Chức năng các thể tài trong quá trình sáng tác của Đỗ Phủ

Một phần của tài liệu đặc trưng thơ trữ tình của đỗ phủ (Trang 34)

3. CHỨC NĂNG CỦA THƠ CẬN THỂ

3.3. Chức năng các thể tài trong quá trình sáng tác của Đỗ Phủ

So sánh các giai đoạn sáng tác thơ của Đỗ Phủ, thể tài luật thi và tuyệt cú được ông vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt và hợp lí. Ở mỗi giai đoạn, việc lựa chọn thể tài bộc lộ những chức năng và ý nghĩa riêng. Đó là một biệt tài trong sáng tác của ông.

+ Giai đoạn sáng tác đầu tiên (712- 746)

Mặc dù số lượng thơ để lại chưa nhiều nhưng Đỗ Phủ đã sử dụng các thể thơ như: ngũ ngôn luật thi (bốn bài), ngũ ngôn bài luật (một bài) và thất ngôn tuyệt cú (một bài). Trong các thể thơ đú thỡ thể thơ ngũ ngôn luật thi là thể thơ mà Đỗ Phủ sử dụng thành thục và sáng tác được nhiều nhất. Có những bài tiêu biểu như: “Phòng binh tào Hồ mã” và “Họa ưng”. Các thể thơ khác như thất ngôn tuyệt cú Đỗ Phủ rất ít sử dụng. Bài tuyệt cú đầu tiên của Đỗ Phủ thời kỳ “đọc sách và du lịch” là bài “Tặng Lí Bạch” sáng tác năm 745. Đó là bài thất ngôn tuyệt cú lời lẽ giản dị, ý tứ rõ ràng, nói lên tình cảm của tác giả đối với Lí Bạch.

Như vậy, khi Đỗ Phủ bắt đầu sáng tác ông viết theo khuynh hướng trữ tình lãng mạn và thể tài ngũ ngôn luật thi là tiêu biểu hơn cả. Những bài thơ của ông viết ở giai đoạn này mang tính chất hào phóng, lạc quan, tình điệu vui tươi, ý thơ mạnh mẽ, hồn thơ bay bổng, hình ảnh thơ tráng lệ, có nhiều nét giống phong cách thơ Lí Bạch. Điều đó càng thấy rõ trong những bài như “Vọng nhạc”, “Họa ưng”. Ở đây ta thấy tư thế và tâm trạng con người ngắm nỳi Đụng Nhạc thật hào hùng. Phong cảnh thiên nhiên tráng lệ như bày ra trước mắt nhà thơ :

... Lòng ùn với líp mây Mất hút theo chim hót

Lờn chóp đỉnh mà trông, Lè tè muụn nỳi dưới.

(Khương Hữu Dụng dịch) (Khương Hữu Dụng dịch)

Bên cạnh đó, những bài thơ sáng tác trong giai đoạn này còn cho thấy tâm hồn và tư tưởng, khí phách và khát vọng của nhà thơ trẻ dường như muốn gửi gắm chí khí và hoài bão lớn. Có thể thấy điều đó qua hình ảnh kiêu dũng của con ngựa Hồ trong bài: “Phòng binh tào Hồ mã” hay hình ảnh con chim ưng trong bài “Họa ưng”. Như vậy, ở giai đoạn này thơ cận thể chưa nhiều chủ yếu là những bài thơ bộc bạch tâm tình và gửi gắm ước mơ, hoài bão của Đỗ Phủ.

+ Giai đoạn sáng tác thứ hai (746-755)

Do hoàn cảnh sống, do thái độ trách nhiệm của Đỗ Phủ trước cuộc đời và xã hội, đặc biệt bao nhiêu nỗi dày vò, bao nhiêu xung đột giữa hoài bão tích cực của ông với thực tế phũ phàng, thái độ của ông tỉnh táo hơn làm cho tình điệu và hình ảnh thơ ông biến đổi. Thể tài cũng có sự thay đổi cho phù hợp.

Hiện thực đời sống nóng bỏng, vấn đề thời sự xảy ra hàng ngày, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt nên thể tài luật thi nghiêm ngặt, quy tắc, dung lượng giới hạn, niêm luật trói buộc không thể đáp ứng được sự miêu tả phong phú đó. Mặc dù sở trường về luật thi nhưng Đỗ Phủ phải thay đổi thể tài. Ông quyết định sáng tác theo thể thơ cổ phong để trình bày và tái hiện những vấn đề có dung lượng lớn, phản ánh hiện thực khách quan một cách toàn cảnh và sâu sắc. Trong những bài thơ tự sự ấy, yếu tố trữ tình đan xen có tính chất “làm đà” để nhà thơ “kể tiếp” diễn biến các sự kiện.

Thời kỳ này mặc dù có sáng tác luật thi (ngũ ngôn luật thi) nhưng số lượng không đáng kể chỉ năm, bảy bài. Chủ yếu vẫn là thơ cổ thể (cổ phong) bởi vì “tõm tỡnh của ông bị kích động, phẫn uất”. Ông đã đạt được hiệu quả cao ở thơ cổ thể với nhiều tác phẩm xuất sắc.

+ Giai đoạn sáng tác thứ ba (756-759)

Mặc dù thời gian ngắn nhưng Đỗ Phủ đã để lại nhiều bài “thi sử” và “thời sự” nổi tiếng. Thời kì này ông tiếp tục duy trì và phát triển thể luật thi. Một số tác phẩm tiêu biểu như “Nguyệt dạ”, “Đối tuyệt”, “Xuân

vọng”, là những bài ngũ ngôn luật thi chẳng những hay về lời mà còn hay

về ý, luật thơ nghiêm chỉnh, ngôn ngữ hết sức tinh luyện. Thế nhưng, thể thơ nổi bật của Đỗ Phủ ở thời kì này lại vẫn là cổ thể thi được phát triển lên đến đỉnh cao.

Ở giai đoạn sáng tác thứ hai và thứ ba nhà thơ sống ở trung tâm xảy ra các sự kiện trọng đại, tận mắt chứng kiến những diễn biến của nó. Trong hoàn cảnh ấy, thể tài luật thi gò bó, dung lượng ít rất khó tái hiện hiện thực xã hội đầy biến động. Vì vậy mà Đỗ Phủ vận dụng thơ cổ thể để phản ánh và miêu tả cho sâu sắc và toàn vẹn bức tranh hiện thực ấy.

Các thể tài luật thi và tuyệt cú Đỗ Phủ có sử dụng nhưng không nhiều. Đặc biệt, vì sự bức xúc của tình hình thời sự, chính trị xã hội nờn ụng hạn chế hầu như không sáng tác tuyệt cú.

+ Giai đoạn sáng tác thứ tư (760- 770)

Đặc điểm chính của thời kì này là bản thân Đỗ Phủ cùng khốn, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, sống lênh đênh phiêu dạt nhiều nơi. Bao nhiêu thứ đói rét, ốm đau, bệnh tật luôn luôn ám ảnh, dày vò ông. Cảnh đổ nát toàn xã hội sau cơn lốc biến loạn ấy còn ngổn ngang. Nhà thơ tuổi cao, sức yếu, mệt mỏi vẫn không được yên chỗ, đang sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.

Thơ ông giai đoạn này mang đậm yếu tố trữ tình, thể tài chủ yếu mà ông sử dụng là luật thi. Điều đó thật dễ hiểu. Vì chỗ nào yờn thỡ nhà thơ tìm đến, đâu loạn lạc chiến tranh thỡ ụng trỏnh. “Tư liệu” đến với nhà thơ bằng con đường gián tiếp. Hiện thực xã hội loạn li, khốc liệt chỉ còn là những hồi quang trong tác phẩm của ông. Những bài thơ trực tiếp viết về đề tài xã hội, về thời sự, về chính trị ít hẳn so với giai đoạn trước.

Giai đoạn này nhà thơ sống trong tâm trạng tuyệt vọng, niềm tin vào cuộc đời bị bào mòn dần, cùng với tuổi tác, sức khỏe và điều kiện sống, tất cả những yếu tố đó có ảnh hưởng trực tiếp đến sáng tác của ông. Tính chất thơ Đỗ Phủ ở thời kì sáng tác cuối cùng là trữ tình đằm thắm và sâu sắc. Kinh nghiệm cuộc sống phong phú, chất liệu hiện thực đầy đủ là những nguyên nhân làm thay đổi thể tài trong sáng tác của ông.

Nếu thời kì trước hiện thực trong thơ ông gắn liền với hiện thực lịch sử đời sống nhân dân thì lúc này ông chủ yếu đi vào phản ánh hiện thực đời sống và tâm trạng của chính cá nhân mình. Với tâm trạng bất an và tâm sự ưu tư, ụng tỡm đến thơ chủ yếu như là phương tiện để “tự truyện”, để ghi lại những diễn biến sâu sắc của tâm hồn mình. Thơ ông đi sâu vào việc thể hiện tâm sự, thổ lộ, giãi bày những tâm tư, cảm xúc của chính mình. Do đó, nếu như trước kia Đỗ Phủ là “người thư kí trung thành của thời đại” quan sát, ghi chép, bình luận hiện thực khách quan thì bây giờ Đỗ Phủ trở thành người trong cuộc, là "người thư kí trung thành của tâm hồn mình" ghi lại đầy đủ và sâu sắc diễn biến nội tâm, khối tâm sự chưa được giải tỏa trong lòng mình. Viết về bản thân nhà thơ nhưng cũng là viết về xã hội, phản ánh xã hội đời Đường.

Hình thức thơ có bước phát triển mới. Thơ cận thể được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn sáng tác này là thể tài luật thi và tuyệt cú. Thể tài bài luật cũng xuất hiện ở giai đoạn này. Nếu nói rằng Đỗ Phủ sở trường về luật thi thì giai đoạn này Đỗ Phủ đã làm cho luật thi phát triển lên đến đỉnh cao về cả hình thức và nội dung. Luật thi của Đỗ Phủ trở nên hoàn chỉnh, mẫu mực về niêm, luật, đối, vần, không ai sánh kịp.

Về thơ tuyệt cú, ở loại thất ngôn tuyệt cú tất cả sáng tác của ụng có một trăm lẻ bảy bài thỡ cú đến một trăm lẻ năm bài Đỗ Phủ sáng tác ở giai đoạn này. Đồng thời ông viết được bốn trăm tám mươi mốt bài ngũ ngôn luật thi và một trăm hai mươi năm bài thất ngôn luật thi. Như vậy, nhìn vào số lượng tác phẩm mà Đỗ Phủ đã sáng tác được có thể nhận thấy những bước tiến đột biến về thơ cận thể ở giai đoạn này.

Trong sự phát triển luật thi, Đỗ Phủ rất chú ý thể tài thất ngôn luật thi, bởi vì nội dung và hình thức của thể tài đó có sự phát triển sáng tạo. Một số tác phẩm thành công tiêu biểu như: tám bài “Thu hứng”, năm bài “Vịnh

hoài cổ tích” và bài “Hựu trỡnh Ngụ lang” là những bài thơ đạt được giá

trị nghệ thuật cao. Thể tài thất ngôn luật thi trước kia các nhà thơ coi là thể thơ làm để ca ngợi công đức thì nay Đỗ Phủ sáng tác dùng để biểu dương lòng nhiệt tình yêu nước thương dân của mình và nói lên tâm sự thầm kín của chính tác giả.

Sở dĩ Đỗ Phủ dùng nhiều luật thi trong giai đoạn sáng tác cuối này vỡ ụng nhận thức do hạn chế của thể loại nờn nó không thích hợp với tự sự mà chỉ thích hợp với trữ tình. Vì vậy, phần lớn ông sử dụng luật thi ở giai đoạn này điều đó phù hợp với việc thể hiện những tâm tình một cách sâu lắng của ông. Hơn nữa, bản thân luật thi mang tính âm nhạc và tính tinh luyện cao nên luật thi có tính khái quát lớn. Đúng như nhận định về luật thi “như một mũi kim mới chớch đó thấy máu, lấy ít mà thắng nhiều” (Tiêu Điều Phi - Đỗ Phủ

nghiên cứu). Nếu nói thơ Đường hay vỡ tớnh hàm súc và chất nhạc gợi cảm

một cách man mác, thâm thúy thì luật thi của Đỗ Phủ vừa hàm súc vừa có chất nhạc gợi cảm một cách man mác đó. Như vậy có thể khẳng định luật thi của Đỗ Phủ “vừa có mở rộng, vừa cách tân”.

Ở giai đoạn này Đỗ Phủ sử dụng thể tài luật thi để phù hợp với tâm trạng của ông. Đó là tâm trạng u uất, đau buồn nên phong cách thơ ông giai đoạn này rất “trầm uất”. Vì vậy thơ của ông trở nên chín chắn, đằm thắm, đi sâu vào lòng người. “Thu hứng” và “Đăng cao” là những bài thơ tiêu biểu cho phong cách Đỗ Phủ ở giai đoạn cuối này. Vì hoàn cảnh và tâm trạng nên giai đoạn này ông làm nhiều thơ “tống”, “tặng”, “tiễn”, “biệt”. Lời thơ của ông trầm lắng sâu xa, không còn mạnh mẽ, rắn rỏi như trước nữa. Những bài thơ cận thể “tức cảnh ngụ tỡnh” chiếm khối lượng lớn. Đặc biệt là những năm cuối đời, Đỗ Phủ có tâm trạng bất an và tâm sự ưu tư. Vì lẽ đó, ông chuyển sang hướng sáng tác “hồi ký”, “tự truyện”. Ông lấy thơ thay cho thư

gửi bạn bè, giãi bày nỗi niềm tâm sự của tuổi già. “Gian nan khổ hận” và “Bỏch niờn đa bệnh” là tiêu biểu.

Như vậy, giai đoạn này ông sử dụng thơ cận thể để đi sâu tâm sự, giãi bày, thổ lộ tâm tư và cảm xúc của mình. Đó là các bài thơ nói về những vấn đề lớn lao và cấp thiết nhất của thời đại như hòa bình, chấm dứt chiến tranh, cơm áo, nhà ở, chống bóc lột, tham nhũng, bài trừ tệ nạn cờ bạc …Cũn thiên nhiên trong thơ ông giai đoạn này cũng mang đượm màu sắc u buồn, ảm đạm, phù hợp với tâm trạng và hoàn cảnh của ông. Cảm xúc trữ tình của Đỗ Phủ giai đoạn này rất mãnh liệt, ông sáng tác khá nhiều các bài thơ về mình.

Trong giai đoạn này, khi Đỗ Phủ phiêu dạt ở Tây Nam, đặc biệt là khi trú ngụ ở Thành Đô và Quỳ Châu, Đỗ Phủ đã sáng tác rất nhiều thơ tuyệt cú. Ba nội dung chủ yếu trong thơ tuyệt cú của Đỗ Phủ thời kì này là tả cảnh vật, cảm hoài thân thế và chỉ trích thời sự. Riêng thể tài ngũ ngôn tuyệt cú mà Đỗ Phủ sáng tác thì chủ yếu là tả cảnh và tả tình.

Cũng như luật thi, Đỗ Phủ dùng thể tài tuyệt cú để đề cập đến những vấn đề trọng đại của đất nước, của dân tộc bên cạnh cảm xúc trữ tình đằm thắm. Tác giả bộc lộ tội ác hoang dâm, xa xỉ của bọn quan quân nhà Đường, tiêu biểu như “Tam tuyệt cú” (ba bài). Trong thể tuyệt cú, phần lớn Đỗ Phủ sử dụng thể thất ngôn tuyệt cú với dụng ý lời ít mà ý khôn cùng.

Theo tác giả Hồ Sĩ Hiệp: “Tuyệt cú là thể thơ được Đỗ Phủ sáng tác trong cả bốn thời kì”. Sở dĩ trong các thời kì sáng tác nhất là ở thời kì cuối cùng này, Đỗ Phủ sử dụng nhiều tuyệt cú vỡ ụng coi trọng sự hàm súc tinh luyện của thơ tuyệt cú. Mặt khác, đây là giai đoạn Đỗ Phủ trở về với sự tĩnh tại của bản thân nờn ụng sử dụng nhiều tuyệt cú và giai đoạn này đạt đến sự “xảo diệu mà ít nhà thơ nào vượt nổi”.

Như vậy có thể thấy các thể tài luật thi và tuyệt cú của Đỗ Phủ đến giai đoạn cuối cùng đã phát triển lên đến đỉnh cao. Đây là những thành tựu nghệ thuật xuất sắc về thể tài thơ ca của Đỗ Phủ. Gắn với những mục đích cụ thể, chức năng của các thể tài càng được bộc lộ rõ hơn, linh hoạt hơn.

Qua khảo cứu, chúng tôi nhận thấy dù sử dụng thể tài gì Đỗ Phủ cũng phát huy tối đa sức mạnh trong khả năng biểu hiện hiện thực của chúng. Đúng như sự khẳng định chính xác của tác giả “Đỗ Phủ nghiên cứu”:

Chúng ta chỉ ra được không những ở chỗ ụng đó có thể sử dụng rộng rãi những thể thơ vốn có, mà là ở chỗ ụng đó có thể sử dụng những thể thơ này một cách hết sức thích đáng. Đây mới là bản lĩnh nghệ thuật chân chính của ông. Bởi vì ông căn cứ vào hiện thực khách quan, căn cứ vào việc miêu tả đối tượng một cách hết sức khoa học mà sắp xếp một cách hết sức hợp lí các thể thơ đó, khiến cho các loại thể thơ khác nhau ấy đều có thể (Các tận sở năng, các đắc kỳ sở)” [51; 80].

Tiểu kết

Như vậy, trong quá trình sáng tác Đỗ Phủ viết nhiều thơ cận thể ở giai đoạn cuối cùng (760-770) với hai thể tài nổi bật là luật thi và tuyệt cú. Đây là giai đoạn ông sống trong tâm trạng bất an và có nhiều tâm sự ưu tư bởi những đắng cay mà thực tế cuộc sống ông từng nếm trải. Thơ ông đi sâu vào việc thổ lé, giãi bày tâm tư và bộc lé thế giới nội tâm sâu kín của mình. Ông sử dụng hai thể tài luật thi và tuyệt cú phù hợp với việc thể hiện tâm tình sâu lắng và cô đọng. Qua đây ta thấy, nghiờn cứu nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ dưới góc độ thể tài đem đến một cách nhìn tương đối hệ thống giúp cho việc khám phá tài năng nghệ thuật bậc thầy của “Thi thánh”. Chúng tôi có thể khẳng định đây là những thành tựu nghệ thuật có giá trị cao. Đỗ Phủ đúng là người “Dùng hết mọi thể thơ mà không thể nào không giỏi” (Nguyên Chẩn). Hay: “Hết được mọi thể chế xưa nay, gồm được những cái độc chuyên của mỗi người. Từ khi có thi nhân đến giờ không có ai bằng Tử Mĩ”. Thể tài là yếu tố góp phần khẳng định tài năng nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ. Với sự thành công ấy, thơ ông xứng đáng được xem là mẫu mực cho hậu thế noi theo.

Một phần của tài liệu đặc trưng thơ trữ tình của đỗ phủ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w