1.TÍNH CHÂN THỰC

Một phần của tài liệu đặc trưng thơ trữ tình của đỗ phủ (Trang 44 - 45)

3. CHỨC NĂNG CỦA THƠ CẬN THỂ

1.TÍNH CHÂN THỰC

Thơ ca là cơng cụ trao đổi tâm tình, giãi bày lũng mỡnh một cách chân thật và tinh tế nhất của thi nhân. Do đó, sự chân thật của tình cảm là sự bộc lộ sâu sắc nhất trái tim ngưêi nghệ sĩ. Nếu khơng có sự chân thật của tình cảm thì thơ ca khơng đến được với người đọc và cũng khơng có sức bén rễ sâu chặt trong lịng người. Nói về nghệ thuật, chân thực hay chân thật được hiểu là "phản ánh đúng với bản chất của hiện thực khách quan" (Trang 316-

Từ điển tiếng Việt- Nxb Đà Nẵng 1998).

Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”: “Tính chân thực thể hiện ở sự phù

hợp sinh động giữa sự phản ánh của văn học với đối tượng phản ánh của nó, ở sự thống nhất giữa chõn lớ nghệ thuật với chõn lớ đời sống, giữa sự sáng tạo nghệ thuật với tất yếu lịch sử” [24; 288].

Trong thơ trữ tình của Đỗ Phủ, dù viết ở hoàn cảnh nào và đề cập đến bất cứ nội dung gì cũng đều được ơng nhìn nhận qua lăng kính chân thực của nhà thơ hiện thực. Vì vậy mà tính chân thực trở thành đặc trưng nổi bật trong thơ trữ tình của Đỗ Phủ. Nhà thơ Hoàng Trung Thụng cú viết: “Đỗ Phủ tả

cảnh gỡ thỡ cảnh đó như đang hiện ra trước mắt ta. Đỗ Phủ vẽ người nào thì người đó đều mang những chi tiết riêng, chỉ người đó mới có” [61; 143].

Tính chân thực trong thơ Đỗ Phủ tạo nên những nét riêng biệt độc đáo, điều đó góp phần làm nên sức hấp dẫn và sức trường tồn của thơ ông.

Bên cạnh đó, sự quan tâm đối với quốc gia và xã hội trong thơ ca của Đỗ Phủ còng xuất phát từ sự chân thực. “Những bài thơ có liên quan đến

thời sự, chính trị đại để là sự bộc lộ và kết tinh qua xúc cảm chân thực, chứ không phải lấy xuất phát điểm là cơng danh và lợi ích riêng tư” [30; 199].

Như vậy, có thể thấy tính chất nổi bật trong thơ trữ tình Đỗ Phủ là tính chân thực. Tính chân thực thể hiện rất rõ trong việc xây dựng hình tượng. Nếu như Lí Bạch xây dựng những hình tượng to đẹp có tính bay bổng, ngang tàn, những hình tượng ấy vượt q cỡ bình thường vỡ nó được hư cấu bằng bút pháp khoa trương thì đến Đỗ Phủ hình tượng lại hết sức chân thực, nó được tạo nên bằng sự kết hợp giữa khái quát và cụ thể.

Tác giả Trương Chính trong tuyển tập “Thơ Đường” có đưa ra một nhận xét hết sức khái quát: “Thơ Đỗ Phủ chân thành đi sâu vào lịng người.

Tồn là những lời khơng nói ra khơng được, chữ nào đọc lên cũng thấy thấm. Xem thơ ông, người ta biết rõ cuộc đời ông, ý nghĩ, tâm tư ông. Rất nhiều lần, ông chỉ kể sự việc rồi dừng lại, nhưng bản thân những sự việc đó cũng đã nhiều ý nghĩa rồi, khơng cần nói thêm nữa. Ở ụng yờu là yêu thật, giận là giận thật, buồn là buồn thật, vui là vui thật. Ơng khơng bao giờ đóng trị” [73; 17].

Tính chân thực trong thơ trữ tình của Đỗ Phủ quả là đặc sắc và tiêu biểu. Tính chân thực ở đây được hiểu là chân thực của hình ảnh và chân thực của tình cảm. Chân thực trong thơ ụng khụng tách rời thiên nhiên và xã hội, đặc biệt là những nỗi đau khổ mà ơng phải nếm trải và lịng quan tâm của ông đối với thời cuộc, đối với cuộc sống nhân dân. Trong luận văn này, chúng tơi sẽ khai thác những khía cạnh đó.

Một phần của tài liệu đặc trưng thơ trữ tình của đỗ phủ (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w