Chức năng của tuyệt cú

Một phần của tài liệu đặc trưng thơ trữ tình của đỗ phủ (Trang 33 - 34)

3. CHỨC NĂNG CỦA THƠ CẬN THỂ

3.2.Chức năng của tuyệt cú

Người Trung Hoa đặc biệt coi trọng nhu cầu hàm súc của nghệ thuật. Thơ tuyệt cú là thể thơ thể hiện rõ nhất tính chất hàm súc của tư duy nghệ thuật thơ Trung Quốc. Trong một bài thơ tuyệt cú, mạch thơ đi rất nhanh: mới “khai” đã “hợp”, mới mở đó đúng, đúng bài thơ lại về mặt ngơn từ để mở ý nghĩa của nó vào người đọc.

Cấu tứ của bài thơ tuyệt cú theo tác giả Nguyễn Thị Bích Hải là “tập trung thể hiện cho được khoảnh khắc bừng sáng của tâm hồn. Khi thể hiện được cái “diệu ngộ” của tâm hồn rồi thì bài thơ lập tức kết thúc. Chỗ mà lòng đã đến rồi, bút bất tất phải đến nữa” [21; 131].

Mặt khác, tuyệt cú có độ ngưng kết với sự hàm súc đặc biệt, đồng thời niêm luật lại khơng q chặt chẽ như luật thi. Có thể nói, nếu luật thi tồn tại trong trạng thái “cõn bằng bền” thì tuyệt cú lại trong trạng thái “cõn bằng động”. Thơ tuyệt cú khá linh hoạt, có khả năng khái quát những vấn đề xã hội, đúc kết những kinh nghiệm lịch sử, nêu những triết lí nhân sinh. Vì vậy mà tuyệt cú thích ứng được với nhiều loại đề tài. Cho nên, nếu nói đặc điểm của thơ Đường là hàm súc, giàu “ý tại ngơn ngoại” thì thể tuyệt cú chính là nơi thể hiện tập trung nhất đặc điểm này. Với Đỗ Phủ, khi cần bộc lộ tình cảm trong những câu thơ ngắn gọn, trữ tình thỡ ụng dựng tuyệt cú.

Cũng do tuyệt cú là thể ngắn nhất, dễ nhớ, dễ thuộc và ở mức độ bình thường cũng dễ “làm” nhất nên tuyệt cú là thể ngắn nhất lại có “thọ mệnh” dài nhất trong các thể thơ đó cú ở đời Đường. Và như vậy, nói đến thơ tuyệt cú là nói đến bài thơ ngắn gọn (bốn câu) nhưng mức độ hàm súc rất cao. Cũng là thơ bộc lộ tâm tình nhưng mức độ khái qt, cơ đọng và tính hàm súc là điểm nổi bật nhất của thơ tuyệt cú.

Với Đỗ Phủ, việc dùng thơ luật hay thơ tuyệt cú là tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, từng nội dung mà ụng cú sự lựa chọn thể tài cho phù hợp. Chức năng của các thể tài đó được ơng vận dụng một cách xuất sắc trong các giai đoạn sáng tác thơ ca của mình.

Một phần của tài liệu đặc trưng thơ trữ tình của đỗ phủ (Trang 33 - 34)