3. CHỨC NĂNG CỦA THƠ CẬN THỂ
CHƯƠNG 3: MỘT SÈ PHƯƠNG TIỆN NGHỆ THUẬT TRỮ TÌNH TIÊU BIỂU
TRỮ TÌNH TIÊU BIỂU
Như chóng tơi đã nói, khi nghiên cứu đề tài này là nghiên cứu về nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ ở mảng thơ cận thể (luật thi và tuyệt cú) chứ chưa có điều kiện để nghiên cứu về tồn bộ thơ trữ tình của Đỗ Phủ. Tất nhiên, nghiên cứu về nghệ thuật, nói về nghệ thuật cũng chính là nghiên cứu, nói về nội dung. Bởi vì nội dung và hình thức là hai phương diện cơ bản thống nhất không tách rời nhau của một chỉnh thể tác phẩm nghệ thuật. Hêgel từng nói: “Nội dung chẳng phải là một cái gì khác mà là sự chuyển
hố của hình thức vào nội dung và hình thức cũng chẳng là cái gì khác hơn là sự chuyển hố của nội dung vào hình thức”. Khi nhà văn muốn sáng tạo
ra hình thức thì phải dùng đến những thủ pháp, phương tiện nghệ thuật. Có người đã rất hình ảnh khi so sánh nội dung của một tác phẩm là con thuyền và nghệ thuật là những chiếc bơi chèo đưa con thuyền thẳng tiến vào lòng độc giả. Đúng vậy, một tác phẩm chỉ có khả năng thuyết phục hồn tồn nếu nội dung của nó được biểu hiện bằng một hình thức nghệ thuật phù hợp, tương xứng. “Trong tác phẩm văn học, hình thức nghệ thuật là phương tiện
cấu tạo nội dung và làm cho nó có bộ mặt độc đáo. Do đó, tìm hiểu hình thức là điều kiện khơng thể thiếu để hiểu đúng nội dung” [24; 208].
Với hai đặc trưng nổi bật trong thơ trữ tình Đỗ Phủ (mảng thơ cận thể) (đã tìm hiểu ở chương 2), chúng tơi nhận thấy ông đã rất thành công trong việc lùa chọn những hình thức phù hợp với những đặc trưng tiêu biểu của thơ trữ tình. Đó là sự lùa chọn, sử dụng và sáng tạo những phương tiện nghệ thuật trữ tình để mô tả và thể hiện một cách sinh động, sâu sắc hiện thực khách quan và thế giới nội tâm của con người.
Đỗ Phủ đã sử dụng rất nhiều các phương tiện nghệ thuật trong quá trình sáng tác thơ ca của mình. Nhưng trong luận văn này, chúng tơi chỉ tìm hiểu
một số phương tiện nghệ thuật trữ tình tiêu biểu góp phần khẳng định giá trị nghệ thuật bậc thầy của Đỗ Phủ đó là:
+ Tính cụ thể của hình tượng. + Cảnh tình gắn kết.
+ Hệ thống ngơn ngữ tinh luyện. + Nghị luận sâu sắc.
+ Châm biếm sắc sảo.