Các chứng từ liên quan đến kế toán thuế GTGT

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác hạch toán kế toán thuế tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu cà phê Intimex Nha Trang (Trang 25)

Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào; Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra; Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

1.2.2.2. Kế toán thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

a. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ. Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp. Tài khoản này có 2 tài khoản cấp hai:

- Tài khoản 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ. - Tài khoản 1332 – Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định.

b. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 133- Thuế GTGT được khấu trừ

Bên nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Bên có:

- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ.

- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.

- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào nhưng đã trả lại, giảm giá.

- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại.

Số dư nợ: Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại nhưng ngân sách nhà nước chưa hoàn lại.

c. Một số quy định cần tôn trọng khi hạch toán tài khoản này

Chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế. Không áp dụng đối với hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế.

Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và không thuộc đối diện chịu thuế

GTGT thì doanh nghiệp phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào được hoạch toán vào tài khoản 133. Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ theo tỷ lệ % giữa doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá vốn của hàng bán ra hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh tùy theo từng trường hợp. Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn thì tính vào giá vốn của hàng bán trong kỳ tương ứng với doanh thu trong kỳ, số còn lại được tính vào giá vốn của hàng bán trong kỳ sau.

Đối với cơ sở sản xuất nông–lâm–ngư nghiệp xuất khẩu sản phẩm do mình trực tiếp nuôi, trồng, đánh bắt, khai thác thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng trực tiếp cho giai đoạn khai thác.

Hàng hóa mua vào bị tổn thất do thiên tai, hỏa hoạn, bị mất, xác định do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường thì thuế GTGT đầu vào của hàng hóa này được ghi vào giá trị hàng hóa bị tổn thất phải bồi thường, không được tính vào số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi kê khai thuế GTGT phải nộp.

Thuế GTGT đầu vào phát sinh tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định thuế GTGT phải nộp của tháng đó. Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì khi khấu trừ số thuế GTGT đầu vào bằng số thuế GTGT đầu ra của tháng đó, số thuế GTGT còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc xét hoàn thuế theo quy định của luật thuế GTGT.

Đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp chuyển sang nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, được khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào phát sinh kể từ tháng được áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào trước tháng được áp dụng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Theo luật thuế GTGT thì căn cứ để xác định số thuế đầu vào được khấu trừ là số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT khi mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ

nộp thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho nhà thầu nước ngoài theo quy định. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua ngoài không có hóa đơn GTGT hoặc có hóa đơn nhưng không đúng quy định của pháp luật thì doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

d. Sơ đồ tài khoản: Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến thuế GTGT đầu vào

(đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)

1.2.2.3. Kế toán thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT phải nộp

a. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào ngân sách nhà nước trong kỳ kế toán năm. Tài khoản này có 9 tài khoản cấp hai:

111, 112, 331 152, 153, 156, 211, 641, 642 133 (1331, 1332) 333 (33312) 333 (33311) 111,112 142, 242, 642 Khi mua VT, HH, DV, TSCD trong nước

Khi NK vật tư,HH, TSCD

Khấu trừ thuế

Thuế GTGT đã được hoàn

Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ

+ Tài khoản 3331 – Thuế GTGT phải nộp + Tài khoản 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt + Tài khoản 3333 – Thuế xuất nhập khẩu

+ Tài khoản 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp + Tài khoản 3335 – Thuế thu nhập cá nhân + Tài khoản 3336 – Thuế tài nguyên

+ Tài khoản 3337 – Thuế nhà đất, tiền thuê đất + Tài khoản 3338 – Các loại thuế khác

+ Tài khoản 3339 – Phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác

Trong đó tài khoản 3331 – Thuế GTGT phải nộp có 2 tài khoản cấp ba: + Tài khoản 33311 – Thuế GTGT đầu ra

+ Tài khoản 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu

b. Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 3331- Thuế GTGT tăng đầu ra

Bên nợ:

- Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ.

- Số thuế của hàng hóa bị trả lại, hàng hóa bị giảm giá. - Số thuế GTGT đã nộp vào ngân sách nhà nước. Bên có:

- Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp. - Số thuế GTGT phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Số dư có: Số thuế GTGT còn phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Trong trường hợp cá biệt, tài khoản 33311 còn có số dư bên nợ. Nó phản ánh số thuế GTGT đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp.

c. Một số quy định cần tôn trọng khi hạch toán tài khoản này

Doanh nghiệp phải chủ động tính và xác định số thuế phải nộp cho nhà nước theo luật định và kịp thời phản ánh vào sổ kế toán thuế phải nộp. Việc kê khai đầy đủ, chính xác và trung thực là nghĩa vụ của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh việc nộp đầy đủ và kịp thời số thuế GTGT cho cơ quan nhà nước. Trường hợp có thông báo số thuế phải nộp, nếu

có thắc mắc hoặc khiếu nại về mức thuế và số thuế phải nộp theo thông báo thì cần phải giải quyết kịp thời theo quy định. Không được vì bất cứ lý do gì để trì hoãn việc nộp thuế.

Doanh nghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định để ghi sổ kế toán.

d. Sơ đồ kế toán: Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến thuế và các

khoản phải nộp nhà nước

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến thuế GTGT

hàng bán nội địa phải nộp ngân sách nhà nước

1.2.2.4. Kế toán thuế GTGT được khấu trừ

Cuối kỳ kế toán tính, xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra. Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ được chuyển trừ vào số thuế GTGT đầu ra, kế toán ghi:

Nợ TK 33311 – Thuế GTGT phải nộp

Có TK 1331– Thuế GTGT được khấu trừ

111, 112, 131… 133 111, 112, 131 711 521, 531, 532 333 (33311) 511, 515, 711 Thuế GTGT đầu vào đã

được khấu trừ

Hàng bán trả lại, giảm giá, chiết khấu thương mại

Thuế GTGT phải nộp được giảm

Thuế GTGT phát sinh liên quan đến doanh thu và thu nhập khác

1.2.2.5. Kế toán thuế GTGT được giảm, trừ

Nếu số thuế GTGT phải nộp được giảm, được trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, kế toán ghi:

Nợ TK 33311 – Thuế GTGT phải nộp Có TK 711 – Thu nhập khác

Nếu số thuế GTGTđược giảm, được ngân sách nhà nước trả lại, ghi: Nợ TK 111, 112 – Tiền

Có TK 711 – Thu nhập khác

1.3. KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.3.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp [13] 1.3.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp [13]

1.3.1.1. Khái niệm

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu, thu vào thu nhập chịu thuế của các tổ chức cá nhân có thu nhập từ hoạt động sản suất, kinh doanh trong và ngoài nước.

1.3.1.2. Đối tượng nộp thuế

Là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của luật này, bao gồm:

- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản pháp luật khác.

- Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập trong tất vả các lĩnh vực.

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

- Tổ chức được thành lập theo luật hợp tác xã.

- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ và có thu nhập chịu thuế.

1.3.1.3. Phương pháp tính thuế TNDN

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập

tính thuế x

Thuế suất thuế TNDN

Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:

Thuế TNDN phải nộp = ( Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN ) x

Thuế suất thuế TNDN

Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc loại thuế tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đơn vị sự nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này hạch toán được doanh thu nhưng không hạch toán và xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ, cụ thể như sau:

+ Đối với dịch vụ: 5%

+ Đối với kinh doanh hàng hoá: 1%

+ Đối với hoạt động khác (bao gồm cả hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật): 2%.

 Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.

Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau :

Ngoài ra thu nhập tính thuế được xác định theo luật thuế TNDN hiện hành, còn lợi nhuận kế toán trước thuế được xác định theo chuẩn mực kế toán. Kế toán thường căn cứ vào lợi nhuận kế toán trước thuế để điều chỉnh ra thu nhập tính thuế như sau :

Thu nhập tính thuế = Lợi nhuận kế toán trước thuế + Các khoản điều chỉnh tăng thu nhập tính thuế - Các khoản điều chỉnh giảm thu nhập tính thuế Thuế suất thuế TNDN:

- Thuế suất thuế TNDN là 25%, trừ trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi.

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%. Căn cứ vào vị trí khai thác, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ. Doanh nghiệp có dự án đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí gửi hồ sơ dự án đầu tư đến Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể cho từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

Tài nguyên quý hiếm tại khoản này bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm.

1.3.2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp [1]

1.3.2.1. Các chứng từ liên quan đến kế toán thuế TNDN

Hóa đơn GTGT; Bảng kê doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu bán hàng và thu nhập khác; Bảng kê chi phí sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, chi phí tài chính, chi phí khác; Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước; Các chứng từ thanh toán như phiếu chi, giấy báo nợ…

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

1.3.2.2. Kế toán thuế TNDN

a. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 3334 – Thuế TNDN. Phản ánh số thuế TNDN phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào ngân sách nhà nước.

b. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3334 – Thuế TNDN

Bên nợ:

- Số thuế TNDN đã nộp.

- Số thuế TNDN phải nộp của các năm trước đã ghi nhận lớn hơn số phải nộp của các năm đó do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại.

- Số thuế TNDN tạm nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN phải nộp được xác định khi kết thúc năm tài chính.

Bên có:

- Số thuế TNDN phải nộp.

- Số thuế TNDN các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN trong năm hiện tại.

Số dư có:

- Số thuế TNDN còn phải nộp.

- Điều chỉnh tăng số dư đầu năm đối với số thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước.

Số dư nợ.

- Số thuế TNDN nộp thừa.

- Điều chỉnh tăng số dư đầu năm với số thuế TNDN phải nộp của các năm trước được giảm trừ vào số thuế TNDN phải nộp năm nay do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu các năm trước.

c. Một số quy định cần tôn trọng khi hạch toán tài khoản 3334 – Thuế TNDN

Số thuế TNDN phải nộp trong năm được ghi nhận vào chi phí thuế TNDN hiện hành. Số thuế TNDN tạm nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN phải nộp xác

định khi kết thúc năm tài chính được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành và giảm trừ vào số thuế TNDN phải nộp.

Số thuế TNDN phải nộp của các năm trước do doanh nghiệp tự xác định lớn hơn số thuế TNDN phải nộp do phát hiện sai sót không trọng yếu được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành và được giảm trừ vào số thuế TNDN phải nộp.

Doanh nghiệp được điều chỉnh số dư đầu năm tài khoản 3334 – Thuế TNDN và tài khoản 421 – Lợi nhuận chưa phân phối. Đối với số thuế TNDN phải nộp tăng hoặc số thuế TNDN phải nộp giảm của các năm trước do áp dụng hồi tố thay đổi

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác hạch toán kế toán thuế tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu cà phê Intimex Nha Trang (Trang 25)