Tình hình nợ quá hạn TDXK

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang (Trang 53)

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, không nằm ngoài tình trạng chung của ngành ngân hàng trong nƣớc, hoạt động TDXK nói riêng và tín dụng nói chung của VCB Nha Trang trong thời gian qua cũng đối mặt với tình trạng nợ xấu.

Bảng 2.10: Nợ quá hạn trong TDXK

ĐVT: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012

1 Dƣ nợ gốc TDXK (cuối kỳ báo cáo) 165.010 165.035 159.027

Trong đó: Nợ gốc quá hạn TDXK 1.254 1.188 1.256

2 Tỷ lệ nợ gốc quá hạn TDXK (%) 0,76% 0,72% 0,79%

3 Lãi treo TDXK 238 216 327

Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn TDXK là khá thấp. Đây là điểm thực sự rất đáng mừng, tuy nhiên vẫn có một điểm nên lƣu ý ở đây. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2011 là 0,72%, giảm 0,04% so với năm 2010. Điều này là do VCB Nha Trang tiến hành thắt chặt tín dụng, nâng cao chất lƣợng thẩm định các khoản vay, tăng cƣờng sự phối hợp giữa chi nhánh với các khách hàng trong kiểm soát nguồn thu từ hợp đồng xuất khẩu. Tuy nhiên, sang năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn lại tăng vọt lên 0,79%. Nguyên nhân đƣợc chỉ ra ở đây không phải là do chi nhánh chủ quan nới lỏng quản lý rủi ro TDXK mà là do sau một thời gian dài bị khó khăn đeo bám (không có hợp đồng, thiếu vốn) nhiều DN vừa và nhỏ không thể gƣợng dậy nổi. Nếu không có sự ra đời của quyết định 780/2012/QĐ-NHNN về gia hạn nợ cho DN thì e rằng con số nợ quá hạn đã cao hơn rất nhiều. Dự báo rằng nợ xấu năm 2013 sẽ chỉ giảm đôi chút rồi sẽ tăng mạnh trở lại vào năm 2014 do nợ đƣợc cơ cấu của DN sẽ bị chuyển sang nhóm nợ xấu khi Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN đƣợc dời thời điểm hiệu lực từ ngày 01/06/2013 sang ngày 01/06/2014. Đi vào chi tiết, bảng 2.11 dƣới đây sẽ cho thấy cơ cấu nợ quá hạn theo từng loại sản phẩm tài trợ TDXK điển hình trong năm 2012 vừa qua.

Bảng 2.11: Cơ cấu nợ quá hạn năm 2012 theo sản phẩm TDXK

ĐVT: triệu đồng

STT Sản phẩm TDXK Nợ quá hạn Lãi treo Số tiền (%) Số tiền (%)

I/ Tài trợ trƣớc giao hàng

1 Tài trợ hàng lưu kho 202 16.1% 61 18.7%

2 Tài trợ thu mua nguyên liệu 738 58.8% 174 53.2%

II/ Tài trợ sau giao hàng

1 Chiết khấu bộ chứng từ bằng L/C 0 0.0% 0 0.0%

2 Chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu 316 25.2% 92 28.1%

Nguồn: Phòng Khách hàng - VCB Nha Trang

Nhƣ vậy, ta thấy rằng hình thức chiết khấu chứng từ hàng xuất là sản phẩm tín dụng có độ an toàn cao nên tỷ lệ nợ quá hạn ở sản phẩm này khá thấp. Đây luôn là sản phẩm chủ lực trong TDXK. Tuy nhiên, VCB Nha Trang vẫn luôn chú ý theo

dõi, quản lý sát sao loại hình này vì rủi ro vẫn luôn rình rập bên cạnh mà đáng ngại nhất là việc đối tác nƣớc ngoài của DN là giả, không tồn tại trên thực tế. Với loại rủi ro này, cả chi nhánh cũng nhƣ DN rất khó phát hiện đƣợc và hậu quả gây ra là vô cùng nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)