm khổ nhục ở Trường An, nếm trải cảnh “triêu khấu

phú nhi mơn, mộ tùy phỡ mó trần” (sỏng gừ cửa nhà giàu, chiều theo vó

ngựa lần đi). Ông phải dâng thơ lờn cỏc đại thần mong được tiến cử, nhưng mỗi lần hi vọng bùng lên lại là một lần bị dập tắt phũ phàng. “Gió bão của

thời đại đã đẩy xô Đỗ Phủ xuống chốn tận cùng của cuộc sống, bắt nhà thơ phải chịu đựng tất cả mọi sự vất vả khó khăn, ê chề tủi nhục, bệnh tật đúi nghốo mà nhân dân lao động đang phải trải qua” [61; 122]. Rồi chiến tranh,

loạn lạc, nhà thơ phải trải qua cảnh bị bắt và trốn thốt, cảnh làm quan khi thì bị trỡ trớch, khi thì chủ động từ quan. Tiễn Bỏ Hỏn trong “Nghiên cứu

Đỗ Phủ” đã viết: “Cuộc đời Đỗ Phủ đúng là đã trải hết mọi dấu vết của

thịnh suy trị loạn, đã qua hết mọi gian hiểm của núi sông binh linh, nếm hết mọi đắng cay của đói rét, chia ly, từ buổi trung niên trở về sau, một quan phế truất, muôn dặm chạy hồi, đói rét rừng hoang, bệnh già thuyền lẻ, cái thảm đạm của đời ông thực đã tới chỗ cùng cực chua cay của kiếp sống”.

Cuộc đời ơng có thể rút lại trong ba chữ “bất đắc chí”. Hay “cuộc đời

nhà thơ rút lại chỉ còn là một nỗi lo xé ruột, một nỗi đau thắt lòng” [61; 127]. ễng đã vào đời với biết bao khát khao mãnh liệt, nhiệt huyết trào dâng. Dẫu qua bao lần thất bại đắng cay, nhà thơ vẫn tràn đầy hi vọng.

Thơ ơng là tiếng nói cất lên từ trái tim. “Thơ ơng là biển khổ. Thơ ông

là biển thương. Thơ ông là ngọn núi sầu tư u uất chỉ chực nổ tung, là bầu trời vần vũ oi ả sắp chuyển thành giông tố” [61; 134]. Một cách rất tự nhiên,

thơ ông phản ánh chân thực thời đại, phản ánh cuộc sống đau khổ, lầm than của nhân dân và đề cập đến những vấn đề lớn lao của đất nước. Và một điều thật kì diệu, dường như cuộc đời càng trải qua nhiều sóng gió, thơ ơng lại càng nhiều và hay hơn.

Một phần của tài liệu đặc trưng thơ trữ tình của đỗ phủ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w