Tăng cường biện pháp quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang (Trang 97)

Thực tế cho thấy, tình trạng tài chính của các tổ chức, DN trong nƣớc chƣa đƣợc minh bạch. Các báo cáo tài chính đa số không có kiểm chứng. Đa phần các DN tƣ nhân, TNHH, …thƣờng khai thấp lợi nhuận thu đƣợc để trốn thuế. Mặc dù Nhà nƣớc đã ban hành luật Kế toán, chế độ kiểm toán bắt buộc nhằm đảm bảo thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính đƣợc phản xác thực tình hình DN, song hầu hết các ngân hàng đều thừa nhận rằng không thể tin tƣởng vào các số liệu này đƣợc. Điều này dẫn đến khả năng quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng bị hạn chế đi rất nhiều, từ đó dẫn đến tình trạng nợ xấu vẫn chƣa thể giải quyết đƣợc. Giải pháp cho vấn đề này thực sự vƣợt quá khả năng của ngành Ngân hàng, đòi hỏi phải có sự vào cuộc quyết liệt của Nhà nƣớc.

Trƣớc tiên, Nhà nƣớc phải thay đổi cơ chế quản lý tài chính nhƣ hiện nay. Đã đến lúc chúng ta phải hoà nhập với luật chơi chung của thế giới. Nhà nƣớc cần phải

làm gƣơng lấy chuẩn quốc tế để đánh giá tình hình tài chính của chính mình, và rồi sau đó lần lƣợt áp dụng chúng cho toàn nền kinh tế.

Thứ hai, Nhà nƣớc cần ƣu tiên phát triển lĩnh vực kiểm toán. Thực sự mà nói, ngành kiểm toán ở Việt Nam vẫn còn non yếu. Số lƣợng các công ty kiểm toán còn rất ít, nếu xét các công ty có chất lƣợng thì chắc chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Kiểm toán Nhà nƣớc làm việc vẫn chƣa thực sự hiệu quả, đặc biệt là kiểm toán đối với các DNNN, gây ra hậu quả kéo theo đối với ngành ngân hàng mà điển hình là việc nợ xấu của BIDV tăng mạnh do phải ôm cục nợ của Vinashin. Vì vậy, Nhà nƣớc cần phải có các biện pháp để hỗ trợ cho công tác kiểm toán ví dụ nhƣ khuyến khích các trƣờng mở rộng ngành đào tạo kiểm toán viên, yêu cầu các DN phải sử dụng kiểm toán độc lập trƣớc khi vay vốn ngân hàng… Bên cạnh đó, Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) cũng cần tổ chức nhiều chƣơng trình hội thảo, chuyên đề để nâng cao trình độ của các kiểm toán viên.

Nhờ vậy, hoạt động tài chính của DN mới đƣợc quản lý chặt chẽ, minh bạch, hạn chế đƣợc rất lớn những rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng khi chấp nhận cấp tín dụng cho DN, đặc biệt là TDXK.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)