1.TÍNH CỤ THỂ CỦA HÌNH TƯỢNG

Một phần của tài liệu đặc trưng thơ trữ tình của đỗ phủ (Trang 83)

3. CHỨC NĂNG CỦA THƠ CẬN THỂ

1.TÍNH CỤ THỂ CỦA HÌNH TƯỢNG

Sức mạnh tác động của nghệ thuật phụ thuộc nhiều vào tính cụ thể của nó. Tính cụ thể trực tiếp là một đặc trưng quan trọng quy định tính đặc thù của nghệ thuật trong việc phản ánh đời sống. Qua tác phẩm nghệ thuật, cuộc sống hiện lên một cách cụ thể, sinh động với từng con người, từng tính cách số phận và trong những hoàn cảnh riêng biệt. “Hình tượng nghệ thuật chỉ thấm sâu vào ý thức của người tiếp nhận khi nào họ cảm thấy được tính chất trực tiếp, cụ thể, toàn vẹn, độc đáo như những thực thể trong đời sống. Nếu miêu tả con người thì đó là một nhân vật cụ thể những đặc điểm riêng về ngoại hình và nội tâm, về những mối quan hệ phức tạp trong xã hội. Nếu miêu tả một hiện tượng nào đó thì người đọc dường như được trực tiếp quan sát theo dõi hiện tượng Êy đang vận động trong một không gian và thời gian nhất định. Nếu biểu hiện một trạng thái tình cảm, cảm xúc thì người đọc như được truyền đến những xúc động trong niềm đồng cảm sâu sắc. Không có sự miêu tả và biểu hiện cuộc sống một cách cụ thể thì hình tượng không có cơ sở để tồn tại” [14; 30].

Khrapchenco cho rằng: “Trong khi tạo ra những hình tượng nghệ thuật, nhà thơ không xuất phát từ những tiền đề lô gíc chung chung mà xuất phát từ sự cảm thụ cuộc sống, không xuất phát từ những khái niệm trừu tượng mà từ những hiện tượng cụ thể của hiện thực” (trang 33)

(M.B. Khrapchen co - Cá tính sáng tạo của nhà văn - Nxb Tác phẩm mới - Hà Nội- 1978)

Trong những sáng tác thơ trữ tình của Đỗ Phủ, chúng tôi nhận thấy ông đã xây dựng những hình tượng mang tính cụ thể và chân thực để bộc lé cảm xúc, để giãi bày tâm sự sâu lắng cũng như phản ánh sâu sắc xã hội lúc bấy giê. Đó là những hình tượng cụ thể về con người, những hình tượng cảm xúc như tiếng khóc từ hiện thực xã hội. Nếu như Lí Bạch xây dựng hình tượng to đẹp, có tính bay bổng khác thường thì Đỗ Phủ lại xây dựng hình tượng hết sức cụ thể có cơ sở từ hiện thực cuộc sống. Rõ ràng, giữa Lí Bạch và Đỗ Phủ có sự khác nhau trong việc xây dựng hình tượng. Theo tác giả Lê Đức Niệm: “Đỗ Phủ khai thác những chi tiết hình ảnh cụ thể của sự việc và con người, còn Lí Bạch lại chú ý đến việc lí tưởng hoá nhân vật” [45; 155]. Lí Bạch đã chọn những nhân vật lành mạnh, vui vẻ, dũng cảm, bồng bột. Còn Đỗ Phủ lại chọn những con người âu sầu, khổ não, phiền muộn để xây dựng hình tượng.

Hình tượng những người nông dân trong thơ của Lí Bạch chưa nhiều nhưng là những hình tượng sáng đẹp đáng yêu khác hẳn với người nông dân trong thơ của Đỗ Phủ. Trong bài “Thu phè ca 16” Lí Bạch viết:

Bác nông dân thu phè, Bắt cá giữa lòng khe. Vợ ngồi dưới khóm tróc, Dử chim vào bẫy tre.

(Lê Đức Niệm dịch)

Lí Bạch đã miêu tả cuộc sống lao động rất vui vẻ, ở đây người lao động hình như rất thoải mái, họ tìm thấy thó vui trong cuộc sống. Thực ra, đó là cách lí tưởng hoá cuộc sống người nông dân trong con mắt của Lí Bạch. Cuộc sống của họ tràn ngập niềm vui.

Còn Đỗ Phủ, khi làm thơ ông thường đi tìm những hình tượng chất chứa tình cảm đau thương. Có lẽ cũng vì đời sống của nhân dân khổ cực lầm than nên những vần thơ phản ánh đời sống của ông cũng không thể có không khí tươi vui được.

Qua sáng tác của ông, chúng tôi thấy hiện lên những hình tượng rất cụ thể. Đó là những người nông dân, những quả phụ nghèo, không cháo không cơm, những đứa trẻ mồ côi đều đã đi vào tác phẩm.

Bên cạnh đó, hình tượng người phụ nữ được ông miêu tả rất cụ thể, trong những hoàn cảnh đặc biệt đó là hoàn cảnh chiến tranh. Thơ của ông không có người phụ nữ đẹp về hình thức như trong thơ của Lí Bạch mà đó là những người phụ nữ đẹp về bản chất, về tâm hồn. Khi chiến tranh xảy ra, ng- ười phụ nữ đã phải chia tay người thân yêu nhất của mình đó là người chồng ra chiến trường mà không biết ngày nào trở lại. Đỗ Phủ đã miêu tả người phụ nữ với bao tình cảm nhớ thương chồng không chỉ biểu hiện qua nỗi lòng mà còn bằng hành động cụ thể. Đó là hình tượng người chinh phụ đem áo ra đập ở bến sông khi mùa thu về để kịp gửi cho người chinh phu trong những tháng rét dữ sắp đến:

Biết chàng đi thó còn lâu, Thu về, đá giặt em lau sẵn sàng.

Nay mai cây héo lá vàng,

Luống tình li biệt kể hàng mấy đông. Áo này giặt chẳng quản công, Gửi ra ngoài ải những mong kịp ngày.

Phòng khuê xin hết sức này,

Để chàng nghe thoảng tiếng chày canh thâu. (Đảo y- Khương Hữu Dụng dịch)

Tiếng chày đập vải là biểu hiện cụ thể của tình cảm nhớ thương và lo lắng của người vợ đối với người chồng trong những tháng ngày xa cách. Hình tượng người chinh phụ đập áo gửi ra sa trường trong bài thơ “Đảo y” của Đỗ Phủ được miêu tả qua những hành động rất cụ thể: thu đến lau sạch tảng đá để giặt, dùng hết sức mình chẳng quản nện áo mệt nhọc và có cả niềm hi vọng “Để chàng nghe thoảng tiếng chày canh thâu”. Đó là những ước mơ rất đời thường của người chinh phụ. Hành động giặt áo giống nh mét “giải pháp

tâm lí”. Người vợ nhớ chồng ngày thu giặt áo, đem biết bao yêu thương gửi trong tiếng chày, những mong âm thanh Êy có sức mạnh vượt qua khoảng không mịt mù cho chàng nghe được tiếng vang. Niềm hi vọng Êy tạo thành sức mạnh cho người phòng khuê chân yếu tay mềm. Nh vậy, mọi biến động dù nhỏ đều làm cho người chinh phụ động lòng thương mong da diết. Nơi này sắp là mùa đông, chẳng biết ở xa kia, chàng sẽ ra sao? Nghìn trùng biệt li, quan san cách trở. Người phụ nữ trong thơ Trần Ngọc Lan còn được cái hạnh phóc gửi áo cho người nơi quan ải:

Nhất hàng thư tín thiên hàng lệ Hàn đáo quân biên, y đáo vô?

(Kí phu) Dịch thơ:

Một dòng thư gửi, trăm dòng lệ Rét đến bên chàng áo đến không?

Còn người phụ nữ ở đây không được nh vậy vì biết chàng giê ở nơi nao?

Nếu so sánh hình tượng nhân vật trong thơ tự sự của Đỗ Phủ với thơ trữ tình của ông chúng ta cũng nhận thấy: Nhân vật trong thơ tự sự có cá tính rõ rệt và mang đầy đủ đặc điểm thời đại. Ông thường đặt nhân vật trong những diễn biến của mọi mâu thuẫn xã hội, nhằm khắc hoạ trạng thái tâm lí của nhân vật như hình tượng bà lão trong “Thạch Hào lại”. Còn trong thơ trữ tình của Đỗ Phủ đó là những con người có nội tâm sâu sắc, những khổ đau mà nhân vật phải nếm trải là những dồn nén đã tích tụ từ rất lâu trong lòng như hình ảnh bà lão trong “Hựu trình Ngô lang” (đã phân tích ở chương 2). Nh vậy, hình tượng trong thơ trữ tình của Đỗ Phủ mang tính cụ thể, chân thực. Tác giả Lê Đức Niệm có nhận xét về bót pháp xây dựng hình tượng của Đỗ Phủ: “kết hợp tự sự và trữ tình trong việc xây dựng hình tượng” là một trong những đặc trưng cơ bản của ông.

Hình tượng mang tính cụ thể của con người, của sự việc trong thơ Đỗ Phủ không đơn thuần là hình tượng của một cá nhân, một con người mà đó là hình tượng chung của nhiều người trong xã hội lúc bấy giê. Vì vậy mà hình tượng trong thơ Đỗ Phủ được tạo nên bằng sự kết hợp giữa khái quát và cụ thể.

Tác giả Hà Minh Đức cho rằng: “Hình tượng nghệ thuật sở dĩ có sức thuyết phục cao vì trong cái cụ thể trực tiếp đã chứa đựng tính quy luật của đời sống. Trong quá trình sáng tạo, nghệ sĩ khám phá thế giới một cách riêng biệt. Họ có thể nắm bắt được bản chất trong muôn vàn sự vật, hiện tư- ợng đồng loại rồi từ đó làm nổi bật những nét bản chất Êy qua một hình tư- ợng cụ thể độc đáo. Sự thể hiện quy luật đời sống qua cái đơn nhất làm cho hình tượng vừa có tính khái quát vừa có tính cụ thể” [14; 30].

Nh vậy có thể thấy tính cụ thể và tính khái quát của hình tượng nghệ thuật luôn thống nhất hữu cơ với nhau, luôn xuyên thấm vào nhau. Hình tượng nghệ thuật trong thơ Đỗ Phủ cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Bên cạnh những hình tượng cụ thể về con người, Đỗ Phủ còn xây dựng những hình tượng thuộc về trạng thái tình cảm, cảm xúc đó là hình tượng tiếng khóc. Đây là hình tượng xuất hiện nhiều trong thơ Đỗ Phủ. Nó không chỉ là một phương tiện, một dụng ý nghệ thuật mà còn là tiếng lòng được bắt nhịp từ trái tim của nhà thơ hiện thực bậc thầy này.

Hình tượng tiếng khóc được Đỗ Phủ nhắc đến với tư cách là một nhấn mạnh và “ám ảnh nghệ thuật”. Với sự xuất hiện nhiều lần trong những bài thơ trữ tình, hình tượng tiếng khóc trở thành căn cứ khoa học để chúng tôi khẳng định sự tồn tại của hình tượng cụ thể này trong thơ Đỗ Phủ là phương tiện quan trọng trong việc biểu hiện nội dung còng như nghệ thuật thơ trữ tình của ông.

Hình tượng tiếng khóc trong thơ trữ tình của Đỗ Phủ xuất hiện vì nhiều nguyên nhân khác nhau: có khi khóc vì nghèo đói, bệnh tật, cũng có khi khóc vì những giá trị của cuộc sống bị mất dần đi và nhiều nguyên nhân khác nữa.

Người khóc có khi là tác giả cũng có khi là tiếng khóc thống thiết từ người dân. Dù khóc vì nguyên nhân nào và người nào khóc đi nữa thì Èn sâu bên trong những giọt nước mắt trên trang thơ Đỗ Phủ, độc giả chúng ta vẫn bắt gặp hơi Êm nóng của hiện thực cuộc sống bộn bề đang khoác nguyên chiếc áo choàng thời đại mà tác giả sống và đã đem vào thơ.

Cũng vì trong cuộc đời mình, Đỗ Phủ đã chứng kiến bao biến chuyển, vần xoay của thời cuộc và những bất hạnh trong kiếp sống con người. Cảm thương cho thế cuộc, xúc động trước kiếp người, đớn đau cho cảnh loạn li, chia cắt ... Tất cả điều đó đã làm cho nhà thơ khóc, trang thơ Đỗ Phủ ngập tràn nước mắt. Đó là thứ nước mắt cho đời, cho người, tiếng khóc của nhà thơ đã hướng ra thế giới bên ngoài và là tiếng khóc hướng ngoại của một nhà thơ có nhân cách lớn. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bích Hải từng nhận xét: “Đọc thơ Đỗ Phủ ta nhận thấy trái tim ông là băng ghi âm tiếng khóc của nhân dân đời Đường gửi lại cho hậu thế” [22; 50]. Trái tim Êy, nhạy cảm và giàu yêu thương, luôn lắng nghe, thấu hiểu những nỗi đau của con người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước cái chết của đồng loại, một người bình thường cũng có thể xót thương dẫu không phải ai cũng khóc thực tâm như Đỗ Phủ. Nhưng đứng trước cái chết tiền định, đứng trước những người mà cảnh sống của họ dù đau khổ nhưng hoàn cảnh của bản thân mình chưa hẳn đã khá hơn thì chắc hiếm có những người đã khóc chân thành như Đỗ Phủ. Bài thơ “Hựu trình

Ngô lang” là tiếng lòng của nhà thơ gửi lại cho tình nhân ái muôn đời. Với

hình ảnh những giọt nước mắt tủi hờn, chua chát từ số kiếp mòn mỏi của ng- ười đàn bà:

Chính tư nhung mã lệ doanh cân.

Dịch thơ:

Lệ đầm khăn những tủi can qua.

Tác giả dường nh đã thu những dòng nước mắt từ con người bất hạnh Êy vào tâm can mình. “Lệ doanh cân” là hình ảnh có điều gì Èn ức tột cùng.

Nước mắt đầm khăn của người đàn bà kia không biết có nghẹn ngào, xót xa hơn tiếng khóc mà Đỗ Phủ đã lặng lẽ gửi dưới những vần thơ?

Hình tượng tiếng khóc trong thơ Đỗ Phủ không chỉ dừng lại ở việc khóc cho con người mà ông còn khóc cho nhân tình thế sự. Trước những giá trị thiêng liêng đang bị xâm hại, trước cảnh nước mất nhà tan ... nhà thơ đau khổ đến bạc đầu, cùn tóc, ông khóc thương cho thế cuộc đầy rẫy mất mát, đổi thay:

Cảm thời hoa tiễn lệ Hận biệt điểu kinh tâm.

(Cảm thán thời thế nhìn hoa mà rơi nước mắt

Đau buồn về cảnh li biệt mà nghe chim kêu phải đau lòng). (Xuân vọng - Khương Hữu Dụng dịch) Khó ai có thể diễn đạt cảm động hơn nỗi lòng ưu thời, ái quốc của ngư- ời công dân họ Đỗ. Chúng ta hiểu rằng, trái tim thi sĩ có ở bất cứ nơi đâu mà đau khổ đang tồn tại.

Hình tượng tiếng khóc trong thơ trữ tình của Đỗ Phủ còn là tiếng khóc hướng nội, tiếng khóc trong tâm của chính tác giả. Khi bày tỏ lòng mình về chia li, loạn lạc, sống xa cách gia đình, chúng ta thấy rõ hơn nỗi buồn của nhà thơ qua tiếng khóc đầy xúc động với mặc cảm cô đơn, lẻ loi, bất lực:

Thiên nhai thế lệ nhất thân diêu.

(Nơi góc trời ứa lệ, một mình ta lạc loài). (Dã vọng)

Ở đây Đỗ Phủ đã thành thực khóc cho mình, cho số phận và cuộc đời mình. Tiếng khóc vì thế mà chan chứa, cảm động.

Tiếng khóc không chỉ biểu hiện nỗi buồn, nỗi đau thương mà tiếng khóc còn biểu hiện niềm vui. Bài thơ “Văn quan quân thu Hà Nam Hà Bắc” là một minh chứng cho điều này:

Kiếm ngoại hốt truyền thu Kế Bắc Sơ văn thế lệ mãn y thường.

Dịch thơ:

Kiếm ngoại được tin thu Kế Bắc Thoạt nghe nước mắt ứa hai hàng.

(Doãn Kế Thiện dịch)

Có lẽ niềm vui quá bất ngờ làm cho con người không cười nổi, vui quá, mừng quá nên đã khóc. Tiếng khóc ở đây là biểu hiện của những nụ cười, những niềm vui thành thực, những ước mơ Êp ủ trong lòng rất lâu hôm nay mới có được.

Còn hình tượng tiếng khóc trong những bài thơ tự sự của Đỗ Phủ thì lại chứa đầy Èn ức:

Níu áo, dậm chân, chặn đường khóc

Tiếng khóc xông lên thẳng chín tầng mây. (Binh xa hành)

Đây là tiếng khóc ai oán, phẫn nộ của số đông người đau khổ trong cuộc điểm binh. Chóng ta có thể nhận thấy tiếng khóc đi từ con người, lan rộng trên đường đi, bao trùm không gian mặt đất và bao trùm cả không gian bầu trời. Tiếng khóc nối liền Thiên- ĐÞa- Nhân và làm cho tất cả đảo điên, quay cuồng trong khổ đau, căm hận.

Hay tiếng khóc trong bài “Tân An lại”:

Thanh sơn do khốc thanh.

(Tiếng khóc vang non xanh mà động lòng trắc Èn)

Trước sự kiện nha lại bắt lính làm cho khắp non xanh vang lên tiếng khóc. Đó là tiếng khóc của những người bị bắt lính, tiếng khóc của những gia đình mất người thân vọng vang, tụ đọng khắp cả đất trời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh những tiếng khóc đến khản cổ, đứt hơi còn có những tiếng khóc âm thầm. Tiếng khóc vang lên trong lòng đầy xót xa, tủi nhục:

Đêm khuya lời đã dứt Dường nghe khóc Êm ức.

Mét tiếng khóc không rõ ràng nã nh tan cả vào hư không nhưng không vì thế mà bớt đi thê thảm. Ta nh nghe thấy trong tiếng khóc này chứa bao nhiêu u uất, bao nhiêu Êm ức và bất lực. “Tiếng khóc Êy lặng đi trên con chữ nhưng nổi sóng dữ dội trong lòng người”.

Quả thực, trong thơ Đỗ Phủ nhiều khi không một dòng nước mắt, không một lời nức nở mà người đọc vẫn có thể nhận ra đằng sau con chữ một tiếng khóc đau đớn đang bị rằn xuống và được mã hoá bởi những tiếng nấc nghẹn ứ.

Nh vậy, hình tượng tiếng khóc trong thơ Đỗ Phủ với muôn hình vạn trạng. Có tiếng khóc nức nở, thống thiết, có tiếng khóc nghẹn ngào uất ức lại có tiếng khóc âm thầm nh rót cả vào lòng bao âm vang của đớn đau và thương tổn. Đây chính là sự dụng tâm của nhà thơ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Với cách diễn đạt chân thực, cảm động hình tượng tiếng khóc (nước mắt) trong thơ Đỗ Phủ đem lại hiệu quả nghệ thuật cao và là cách để thơ ông không

Một phần của tài liệu đặc trưng thơ trữ tình của đỗ phủ (Trang 83)