3. CHỨC NĂNG CỦA THƠ CẬN THỂ
1.2.2. Bách phương đa nạn
Là người sống trong hiện thực đầy đau thương, Đỗ Phủ đã từ cảnh ngộ của mình mà nhìn ra cảnh ngộ khổ đau của mọi người, Đỗ Phủ ít nghĩ đến mình nhưng nghĩ nhiều đến người khác. Nghèo khổ, đói rét, chết chóc, bệnh tật, lưu lạc gian nan luôn ám ảnh ông như hình với bóng. Nhưng chính cuộc sống đú đó đưa ụng xớch gần với nhân dân, giỳp ụng nhận thức sâu sắc hơn hiện thực xã hội mà ông đang sống, con đường mà ông đi, quan trọng hơn là ông nhìn thấy được cuộc sống khổ cực của người dân lúc bấy giờ. Vì vậy mà: “Tiếng thơ của Đỗ Phủ chính là đã cất cao lên từ nỗi khổ đau vô tận của nhân dân Trung Quốc đời Đường" [61; 114].
Viết về xã hội, Đỗ Phủ đã dắt chúng ta về giữa cuộc đời. Ông phản ánh chân thực nhiều mặt của xã hội nhưng chủ yếu là vấn đề tô thuế và cuộc sống khổ cực của người dân. Cho nên trong phần lớn thơ mình, Đỗ Phủ đã dành những lời tốt đẹp nhất, chân thành nhất để nói lên tình cảm của mình đối với nhân dân lao động. Nói về những người lao động nghèo khổ, tình cảm của ông thiết tha nồng cháy, thái độ của ông trân trọng và kính yêu họ.
So với những nhà thơ trước và đương thời thì hiện thực ông phản ánh là vô cùng rộng rãi và sâu sắc, đề cập đến những vấn đề nóng hổi mà người dân đang phải trải qua. Ông nhìn thấy nỗi khổ của nhân dân là do phong kiến bóc lột một cách tàn nhẫn. Nhõn dõn đói khổ, cuộc sống tiêu điều, hạnh phúc của con người bị chiến tranh phong kiến phá hoại, người phụ nữ buồn tủi, khổ cực, cô đơn...
Xã hội mà ông miêu tả hết sức phong phú, con người mà ông quan tâm cũng có nhiều hạng người khác nhau. Cuộc sống của họ trước hết là đau khổ mọi bề và một phần là do bị bóc lột tô thuế quá nặng. Lí Bạch dường như
chưa nêu vấn đề tô thuế, chỉ có Đỗ Phủ mới nêu vấn đề này một cách cụ thể. Sau này, Bạch Cư Dị phát huy tinh thần hiện thực của Đỗ Phủ và lại đề cập đến vấn đề này một cách sâu sắc.
Viết về cuộc sống của nhân dân, với cái nhìn hiện thực sắc sảo, Đỗ Phủ đã phát hiện những quan hệ nhân quả, quan hệ giữa hiện tượng và bản chất xã hội qua những bài thơ trữ tình nổi tiếng. Có trường hợp, trong cùng bài thơ các quan hệ ấy đan xuyên vào nhau làm cho giá trị nghệ thuật trong thơ Đỗ Phủ tăng lên rất nhiều. “Hựu trỡnh Ngụ lang” là bài thơ như thế.
Dưới hình thức bài thơ là bức thư của tác giả gửi lại dặn dò người bà con họ Ngô khi nhà thơ nhường lại ngôi nhà của mình ở Nhương Tây (Quỳ Châu) cho anh ta mùa hè năm 767. Đỗ Phủ đã nêu lên hình ảnh người đàn bà láng giềng nghèo đói, không con, khụng chỏu, thường sang nhà tác giả chọc trộm táo:
Mặc ai đập táo trước sân nhà
Không gạo, không con một thím già.
Hoàn cảnh ấy chắc hẳn có điều gì khuất tất ở đây. Nhà thơ hiểu thấu nỗi “khốn cựng” của bà nên mới dặn lại Ngô lang thông cảm để mặc bà được tự do chọc táo, đừng cho bà hiểu nhầm, tội nghiệp. Như vậy, với hai câu thơ miêu tả chân thực, Đỗ Phủ đã đem đến cho người đọc ấn tượng ban đầu khá mạnh về hình ảnh người đàn bà nghèo, cô đơn. Hình ảnh đó là một trong số những người nghèo khổ trong xã hội đời Đường. Nhà thơ hết sức thông cảm với bà và hiểu rằng:
Bất vị khốn cùng ninh hữu thử, Chỉ duyên khủng cụ chuyển tu thân.
Dịch thơ:
Ví chẳng khốn cùng đâu đến thế, Chỉ vì sợ hãi phải nhờ ta.
Câu thơ vừa là hỏi vừa là lời khẳng định về nông nỗi “khốn cựng” của người láng giềng tội nghiệp. Thông cảm với hoàn cảnh thương tâm đó, nhà thơ đã chia sẻ bằng cách chủ động làm thân với bà để bà khỏi e sợ. Ngô lang đến, Đỗ Phủ nghĩ đến tâm trạng đáng thương của bà đã dặn lại Ngô lang một cách nhẹ nhàng, ý nhị:
Những e khách lạ, ừ lo quá, Dù cắm rào thưa, cũng ngại mà!
Nhà thơ hiểu, dự Ngụ lang rào sân lại là việc làm vô tình nhưng cũng có thể làm cho bà mặc cảm, làm cho bà sống phải dè chừng cạnh người láng giềng mới. Qua đây, tác giả đã làm nổi bật hình ảnh một người đàn bà cô đơn “khốn cựng”, rất thương tâm. Nhưng nguyên nhân sâu xa làm cho cuộc sống của bà phải khổ cực thì đến hai câu cuối bài người đọc mới vỡ lẽ:
Nghèo đến xương còn lo thuế khóa, Lệ đầm khăn những tủi can qua.
Thuế khóa là “lưỡi rìu róc xương đẽo tủy” đến cả bà già nghèo khổ, khụng chỏo, khụng rau, cô độc một mình mà vẫn phải nộp thuế. Cả sức nặng của cuộc đời nặng nề, đói khổ, cô đơn là phía bên này của đòn cân và phÝa bên kia là thuế khóa, can qua. Nguyên nhân ở đó và bản chất xã hội cũng là ở đó. Chiến tranh càng nhiều, thuế khóa càng nặng thì càng nhiều số phận như vậy bị dìm xuống. Người đàn bà trộm táo là do khốn cùng. Nguyên nhân sự khốn cùng là do thuế khóa, chiến tranh... Các quan hệ nhân quả “dắt dõy” ấy dường như không dứt. Thuế khóa, chiến tranh vừa là kết quả, vừa là nguyên nhân.
Người đọc nhận thấy tấm lòng trắc ẩn của nhà thơ trước nỗi bất hạnh của một số phận khốn cùng. Ở đây, tác giả đồng tình và thương xót cho bà, đó là mối đồng cảm đáng quý. Tác giả đã tìm được gốc của mọi sự đau khổ ở cõi đời phong kiến. Vì vậy mà tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Giá trị nhân đạo ở đây còn có ý nghĩa tố cáo bản chất tàn ác của xã hội. Đỗ Phủ vĩ đại một phần cũng ở chỗ đó.
Với kinh nghiệm và sự quan sát tỉ mỉ hiện thực, Đỗ Phủ đã khái quát hóa tình trạng tô thuế bằng hình tượng sinh động. Tô thuế là kết tinh của máu xương người lao động. Trong bài “Khỏch tòng” ông viết:
Khách từ bể Nam tới, Cho ta viên ngọc trai. Trong ngọc có vết chữ, Đọc mãi không thành lời. Cất giấu trong hũm kín, Chờ khi nhà nước đòi. Mở xem hóa ra máu Trời ơi! thuế khóa ơi!
(Nam Trân dịch)
Thành quả lao động của nhân dân tất yếu sẽ bị tước đoạt. Điều ấy Đỗ Phủ đã miêu tả, đó lớ giải rất nhiều lần rồi. Nhưng ở đây tác giả đem đến cho người đọc những ý thơ dữ dội và hết sức bất ngờ ở hai câu thơ cuối:
Mở xem hóa ra máu Trời ơi! thuế khóa ơi!
Chữ “ơi” ở đầu câu thơ cuối trong nguyên văn: “Ai kim trướng liễm vô” là tiếng kêu đau xót, tuyệt vọng và cũng là tiếng oán hờn. Viên ngọc trai là do mồ hôi và máu của người lao động tạo thành, khi đem đóng thuế nó lại lộ hết bản chất tô thuế là máu. Tác giả Lê Đức Niệm cho rằng: “Nhà thơ đã gạn lấy cái sâu sắc nhất, trong sáng nhất, cái cốt tủy nhất, bài thơ không dài mà cô đọng đến mức kinh người” [45; 128].
Qua bài thơ “Khỏch tòng” Đỗ Phủ đã nói lên một cách trung thực hiện thực khách quan xã hội phong kiến nhà Đường. Cuộc sống xa hoa của bọn thống trị có được là do đổi bằng bao nhiêu nước mắt và máu của người lao động. Tô thuế là nỗi khổ cực của nhân dân khiến họ lâm vào cảnh sống khốn cùng. Đỗ Phủ khái quát tô thuế thời phong kiến chính là máu của dân, mặc dù bản thân gia đình ông chiểu theo thành phần “Phụng nho thủ quan” thì
không phải nộp thuế. Song không vì thế mà Đỗ Phủ không phản ánh vấn đề tô thuế, trái lại ông lấy tư cách là người nông dân phải nộp thuế mà phản ánh sâu sắc để thấy hết cảnh tình của họ. Bên cạnh các tác phẩm trữ tình, trong một số tác phẩm tự sự chuyện thuế khóa cũng được phản ánh hết sức thương tâm. Ví như trong “Tuế án hành”, ông lên án tô thuế đời Đường đã làm cho người dân lâm vào cảnh:
Huống nghe chốn chốn bán con cái Vì thuế vỡ tụ cắt khúc lòng.
Khắp nơi bán con, cắt đứt tình máu mủ để lấy tiền nộp thuế tô dung. Nỗi khổ tô thuế như vậy thường gắn với nỗi đau của chiến tranh.
Không chỉ nêu vấn đề tô thuế, trên con đường chạy loạn tận mắt chứng kiến những cảnh đau thương của nhân dân, nhà thơ đã ghi lại một cách chân thực chuyện mắt thấy dọc đường:
Ngựa trắng Đông Bắc lại Đụi tên giắt yờn khụng.
Thương bấy người trên ngựa, Giờ ai thấy khớ hựng!
Vừa rồi tướng bị giết, Giữa đờm đó thương vong. Cơn loạn trăm cách chết, Ôi thôi lệ chảy dòng!
(Ngựa trắng - Khương Hữu Dụng dịch) Đó là hình ảnh người ngồi trên lưng ngựa chết trong cơn binh loạn, chỉ thấy ngựa bị trúng hai mũi tên chạy về. Cuộc sống của con người trong cơn loạn lạc có đến hàng “trăm cách chết”. Chết vì giặc, chết vỡ lớnh, chết vì tô thuế, chÕt vì đói rét, chết vì lưu li... Tất cả những nỗi đau đó khiến cho tác giả không khỏi ngậm ngùi, xót xa.
Khác với nhiều nhà thơ, khi làm thơ Đỗ Phủ thường tìm đến những hình tượng chất chứa tình cảm đau thương. Đời sống của nhân dân khổ cực, lầm
than thì thơ phản ánh đời sống đó cũng không thể khác được. Vả lại, trên nửa đời người sống long đong, lận đận, chịu nhiều bề đau khổ tỏi tờ của cuộc đời thì nhà thơ viết lên những vần thơ thâm trầm u uất là điều có thể hiểu được.
Ông viết về cuộc sống của người dân đói khổ nhưng tính mạng của người dân cũng không được bảo hộ nhất là khi lớnh ớt lại còn vất vả, đường xa nhiều khi đi lại rất khó khăn, gian khổ:
Há chẳng có binh thục ba ngàn? Mênh mông sông núi, lính gian nan.
(Đại mạch hành - Trinh Đường dịch) Thậm chí nhiều khi trong buổi chiến tranh, loạn lạc lính tráng đã ra đi là khó có ngày trở về:
Lính tráng ra đi chẳng thấy về?
(Khứ thu hành - Hoàng Trung Thông dịch) Thảm cảnh sinh li tử biệt của nhân dân lúc loạn li được tác giả ghi lại một cách khái quát. Nhân dân một sớm một chiều nhà tan cửa nát, chết chóc, li tán, tình cảnh vô cùng bi đát. Chứng kiến thảm trạng đó nhà thơ không thể không ghi lại những cảnh đời rất thật mà vô cùng đau xót:
Hai mươi mốt nhà cùng vào thục, Chỉ sót một người ra Lạc Cốc. Nhắc buổi hai gỏi ụm cắn tay, Ngoảnh đầu về phía mây Tần khóc.
(Tuyệt cú 2 - Hoàng Trung Thông dịch) Trong cảnh chạy nạn, tản cư hai mươi mốt gia đình chỉ còn lại một người, những người thân cũng đã phải đau đớn bỏ nhau giữa đường, họ chỉ biết ngoảnh đầu về phía quê hương mà khóc.
Tính mạng của người dân thật mong manh. Sống trong buổi chiến tranh, loạn lạc, bọn giặc chém giết hãm hại nhân dân đã đành, nhưng bọn quan quân cũng độc ác không kém gỡ chỳng:
Đội quân trước điện tuy kiêu hùng Dữ tựa quân Khương với giặc Hồn. Nghe nói giết người trờn Hỏn Thủy Đàn bà loạn xị giữa quan quân.
(Tuyệt cú 3 - Hoàng Trung Thông dịch) Quan quân đồn trú ở Hán Thủy đối với nhân dân hết sức tàn nhẫn, cũng giết người cưỡng hiếp như bọn giặc. Qua đây, chúng ta có thể nhận thức được hiện thực xã hội đời Đường, nhận thức được bộ mặt thật của giai cấp thống trị phong kiến và nỗi khổ đau vô tận mà quần chúng nhân dân đang phải chịu đựng.
Giặc giã, đói khổ, chết chóc thi nhau hoành hành diễn ra cảnh tượng “Bỏch phương đa nạn”. Cuộc sống của người dân trăm nỗi lo âu trước những cảnh tiêu điều, họ dường như không biết đến ngày nào mới được trở lại cuộc sống như xưa bởi khắp nơi chỉ thấy:
Muôn nhà giặc giã đồng quê khóc
(Các dạ - Khương Hữu Dụng dịch) Nhân dân ngày nào cũng chịu hậu quả chiến tranh, cuộc sống của họ còn kéo dài gian khổ khi mà:
Lũng Hữu, Hà Nguyên ruộng bỏ hoang Ngựa Hồ binh rợ vào ba thục
Nước lụt ngập trời gió trốc cây.
(Biên niên hành - Khương Hữu Dụng dịch) Như vậy, có thể thấy mọi thảm cảnh của những người “dõn đen” đều được Đỗ Phủ ghi lại một cách đầy đủ, trung thực và sinh động như đang hiện ra trước mắt người đọc. Đỗ Phủ đã phản ánh cuộc đời của người dân bằng tất cả tấm lòng nhân đạo, bằng sự cảm thông và tinh thần trách nhiệm đối với người dân lao khổ, nạn nhân của bao nhiêu thứ tai họa dưới chế độ phong kiến.
Tóm lại, Đỗ Phủ đã phản ánh hết sức chân thực nhiều mặt của xã hội. Ông viết về nỗi khổ của người dân thực muôn màu muôn vẻ: khổ vì chiến tranh, nghèo đói, khổ vì bị thống trị phong kiến bóc lột tô thuế và lao dịch, khổ vì cô đơn, vì li biệt... Tất cả những vấn đề khác nhau ấy đã tập trung thành một bức tranh về cuộc sống của nhân dân thời chiến loạn hết sức đa dạng nhưng cũng đầy ắp những nỗi bi thương. Ngòi bút của ông đã len lỏi tới nhiều sự việc, miêu tả những nỗi éo le trong tâm tư tình cảm của con người. Ông đã đi vào cuộc sống gian khổ với tấm lòng “quanh năm lo vỡ dõn, thở than thêm sốt ruột”. Vì vậy mà ông càng đến gần với nhân dân, thông cảm với nỗi khổ của nhân dân càng căm ghét sự thối nát, tàn bạo của bọn thống trị phong kiến.