1.3.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp [13]
1.3.1.1. Khái niệm
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu, thu vào thu nhập chịu thuế của các tổ chức cá nhân có thu nhập từ hoạt động sản suất, kinh doanh trong và ngoài nước.
1.3.1.2. Đối tượng nộp thuế
Là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của luật này, bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản pháp luật khác.
- Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập trong tất vả các lĩnh vực.
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
- Tổ chức được thành lập theo luật hợp tác xã.
- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ và có thu nhập chịu thuế.
1.3.1.3. Phương pháp tính thuế TNDN
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất.
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập
tính thuế x
Thuế suất thuế TNDN
Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:
Thuế TNDN phải nộp = ( Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN ) x
Thuế suất thuế TNDN
Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc loại thuế tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đơn vị sự nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này hạch toán được doanh thu nhưng không hạch toán và xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ, cụ thể như sau:
+ Đối với dịch vụ: 5%
+ Đối với kinh doanh hàng hoá: 1%
+ Đối với hoạt động khác (bao gồm cả hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật): 2%.
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau :
Ngoài ra thu nhập tính thuế được xác định theo luật thuế TNDN hiện hành, còn lợi nhuận kế toán trước thuế được xác định theo chuẩn mực kế toán. Kế toán thường căn cứ vào lợi nhuận kế toán trước thuế để điều chỉnh ra thu nhập tính thuế như sau :
Thu nhập tính thuế = Lợi nhuận kế toán trước thuế + Các khoản điều chỉnh tăng thu nhập tính thuế - Các khoản điều chỉnh giảm thu nhập tính thuế Thuế suất thuế TNDN:
- Thuế suất thuế TNDN là 25%, trừ trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%. Căn cứ vào vị trí khai thác, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ. Doanh nghiệp có dự án đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí gửi hồ sơ dự án đầu tư đến Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể cho từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Tài nguyên quý hiếm tại khoản này bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm.
1.3.2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp [1]
1.3.2.1. Các chứng từ liên quan đến kế toán thuế TNDN
Hóa đơn GTGT; Bảng kê doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu bán hàng và thu nhập khác; Bảng kê chi phí sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, chi phí tài chính, chi phí khác; Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước; Các chứng từ thanh toán như phiếu chi, giấy báo nợ…
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
1.3.2.2. Kế toán thuế TNDN
a. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 3334 – Thuế TNDN. Phản ánh số thuế TNDN phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào ngân sách nhà nước.
b. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3334 – Thuế TNDN
Bên nợ:
- Số thuế TNDN đã nộp.
- Số thuế TNDN phải nộp của các năm trước đã ghi nhận lớn hơn số phải nộp của các năm đó do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại.
- Số thuế TNDN tạm nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN phải nộp được xác định khi kết thúc năm tài chính.
Bên có:
- Số thuế TNDN phải nộp.
- Số thuế TNDN các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN trong năm hiện tại.
Số dư có:
- Số thuế TNDN còn phải nộp.
- Điều chỉnh tăng số dư đầu năm đối với số thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước.
Số dư nợ.
- Số thuế TNDN nộp thừa.
- Điều chỉnh tăng số dư đầu năm với số thuế TNDN phải nộp của các năm trước được giảm trừ vào số thuế TNDN phải nộp năm nay do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu các năm trước.
c. Một số quy định cần tôn trọng khi hạch toán tài khoản 3334 – Thuế TNDN
Số thuế TNDN phải nộp trong năm được ghi nhận vào chi phí thuế TNDN hiện hành. Số thuế TNDN tạm nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN phải nộp xác
định khi kết thúc năm tài chính được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành và giảm trừ vào số thuế TNDN phải nộp.
Số thuế TNDN phải nộp của các năm trước do doanh nghiệp tự xác định lớn hơn số thuế TNDN phải nộp do phát hiện sai sót không trọng yếu được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành và được giảm trừ vào số thuế TNDN phải nộp.
Doanh nghiệp được điều chỉnh số dư đầu năm tài khoản 3334 – Thuế TNDN và tài khoản 421 – Lợi nhuận chưa phân phối. Đối với số thuế TNDN phải nộp tăng hoặc số thuế TNDN phải nộp giảm của các năm trước do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu trong các năm trước.
d. Sơ đồ kế toán: Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến thuế TNDN
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ kế toán nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến thuế TNDN
1.3.2.3. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
a. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 821 – Chi phí thuế TNDN. Dùng để phản ánh chi phí thuế TNDN của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành. Tài khoản này có 2 tài khoản cấp hai:
+ Tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. + Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
111, 112 3334 821
Khi nộp thuế TNDN vào NSNN
Thuế TNDN tạm nộp theo quý
Số quyết toán lớn hơn số thuế tạm nộp
Số quyết toán nhỏ hơn số thuế phải nộp được miễn giảm
b. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 821 – Chi phí thuế TNDN
Bên nợ:
- Chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm.
- Thuế TNDN của các năm trước phải bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm được ghi tăng chi phí thuế TNDN của năm hiện tại.
Bên có:
- Chi phí thuế TNDN được điều chỉnh giảm do số đã ghi nhận trong năm lớn hơn số phải nộp theo quyết toán thuế TNDN năm.
- Chi phí thuế TNDN được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước.
- Kết chuyển chi phí thuế TNDN vào tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ.
c. Một số quy định cần tôn trọng khi hoạch toán tài khoản này
Chi phí thuế TNDN được ghi nhận vào tài khoản này là số thuế TNDN phải nộp được tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất TNDN hiện hành.
Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế TNDN để ghi nhận số thuế TNDN tạm nộp vào chi phí thuế TNDN.
Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế TNDN, nếu số thuế TNDN tạm nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp trong năm đó, kế toán ghi nhận số thuế TNDN phải nộp thêm vào chi phí TNDN. Trường hợp số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm lơn hơn số thuế TNDN phải nộp trong năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế TNDN là khoản chênh lệch đó.
Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế TNDN phải nộp của năm tước, doanh nghiệp được hạch toán (tăng hoặc giảm) số thuế TNDN phải nộp của năm trước vào chi phí thuế TNDN của năm phát hiện sai sót.
Trường hợp phát hiện sai sót trọng yếu liên quan đến thuế TNDN phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp điều chỉnh vào số dư đầu năm của các tài khoản 3334
– Thuế TNDN và các khoản liên quan khác mà không phải ghi nhận vào tài khoản 821 – Chi phí thuế TNDN.
Cuối năm tài chính, kế toán kết chuyển chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm vào tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh để xác định kết quả sản xuất kinh doanh trong năm.
d. Sơ đồ kế toán: Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến chi phí thuế TNDN
Sơ đồ 1.4. Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chi phí thuế TNDN
1.4. KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
1.4.1. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) [12] 1.4.1.1. Đối tượng nộp thuế 1.4.1.1. Đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài Việt Nam và cá nhân khác không cư trú có thu nhập chịu thuế tại Việt Nam.
- Cá nhân cư trú là người đáp ứng 1 trong các điều kiện sau:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong 1 năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên đến Việt Nam.
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam: bao gồm có nơi ở thường trú hoặc nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn (từ 3 tháng trở lên).
- Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng các điều kiện trên.
1.4.1.2. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế TNCN là thu nhập tính thuế và thuế suất. 111, 112 Nộp thuế 3334 Hàng quý tạm tính thuế TNDN nộp,đ.chỉnh b.sung thuế phải nộp 821 911 Cuối kỳ k.chuyển
Điều chỉnh giảm số thuế tạm phải nộp trong năm Lớn hơn số phải nộp xác định cuối năm
a. Căn cứ tính thuế đối với cá nhân cư trú Thu nhập chịu thuế
Gồm 10 loại đối tượng:
+ Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh
+ Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công + Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn
+ Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn
+ Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản + Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng
+ Thu nhập chịu thuế từ bản quyền
+ Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng thương mại + Thu nhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng
Giảm trừ gia cảnh
- Giảm trừ gia cảnhlà số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinhdoanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnhgồm hai phần sau:
+ Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 trđ/năm). [3, tr.75]
+ Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng. (43,2trđ/năm).[3, tr.75]
- Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ 1 lần vào một đối tượng nộp thuế. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:
+ Con chưa thành niên; con bị tàn tật không có khả năng lao động.
+ Các cá nhân không có thu nhập hoặc thu nhập không vượt quá mức quy định bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà
người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
- Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo là các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm: + Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa.
+ Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.
Biểu thuế:
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần theo quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:
Bảng 1.1. Biểu thuế lũy tiến từng phần
Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35
Thu nhập tính thuế áp dụng Biểu thuế này là thu nhập của cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công sau khi đã trừ đi khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc, khoản đóng góp từ thiện,
nhân đạo, khuyến học.
b. Căn cứ tính thuế đối với cá nhân không cư trú
Căn cứ vào điều 25 đến 33 của luật thuế TNCN/số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007.
- Thuế đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú là doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thuế suất 1% đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa. Thuế suất 5% đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ.
Thuế suất 2% đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác.
- Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (x) với thuế suất 20%.
- Thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn: được xác định bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ chức, cá nhân tại Việt