Đánh giá công tác nhận diện rủi ro TDXK

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang (Trang 70)

Trong quá trình tiến hành nhận diện rủi ro TDXK, VCB Nha Trang đã đánh giá đƣợc đầy đủ các nội dung cơ bản nhƣ: tính pháp lý, nhu cầu vốn, khả năng tài

chính, tính khả thi của dự án, giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng. CBKH của VCB Nha Trang cũng đã biết đánh giá đƣợc tình hình quản trị chiến lƣợc của DN thông qua mô hình SWOT, xu hƣớng hiện hành, triển vọng của công việc kinh doanh và ngành kinh doanh cũng nhƣ các điều kiện kinh tế có liên quan nhƣ tỷ giá... Các phƣơng thức nhận diện rủi ro chi nhánh đang áp dụng hiện tại đƣợc xem là khá tốt và đƣợc nhiều ngân hàng trong nƣớc học tập theo. Các đánh giá về khách hàng đều có độ chính xác khá cao, không mang tính chủ quan cá nhân của nhân viên và ngƣời phê duyệt tín dụng. Tuy nhiên bên cạnh đó, chi nhánh vẫn còn vấp phải một số hạn chế cần khắc phục, bao gồm:

Hạn chế 1:

Mặc dù trong bộ hồ sơ vay vốn, ta có thấy chi nhánh có đánh giá năng lực quản lý, triển vọng ngành hàng kinh doanh, xu hƣớng biến động thị trƣờng và các yếu tố về tình hình kinh tế xã hội. Tuy nhiên, công tác này vẫn chƣa đƣợc chi nhánh chú trọng nhiều. Nguyên nhân là do:

 Thứ nhất, chi nhánh chƣa có bộ phận chuyên đánh giá năng lực quản lý của ban

lãnh đạo DN. Công việc này trên thực tế chủ yếu dựa trên bằng cấp hoặc thành tích DN đạt đƣợc. Do đó, nếu DN đó mới thành lập hay mới thay đổi nhân sự thì rất khó đánh giá đƣợc chính xác vì bằng cấp rất dễ làm giả trong thời buổi này.

 Thứ hai, chi nhánh cũng chƣa có bộ phận chuyên nghiên cứu thông tin thị trƣờng xuất khẩu và dự báo trong dài hạn. Các thông tin mà CBKH thu thập đƣợc phục vụ cho việc đánh giá triển vọng ngành hàng hay biến động thị trƣờng chủ yếu từ hai nguồn Internet và thống kê hằng năm của Hội sở chính (lƣu hành nội bộ) căn cứ vào ngành nghề có liên quan. Ta biết rằng thông tin từ Internet rất nhiều và nhanh chóng, song đôi khi cũng rất khó kiểm chứng độ chính xác. Thống kê của Trung ƣơng thì lại mang tính vĩ mô chứ không phân tích riêng một địa phƣơng cụ thể nào. Do đó, nếu chỉ dựa trên các số liệu tổng quan mà đánh giá và dự báo cho một bộ phận thì độ chính xác sẽ bị giảm đi không ít.

 Thứ ba, các thông tin về thị trƣờng và các ngành hàng này, trên lý thuyết phải

có bộ phận chuyên trách mảng này nên hầu nhƣ các CBKH chỉ bắt tay vào tìm kiếm thông tin khi có khách hàng đề nghị cấp TDXK. Vô hình trung, việc thu thập thông tin về thị trƣờng và DN trở nên phụ thuộc quá nhiều vào kinh nghiệm và độ nhanh nhạy của mỗi CBKH, không có sự thống nhất chung, làm giảm hiệu quả của công tác quan trọng này, tăng tính rủi ro của hợp đồng mà đáng lẽ VCB Nha Trang có thể phòng tránh từ trƣớc.

Hạn chế 2:

Mặc dù VCB Nha Trang thẩm định rất kỹ tài sản bảo đảm nhƣng thật tiếc trong bộ hồ sơ cấp TDXK, ta lại chƣa thấy chi nhánh chú trọng nhiều đến tính thanh khoản của tài sản bảo đảm. Đây có lẽ là điểm chung của nhiều ngân hàng tại Việt Nam khi mà các ngân hàng thƣờng chỉ quan tâm đến độ toàn vẹn giá trị của tài sản bảo đảm nếu lỡ có rủi ro xảy ra. Do đó, phần lớn tài sản bảo đảm là các bất động sản vì giá trị của loại tài sản này gần nhƣ không bị giảm theo thời gian. Tuy nhiên, với sự đóng băng của thị trƣờng bất động sản từ cuối năm 2010 đến nay, xem ra việc chỉ quan tâm đến giá trị mà bỏ qua tính thanh khoản của tài sản đang trở thành yếu tố làm cản trở việc thu hồi nợ xấu của các ngân hàng. Thế mới có chuyện một ngân hàng sau khi tiến hành xử lý nợ xấu của một khách hàng DN thì cũng không biết làm gì với tài sản đảm bảo là nhà xƣởng và nhà kho của DN đó. Đơn giản là vì ngân hàng không tài nào thanh lý đƣợc trong tình cảnh kiếm đỏ mắt cũng không tìm đƣợc ngƣời muốn mua trong thời điểm này. Từ đó suy ra, với việc hầu hết các hợp đồng tín dụng đều bảo đảm bằng bất động sản nhƣ hiện nay thì hậu quả mà ngân hàng phải gánh chịu sẽ rất lớn, đặc biệt là với những hợp đồng TDXK vốn tiềm ẩn thêm những rủi ro mang tính quốc tế thì không thể ƣớc lƣợng đƣợc hậu quả sẽ nghiệm trọng đến mức nào.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang (Trang 70)