NGHỊ LUẬN SÂU SẮC

Một phần của tài liệu đặc trưng thơ trữ tình của đỗ phủ (Trang 104 - 111)

Thơ trữ tình của Đỗ Phủ miêu tả một cách sâu lắng những xúc cảm trong tâm tư của con người và miêu tả hiện thực. Nghĩa là ông mô tả con người với cuộc đấu tranh giai cấp xã hội cùng những biến cố lịch sử và bộ mặt của đất nước. Đỗ Phủ đã miêu tả nhiều tầng lớp trong xã hội với thái độ khác nhau. Đối với bọn thống trị, thái độ của nhà thơ có hai mặt: đồng tình

ca ngợi minh quân, hiền thần và vạch trần bọn vua chúa quan lại tham ô ngu ngốc. Đối với những người dân vơ tội, ơng cảm thơng, chia sẻ và xót thương khi họ lâm vào cảnh lầm than, cơ cực. Hơn nữa, ông hiểu được nguyên nhân sâu xa của hiện thực lúc bấy giờ cũng như hiểu được tâm tư và nguyện vọng của quần chúng nhân dân.

Trong khơng ít sáng tác của mỡnh, ụng đó dựng phương tiện nghị luận làm phương tiện nghệ thuật để phản ánh hiện thực cũng như thế giới nội tâm của con người. Chất nghị luận trong thơ ông thể hiện một cách sõu sắc ở việc đánh giá, nhìn nhận mọi vấn đề, mọi khía cạnh trong hiện thực cuộc sống. Đó cịn là những phê phán, phân tích, bình luận, những quan điĨm, những nhận định xác đáng và những lí luận có cơ sở từ hiện thực.

Xem xét từ những bài thơ tuyệt cú, chúng tôi nhận thấy màu sắc nghị luận trong thơ ông thật rõ nét. Cụ thể là những bài như: “Hí vi lục tuyệt cú”, “Tam tuyệt cú”. Đó là những bài thơ ơng bày tỏ thái độ của mình một cách sâu sắc. Viết về cảnh đại loạn trong xã hội ông tâm sự:

Năm trước Du châu giết thứ sử, Năm nay Khai châu giết thứ sử. Bầy cướp theo nhau hơn hổ lang,

Ăn người chừa vợ con sao hử?

(Tam tuyệt cú - bài 1 - Hồng Trung Thơng dịch) Tác giả bày tỏ thái độ căm phẫn của mình đối với bọn quân phiệt địa phương. Chúng giết người nối tiếp khụng chỳt nương tay. Hành động dã man ấy được tác giả ví hơn cả những lồi cầm thú. Nghĩ đến hiện thực đó, tác giả lại cảm thấy lo lắng cho những người thân của mình cũng là lo cho chung số phận của những người dân vơ tội.

Đối với chiến tranh, nhà thơ có thái độ rất dứt khốt. Với chiến tranh khai biên, thái độ của Đỗ Phủ là phản đối và mong ước giải quyết hịa bình trên biên cương trời định. Chiến tranh mở rộng bờ cõi biên cương nhằm thỏa mãn ý đồ của giai cấp thống trị nhà thơ đều tố cáo và lên án mạnh mẽ. Còn

đối với chiến tranh An Lộc Sơn, thái độ của nhà thơ cũng rất rõ ràng: ông ủng hộ nhà Đường, chống An Lộc Sơn, xuất phát từ sự nghiệp thống nhất của chế độ phong kiến đời Đường mà tham gia tích cực cuộc chiến tranh ấy. Nhưng khi mô tả hiện thực khách quan của cuộc chiến loạn, ụng đó nhìn thấy đau khổ của nhân dân.

Càng về sau, thái độ của ông đối với hành động ngang ngược tàn bạo và hủ hóa của bọn quân phiệt, quan liêu càng tỏ ra nghiêm khắc và gay gắt hơn. Với An Lộc Sơn tác giả căm ghét cao độ. Từ việc mô tả: “Rợ Hồ nghênh ngang hát ca giữa đơ thị” cho đến khi gọi chúng là chó, là dê, ta thấy thái độ nhà thơ thật rõ ràng. Và khi miêu tả sự phản loạn cũng như sự tàn sát lẫn nhau của bọn quân phiệt, ông viết:

Đáo kim dụng việt địa Phong vũ văn hiệu hô. Quỉ thiếp dữ quỉ mã Sắc bi khắc nhĩ ngu.

Dịch thơ:

Đến nay vẫn giết chóc Mưa gió nghe tiếng la. Thiếp ngựa của người chết Buồn rầu làm trò vui.

(Thảo đường)

Người bị giết tưởng chừng như vẫn cịn gào khóc, trong khi thê thiếp của nạn nhân thì nét mặt hãy cịn âu sầu, nhưng trái ngang thay lại phải làm vui cho kẻ sát hại thân nhân mỡnh. Đõy quả là một bức tranh thê thảm làm sao! Ở đây chúng tôi nhận thấy những phát hiện rất tinh tế của nhà thơ. Ơng đã vạch trần sự thật bằng ngơn ngữ thi ca, vừa có tính khái qt cao độ lại vừa có một sức mạnh làm rung chuyển lòng người.

Ở một bài thơ khỏc ụng lại nói đến sự tàn bạo của quan quân trên một khía cạnh khác:

Điện tiền binh mã tuy kiêu hùng, Túng bạo lược dữ Khương Hồn đồng. Văn đạo sát nhân Hán Thủy thượng, Phụ nữ đa tại quan quân trung. Dịch thơ:

Đội quân trước điện tuy kiêu hùng,

Dữ tựa quân Khương với giặc Hồn. Nghe nói giết người trờn Hỏn Thủy,

Đàn bà loạn xị giữa quan quân.

(Hồng Trung Thơng dịch)

Tác giả dùng hình ảnh “kiờu hựng” để nâng tầm vóc của “Điện tiền binh mó” (Binh mã nhà vua). Nhưng hình ảnh câu trước càng được nâng lên bao nhiêu thỡ cõu sau lại có sức đập mạnh bấy nhiêu. Sự đối lập ấy là thái độ của nhà thơ khi đánh giá về sự dã man, tàn bạo của quan quân đối với người dân cũng khơng hơn gỡ qũn giặc.

Thái độ của Đỗ Phủ đối với hiện thực thật là sâu sắc. Ông theo dõi những sự việc xảy ra với mối quan tâm lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Ơng khơng lấy con mắt của người ngồi cuộc ngắm sự vật chuyển biến, tình thế đổi thay, khơng tơ vẽ hiện thực thành những nét cong queo xa lạ mà đi vào sự việc của một thời đại và đặt nó ra giữa cuộc đời. Ví dụ, về chủ quan ụng khụng mong gì nơng dân khởi nghĩa, nhưng khi mô tả cuộc sống của họ ông lại thấy họ phải chịu một cuộc sống quá khổ cực và sự bất công của xã hội phong kiến. Những người lao động chắc hẳn phải kích động khi đọc những vần thơ này rồi phải suy nghĩ đến vận mệnh của mình. Đọc đến cảnh chiến tranh người ta buộc phải nghĩ đến số phận của họ. Đó là những nột đỏng quý trong thơ trữ tình của Đỗ Phủ.

Bao nhiêu nỗi khổ nạn của thời đại được Đỗ Phủ nhìn nhận với một tâm trạng buồn lo, phẫn nộ và ụng đó ghi chép lại một cách sâu sắc trong thơ ca của mình. Nhưng dường như ơng khơng có cách nào đối phó với hiện thực

đó. Ơng chỉ có thể bằng một vài cách như việc tha thiết dặn dò những người bạn của mình khi ra làm quan:

Chỳng liêu nghi khiết bạch Hoạn dịch đón bình qn.

Dịch thơ:

Các quan nên trong sạch Trăm việc giữ cơng bình.

(Tống Lăng Châu lộ sứ quân phó nhiệm) Hay hi vọng nhà vua trở thành một vị quân vương hiền minh:

Thùy năng khấu quõn mụn Hạ lệnh giảm chinh phú?

(Ai gõ được cửa vua, xuống lệnh bớt chiến binh và thuế khóa?) (Túc hoa thạch thú)

Những lời đó là những suy nghĩ của cá nhân ơng nhưng đã nói lên tiếng lịng của quảng đại nhân dân đang đau khổ.

Nhìn nhận về trật tự xã hội lúc bấy giờ ông đã đề cập đến vấn đề đối lập giữa người thống trị và nhân dân, giữa người bóc lột và người bị bóc lột. Ơng nhìn thấu bản chất của giai cấp thống trị bên trong cái vỏ bọc hào nhoáng trờn thỡ “trớ qũn”, dưới thì “trạch dõn” ấy. Giai cấp thống trị tìm đủ mọi cách trang hoàng cho địa vị của chúng. Đỗ Phủ làm sao có thể làm ngơ trước một bên là nhân dân lao động lầm than đang vẫy vùng dưới bầu trời khói lửa binh đao; một bên là giai cấp thống trị đang thả sức ăn chơi hưởng lạc. Trong tư tưởng của Đỗ Phủ, một nền chính trị hợp lí phải thể hiện sự hài hòa giữa người thống trị và người bị thống trị. Nhà vua cần phải thương yêu dõn, giỳp họ an cư lạc nghiệp, trong khi đó lẽ đương nhiên là người dân phải trung thành và ủng hộ nhà vua. Thế nhưng, trên thực tế thì điều đó chỉ là khơng tưởng. Với một tấm lịng thành thực, ụng đó nghiêm túc

nhìn thẳng vào hiện thực và khơng tránh khỏi những nỗi buồn đau, xót xa trong lịng.

Như vậy, có thể thấy về chính trị ơng đứng trên lập trường phong kiến u nước. Ơng mong có một chế độ phong kiến sáng suốt biết thực hiện “nhõn chớnh” nhưng khi ơng gắn bó với đất nước, ca ngợi nhân dân bảo vệ đất nước thì tư tưởng của ơng lại gần gũi với nhân dân. Cụ thể như trong “Thu hứng - bài 2”.

Mong ước chưa thành hiện thực, cú lỳc ụng hồi tưởng về quá khứ tươi đẹp để ca ngợi công đức, tài năng, trách nhiệm của ơng vua xưa nhưng kín đáo gửi gắm ý tứ của mình:

Nước ao Cơn Minh cịn ghi Vũ cơng đời Hán Cờ xí của Vũ Đế như cịn bày ra trước mắt. (Thu hứng - bài 6)

Qua sự công phu, ráo riết chuẩn bị của triều đình nhà Hán trong chiến tranh, tác giả liên tưởng đến hiện tại và đặt ra câu hỏi: Khơng biết quan qn nhà Đường có hành động, có sự chuẩn bị gì cho cuộc chiến tranh đang đe dọa đất nước không? Đấy là những lo lắng của nhà thơ cũng là thái độ của ông trước thời cuộc.

Yêu nước gắn với trung vua là thực chất tinh thần yêu nước trong thơ Đỗ Phủ. Nhưng sống trong xã hội nhà Đường từ thịnh sang suy, bản thân nhà thơ đã nếm trải cảnh loạn li, được đi về với quần chúng nên tư tưởng yêu nước của ông lại được tưới nhuần bởi tinh thần yêu nước của nhân dân. Chính vì thế, cú lỳc ụng đó nhìn nhận hồn tồn đúng đắn. Ơng có ý thức về một Tổ quốc thống nhất. Ơng khơng bằng lịng với cảnh:

Mười mấy thằng áo vải Cũng lập riêng giang sơn.

Tinh thần yêu nước của ụng cũn gắn với nếp nghĩ của nhân dân. Nước mất nhà tan là một thực tế đau xót. Người dân trong chế độ phong kiến tuy

khơng thể bằng lịng nhận lấy cuộc sống bị bóc lột đắng cay của giai cấp thống trị nhưng lại muốn có một chế độ phong kiến thống nhất, bởi vì tình cảm giữa nhân dân lao động bao giờ cũng gắn bó với nhau. Xuất phát từ quyền lợi chung, họ muốn được sống trong một xã hội thống nhất để được đi lại đỡ đần thương yêu nhau, họ khơng muốn có sự chia rẽ thù hằn. Vì thế mà khi đất nước có nguy cơ cát cứ, bọn phong kiến giương cao ngọn cờ dân tộc là có thể động viên hàng vạn quần chúng đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Song thực tế của cuộc chiến tranh thì hơn ai hết Đỗ Phủ nhìn thấu được bản chất. Ơng đã có thái độ rất rõ ràng. Ơng phản đối các cuộc chiến tranh xâm lược, chiến tranh phi nghĩa nhưng lại ủng hộ các cuộc chiến tranh vệ quốc, chiến tranh chính nghĩa. Điều đó chứng tỏ sự nhạy cảm chính trị sâu sắc của ơng. Thấy được phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động, thái độ của ông đối với họ hoàn toàn khác với giai cấp thống trị. Ông phê phán, lên án giai cấp thống trị nhưng ông hết lời ca ngợi nhân dân. Mối quan hệ giữa ông và những người lao động rất tự nhiên, thoải mái và có sự đồng cảm sâu sắc. Cịn đối với sự nghiệp thống nhất của nhà Đường ông ủng hộ, nhưng việc tiến hành chính sách dùng binh mù quáng của nhà Đường thỡ ụng phản đối và đồng tình với nhân dân đau khổ vì chiến tranh.

Phải có tấc lịng nhân ái mới hiểu được Đỗ Phủ. Nhà thơ mang lí tưởng muốn có một xã hội cơng bình thực hiện nhân chính, một xã hội phong kiến vượt cả thời Nghiêu Thuấn điều đó là ảo tưởng song vẫn là mong ước của nhân dân đương thời.

Như vậy, có thể thấy với việc sử dụng phương tiện nghị luận một cách sõu sắc, ông đã bày tỏ những quan điểm cũng như thái độ của mình trước những vấn đề của hiện thực cuộc sống. Điều đó rất phù hợp với quy luật của lịch sử và ý nguyện của nhân dân. Những đánh giá một cách nghiêm túc vừa giúp cho ông trong việc biểu hiện và giãi bày tâm sự nhưng cũng vừa giúp cho mọi người hiểu rõ hơn hiện thực xã hội đời Đường.

Một phần của tài liệu đặc trưng thơ trữ tình của đỗ phủ (Trang 104 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w