Xưa nay các nhà thơ luôn “tả cảnh ngụ tình”, dùng hình ảnh thiên nhiên để giãi bày tâm sự của mình là chính. Đỗ Phủ cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Thiên nhiên được tái hiện trong thơ trữ tình của Đỗ Phủ không phải như khách thể tự nó có mà là thiên nhiên trong mối quan hệ với con người, thiên nhiên được khúc xạ qua tâm hồn, tình cảm của nhà thơ. Viết về thiên nhiên cũng là một cách để thi nhân bộc lé tâm hồn mình, tư tưởng và tình cảm của mình.
Nói về thơ trữ tình Trung Quốc phần nhiều là thể thống nhất giữa sự miêu tả cảnh vật khách quan và bộc lé tình cảm chủ quan của tác giả. Cái gọi là tình cảnh giao hoà là đặc điểm của thơ ca nói chung, nhưng ở Đỗ Phủ cảnh tình gắn kết chặt chẽ trở thành phương tiện nghệ thuật trữ tình tiêu biểu giúp cho việc phản ánh nội dung, còng như giúp cho người đọc có thể hiểu thêm phần nào về tâm tư và con người tác giả.
Trong lĩnh vực lí luận văn nghệ các thời đại của Trung Quốc “tình” và “cảnh” là vấn đề có nhiều quan điểm, nhiều cách trình bày khác nhau. Vương Phu Chi nói rằng: “Tình, cảnh tuy có chia ra ở tâm vật khác nhau, nhưng cảnh sinh tình, tình sinh cảnh, buồn vui tiếp xúc với nhau, tươi khô nghênh đón nhau, đều ở lẫn với nhau một chỗ vậy” [59; 222].
Thực ra tình và cảnh rất khó tách rời nhau. Tình và cảnh là dùa lẫn nhau mà tồn tại, là “cùng chứa ở một nơi”. “Tình cảnh tương sinh” (Tình và cảnh giúp nhau cùng nảy nở) đó là một mặt của mối quan hệ mà Vương Phu Chi trình bày. Theo ông, “tình” là do tiếp xúc với “cảnh”, nhờ có sự dung hoà của tình cảm tác giả mà cảnh trở thành một hình tượng nghệ thuật đầy sức sống.
“Cảnh trong tình”, “tình trong cảnh”, “tình cảnh lồng vào nhau” (tình cảnh giao dung) đó là một mặt khác của mối quan hệ “tình” và “cảnh” và cũng là giai đoạn thứ hai mà Vương Phu Chi trình bày. Ông coi đây là đặc điểm được biểu hiện ra của hình tượng nghệ thuật đã được hoàn thành.
Nh vậy, có thể thấy tình cảnh luôn dùa vào nhau và gắn kết bền vững với nhau. Thơ Đỗ Phủ cũng vậy, những câu thơ tả cảnh, tả thiên nhiên luôn lồng bóng một con người trĩu nặng tâm sự, một con người trầm tư, đau buồn trước thời cuộc. Đỗ Phủ tả thiên nhiên không phải là để tả thiên nhiên. “Đỗ Phủ có chú ý đến cảnh sông núi, trời đất, trăng sao, nhưng miêu tả thiên nhiên mênh mông bát ngát là để làm nổi bật những con người âm thầm chịu đựng bao nỗi khổ đau” (Hoàng Trung Thông).
Trong những bài thơ của Đỗ Phủ tưởng nh đơn thuần là tả cảnh nhưng cái tình lại được giấu dưới những câu thơ tưởng nh vô cảm. “Trung thu” là một bài thơ nh vậy:
Thu cảnh kim tiêu bán, Thiên cao nguyệt bội minh.
Nam lâu thuỳ yến thưởng, Ty trúc tấu thanh thanh.
(Cảnh thu tới đêm nay vừa được nửa, Trời cao trăng sáng bội phần.
Ai yến tiệc ở lầu Nam,
Tiếng tơ, tiếng trúc vang lên trong trẻo). (Thái Giang dịch)
Mới nghe ta cứ ngỡ đây chỉ là một bài thơ vịnh cảnh thông thường: có trời, có trăng, có tiếng tơ tiếng trúc của những buổi yến tiệc vang xa, nhưng đọc kĩ bài thơ chúng ta thấy tác giả viết “thu cảnh”. Phải chăng trong chữ “cảnh” Êy, tác giả đã gửi gắm biết bao ý tình không thể nói ra? Câu thơ “Thiên cao nguyệt bội minh” cho ta thấy khung cảnh trời cao (và có lẽ trong nữa) nên trăng càng sáng. Trăng sáng nên càng soi tỏ những nghịch cảnh dưới trần gian: bên này là tiếng tơ tiếng trúc, là yến tiệc linh đình, bên kia là cuộc đời tăm tối của những con người khổ đau. Cái tinh vi, diệu xảo của thơ Đỗ Phủ chính là ở chỗ đó “ý đáo nhi bót bất đáo” (ý đến mà lời không đến). Trong câu thơ ta đọc thấy một sự mỉa mai, trách móc kín đáo và một
lời than thở nặng nề. Sự ăn chơi sa đoạ của những “ai” nơi lầu Nam xa xôi Êy tất dẫn đến một “hoàng hôn” buồn thảm của xã hội. Đỗ Phủ rất có tài trong việc dùng nghệ thuật đối lập để khắc sâu cái tan nát của cảnh, cái đau thương của tình.
Có trường hợp tác giả viết:
Ngư long tịch mịch thu giang lãnh Cố quốc bình cư hữu sở tư. Dịch thơ:
Cá rồng tịch mịch sông thu lạnh, Nước cũ bình yên, chạnh mối tơ.
(Thu hứng 2- Khương Hữu Dụng dịch) Đó là sự đối lập giữa thiên nhiên với con người. Thiên nhiên thì tĩnh lặng “tịch mịch” còn lòng người thì lại ở trong trạng thái động, bởi nỗi nhớ cố hương da diết, nỗi lo lắng cho tương lai của đất nước chưa yên. Thiên nhiên bình thản bao nhiêu thì cõi lòng nhà thơ vận động mãnh liệt bấy nhiêu. Từ đó nhà thơ nhấn mạnh cái tâm không nhàn của mình.
Nh vậy, Đỗ Phủ tìm đến với cảnh sắc thiên nhiên không phải để lãng quên trong đó mà để chia sẻ những tâm sự chất chứa, tràn đầy. Vì thế mà cảnh và tình trong thơ của ông luôn gắn quyện vào nhau:
Thanh thu Mạc phủ tỉnh ngô hàn Độc tóc Giang Thành lạp cự tàn Vĩnh dạ giác thanh bi tự ngữ
Trung thiên nguyệt sắc hảo thùy khan?
(Trời thu trong vắt, trong Mạc phủ cây ngô bên giếng lạnh lẽo,
Ngọn nến đã lụi, một mình nằm ngủ ở chốn Giang Thành Đêm khuya khoắt, tiếng còi nổi lên giọng buồn da diết Giữa trời, ánh trăng đẹp, ai coi?)
(Túc phủ- Á Nam dịch)
Đêm thu thanh tĩnh thường gợi trong lòng người nỗi cô đơn. Trong bức tranh này ta thấy có hình ảnh cây ngô đồng lạnh lẽo bên bờ giếng, có âm thanh xao xác lúc đêm khuya, có ánh trăng vằng vặc giữa trời và một thi nhân ôm những niềm cô đơn, u uất. Hình ảnh thiên nhiên được nhận biết qua
cảm giác và mang một sắc thái riêng bởi những từ “hàn”, “túc”, “tàn” và “bi”. Cây ngô được nhận biết bằng cảm giác “lạnh”, còn hai chữ “Giang Thành” gợi cho ta một không gian vừa dài mênh mông, vừa cao vời vợi. Hình ảnh ngọn nến tàn lụi có một cái gì mong manh héo hắt như đời người vậy. Thế là câu chữ tự nó đã nói lên lời: “hoạ vân” để “hiển nguyệt”, không một lời than thở, không một từ kể lể, nhưng người đọc vẫn cảm nhận được tình cảnh và nỗi lòng của nhà thơ: lạnh lẽo, cô đơn, buồn cho cuộc đời giữa đất khách quê người. Giữa đêm hoang vắng vang lên âm thanh “bi tự ngữ”. Bản thân âm thanh Êy mang nỗi buồn da diết hay chính là hồn người đã thổi vào cho nó. Cũng có thể hiểu, âm thanh này vang lên từ trái tim của thi nhân. Chúng ta thấy những hình ảnh, những sự vật đơn độc, buồn tẻ này như chính tình cảnh của nhà thơ. Phải chăng sự tàn phai của cảnh vật thiên nhiên “đồng thanh tương ứng” với sự tàn lụi của xã hội cũng giống như khung cảnh thu trong trái tim thi nhân thành nỗi sầu muôn thuở. Cảnh và tình đan cài vào nhau đúng như nhận định của Vương Phu Chi: “Ở những nhà thơ tài năng thì tình và cảnh luôn luôn dùa vào nhau, chan hoà với nhau làm một, diệu hợp vô hạn” [59; 223].
Ở mét số bài thơ khác, Đỗ Phủ đã xây dựng những hình ảnh thơ đẹp nhưng chất chứa bao điều ai oán, xót xa. Trong cảnh có tình là một điểm nổi bật trong thơ Đỗ Phủ. Bài thơ “Đăng cao” nhà thơ viết:
Gió gấp trời cao vượn nỉ non, Bến trong cát trắng lượn chim cồn. Rào rào lá trút rừng cây thẳm, Cuồn cuộn sông về sóng nước tuôn.
(Nam Trân dịch).
Như vậy, trọng điểm ở bốn câu đầu là tả cảnh song trong cảnh đã thoáng lé tình, tình buồn (qua tiếng vượn kêu bi ai, qua cảnh lá rơi tơi tả) nhưng thật là xao động và dữ dội (qua làn gió thổi gấp, qua cánh chim liệng
vòng, qua sóng nước cuồn cuộn). Trước khung cảnh như vậy, nhà thơ đã lồng ghép nỗi lòng của mình trong trạng thái “lên cao”:
Thu quạnh nghìn khơi lòng khách não Đài cao trăm bệnh chiếc thân mòn.
Khi lên cao, người ta đối diện với cái mênh mông vô hạn của vũ trụ và càng nhận thức rõ hơn sự bé nhỏ, mong manh của kiếp người. Đây là những câu thơ được coi là một mẫu mực về sự dồn nén, hàm súc. Bài thơ cho ta thấy một khung cảnh rất buồn và nỗi lòng của nhà thơ cũng không thể khác được. Theo tác giả Nguyễn Khắc Phi thì nhà thơ “không buồn sao được khi đất nước chìm đắm mãi trong loạn li, khi nhân dân chịu đựng mãi bao đau thương hoạn nạn, quê hương xác xơ, gia đình li tán, bản thân đói khổ, già yếu, bệnh tật? Nỗi buồn trong “Đăng cao” có nguồn gốc xã hội sâu xa, là nỗi buồn của một người có tinh thần trách nhiệm, với nước, với dân, do đó là một nỗi buồn lành mạnh” [49; 227].
Trở lại bài thơ “Nguyệt dạ”, (đã phân tích ở chương 2), chúng tôi nhận thấy đây là một bài thơ mà Đỗ Phủ đã gắn chặt tình với cảnh, đã hoà trong cảnh bao thứ tình cảm riêng chung. Mạch lô gíc của bài thơ đi từ việc người vợ trong bài thơ nhìn trăng vì nhớ Trường An. Đêm trăng là đêm trăng thời loạn, đêm trăng chia li cho nên rất tự nhiên nhìn trăng người vợ hướng tới ư- ớc mơ có một đêm trăng thanh bình, đêm trăng đoàn tụ:
Hà thời ỷ hư hoảng Song chiếu lệ ngân can?
(Bao giê được tựa màn cửa mỏng để trăng chiếu cả đôi ta cho ngấn lệ ráo khô?).
Suốt cả bài thơ, Đỗ Phủ hầu như không nói gì về mình, có chăng chỉ đến câu cuối cùng nhà thơ mới xuất hiện trong một chữ “song” (cả hai cùng) trong niềm mơ ước xum họp. Vậy mà ai cũng hiểu rằng nhà thơ đã từng thương nhớ, đã từng mơ ước rất nhiều. Phải hiểu hoàn cảnh lúc đó nhà thơ đang một mình ở Trường An, cô đơn, mệt mỏi mới thấy ý nghĩa của những
vần thơ không hề nhắc về bản thân mình, những vần thơ đạt đến độ “vô ngã” này! Đó chính là cơ sở làm cho Đỗ Phủ có thể “dĩ vạn vật vi ngã” (lấy mọi vật làm rõ mình). Bài thơ nói đến con rõ bố, nói đến vợ rõ chồng, nói đến Phu Châu rõ Trường An, nói về cảnh rõ người, nói về tương lai rõ hiện tại.
“Dường như không nói về mình nhưng hình tượng trữ tình do đó càng thêm đậm” (Nguyễn Khắc Phi).
Vì trong tâm Đỗ Phủ luôn trăn trở suy tư về số phận con người, về cuộc đời nên những khung cảnh mà ông tái hiện cũng đầy rẫy những đau thương, những biến động dữ dội như trong lòng ông vậy. Ông miêu tả khung cảnh nhưng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp bộc lé tình cảm, tâm sự của mình “Tình trong cảnh Êy, cảnh trong tình này” (Nguyễn Du).
Tác giả Nguyễn Thị Bích Hải cho rằng “Bước vào thế giới thơ Đường ta bước vào thế giới hoà điệu của “tâm” và “cảnh”, của ngoại cảnh với nội tâm. Đó là sự “phản ánh” của “cảnh” vào “tâm” hay là sự chiếu xạ của “tâm” lên “cảnh”? Không thể tách bạch ra được, đó là sự tương thông hoà điệu” [22; 178]. Và thơ của Đỗ Phủ cũng không nằm ngoài sự hoà điệu đó. Khi ông nói:
Cảm thời hoa tiễn lệ Hận biệt điểu kinh tâm.
(Xuân Vọng) Cảm thời thế hoa rơi nước mắt
Đau biệt li chim khắc khoải lòng.
Đó là khi hoa và chim đã mang tâm trạng của con người. Nỗi đau li biệt của trái tim đã gắn vào cảnh vật. Đây đều là hiện tượng tâm trạng hoá ngoại cảnh “tâm hoá”. Cái đau đớn của tình, của con “tâm” đã phóng chiếu những xung động của nó vào cảnh vật. Hơn nữa, từ xa xưa người ta đã quan niệm vạn vật cũng “hữu tâm”, cái “tâm” của vạn vật cộng hưởng cảm ứng với cái “tâm” của con người. Và “trong quan hệ với thiên nhiên vạn vật hay quan hệ với con người, xã hội, tâm vẫn là chủ thể tiếp phát tình” [22; 183].
Tóm lại, thiên nhiên trong thơ Đỗ Phủ trở thành người bạn, trở thành đối tượng và phương tiện để nhà thơ gửi gắm tâm sự, tình cảm của mình. Nó cũng là một phương tiện góp phần vào việc phản ánh gián tiếp hiện thực cuộc sống. Những khung cảnh mà nhà thơ xây dựng thường mang màu sắc ảm đạm, u buồn, thiên về tái hiện hiện thực từ hiện thực tâm hồn đi ra hiện thực cuộc sống. Ở đó con người không chỉ giao hoà tan biến vào thiên nhiên mà thiên nhiên cũng chuyển động biến đổi theo con người. Cảnh và tình luôn gắn kết với nhau. Đúng như ý kiến của tác giả Lưu Hiệp: “Vật sắc động, tâm cũng động theo”, “tình đổi theo vật, lời nảy theo tình”. “Tình cảm của người ta tuỳ theo sự biến đổi của cảnh vật tự nhiên mà biến đổi và tác phẩm là sản phẩm của tình cảm” [59; 107]. Với con người trĩu nặng tâm sự u buồn như Đỗ Phủ thì cảnh cũng không thể khác được bởi “Người buồn cảnh có vui đâu bao giê” (Nguyễn Du). Chính vì vậy mà cảnh và tình trong thơ Đỗ Phủ luôn gắn kết chặt chẽ với nhau và là phương tiện nghệ thuật đạt hiệu quả cao.