Tình hình hoạt động TDXK trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang (Trang 49)

Tín dụng xuất khẩu luôn là sản phẩm thế mạnh của VCB Nha Trang trong suốt nhiều năm qua. Đây là điều vô cùng dễ hiểu vì Khánh Hòa là tỉnh có thế mạnh về xuất khẩu, nhu cầu vốn phục vụ hoạt động này là rất lớn. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đầu năm 2013, có hơn 90% DN xuất khẩu thủy sản có nhu cầu vay vốn. Khảo sát các ngành xuất khẩu trọng điểm khác của tỉnh nhƣ may mặc, thuốc lá, cà phê… thì cũng có hơn 50% DN có nhu cầu vay vốn phục vụ hoạt động xuất khẩu.

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng cho vay TDXK so với kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh

Nguồn: Báo cáo Kinh tế-xã hội tỉnh các năm 2010-2012 và báo Khánh Hòa

Trong đó: (*) Phần kim ngạch xuất khẩu ứng với doanh số cho vay TDXK (**) Phần kim ngạch xuất khẩu còn lại

Nhƣ vậy, so với hơn 30 ngân hàng khác đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, ta có thể thấy rằng doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu của VCB Nha Trang chiếm tỷ trọng tƣơng đối trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (năm 2010 chiếm 6,27% trong 695 triệu USD tổng kim ngạch xuất khẩu; năm 2011 chiếm 5,79% trong 933 triệu USD và năm 2012 chiếm 6,25% trong 1.134 triệu USD). Đây là điểm sáng rất đáng mừng và cho thấy đƣợc vai trò rất quan trọng của VCB Nha Trang trong việc cung cấp vốn phục vụ cho sự phát triển hoạt động xuất khẩu nói riêng và kinh tế của tỉnh nói chung.

Tuy nhiên, ta cũng không nên quá chủ quan vì những con số ở trên vẫn chƣa tƣơng xứng với năng lực xuất khẩu của tỉnh, chƣa cho thấy đƣợc hết thế mạnh của thƣơng hiệu Vietcombank. Thêm vào đó, diễn biến trong 3 năm trở lại đây cũng cho thấy con số đó đang giậm chân tại chỗ hoặc giảm nhẹ nhƣ trong năm 2011. Đành rằng tình hình kinh tế gần đây gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động xuất khẩu, tuy nhiên nếu VCB Nha Trang không tỉnh giấc và có những bƣớc tiến mạnh hơn thì việc bị soán ngôi thị phần ngay trên thế mạnh truyền thống bởi các đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhƣ Eximbank, ACB… là điều đã đƣợc dự báo trƣớc. Đi vào chi tiết, ta có kết quả hoạt động TDXK đƣợc tổng hợp nhƣ sau:

Bảng 2.6: Kết quả cho vay TDXK

ĐVT: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tăng trƣởng 2011 2012

1 Doanh số cho vay TDXK 907 1.125 1.477 24% 31%

2 Thu nợ 834 1.125 1.483 35% 32%

3 Thu lãi 34 47 50 38% 5%

4 Dƣ nợ đến 31/12 165 165 159 0% -4% 5 Vòng quay vốn TDXK = (1)/(4) 5,50 6,82 9,29

Nguồn: Phòng Khách hàng - VCB Nha Trang

Hoạt động TDXK tại VCB Nha Trang năm 2010 gặp khá nhiều khó khăn do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009 tác động xấu đến hoạt động xuất khẩu của nhiều DN Việt Nam. Tuy nhiên, chi nhánh vẫn giữ đƣợc chỉ số vòng

quay vốn TDXK ở mức khá tốt.

Bƣớc sang năm 2011, tình hình kinh tế có một số chuyển biến nhất định mặc dù còn khá chậm. Do không xuất khẩu các mặt hàng xa xỉ, dễ chịu biến động, vì vậy xuất khẩu của tỉnh phục hồi khá nhanh so với trung bình chung cả nƣớc. Doanh số cho vay đạt 1.125 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2010. Đồng thời chi nhánh cũng đẩy nhanh tiến độ thu nợ, do đó doanh số thu nợ cũng tăng 35%, duy trì dƣ nợ ở mức 165 tỷ đồng. Lãi thu đƣợc từ TDXK cũng tăng 38%. Vòng quay vốn TDXK đạt 6,82 tăng so với năm trƣớc. Đây là những con số rất ấn tƣợng ở thời điểm bấy giờ.

Năm 2012, bất chấp tín hiệu phục hồi chậm chạp của nền kinh tế, doanh số cho vay vẫn tăng đến 31%, thu nợ tăng 32% dẫn đến dƣ nợ giảm đi 4%. Điều này cho thấy quyết tâm nâng cao nghiệp vụ cho vay và thu nợ của VCB Nha Trang trong bối cảnh nợ xấu trở thành chủ đề nóng. Vòng quay vốn TDXK nhờ đó tăng mạnh đến con số 9,29. Lãi đạt đƣợc tăng nhẹ 5%.

Về mặt hàng xuất khẩu, ta thấy các sản phẩm của các DN cũng khá đa dạng, tuy nhiên TDXK cũng chỉ tập trung chủ yếu ở các mặt hàng thế mạnh do điều kiện tự nhiên thuận lợi nhƣ thủy sản, cát... hay có nhiều DN lớn tham gia nhƣ thuốc lá, cà phê, dệt may,...

Về thị trƣờng xuất khẩu, theo thống kê của phòng Khách hàng VCB Nha Trang, cho đến đầu năm 2013 chi nhánh đã thực hiện cho vay sang gần 50 thị trƣờng. Thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu của các DN xin tài trợ TDXK là các thị trƣờng quen thuộc của Việt Nam nhƣ Mỹ, Nhật Bản, một số nƣớc châu Âu nhƣ Anh, Pháp và châu Á nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan… và tất nhiên bao gồm cả hầu hết các nƣớc ASEAN. Trong đó, Mỹ vẫn là thị trƣờng tăng trƣởng mạnh và chiếm tỷ lệ cao nhất (40% tổng doanh số TDXK năm 2012). Đây là thị trƣờng lớn và hấp dẫn đối với các DN xuất khẩu các mặt hàng dệt may, thủy sản, cao su, hạt điều, hàng thủ công mỹ nghệ,... Riêng với mặt hàng thủy sản, mặc dù thủy sản Việt Nam liên tục dính vào các vụ kiện chống bán phá giá ở Mỹ những các DN xuất khẩu tỉnh nhà vẫn khắc phục đƣợc khó khăn để tiếp tục tăng trƣởng. Tiếp sau Mỹ là hai thị trƣờng châu Âu và Nhật Bản. Các nƣớc châu Á khác cũng là thị trƣờng xuất khẩu quan

trọng của các DN tại VCB Nha Trang mà mặt hàng thƣờng thấy nhất là thức ăn chăn nuôi thủy sản. Việc tài trợ TDXK của chi nhánh quả thật đã giúp các DN trong tỉnh tăng khả năng cạnh tranh, tranh thủ thời cơ mở rộng và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế, giúp các DN giữ vững thị trƣờng truyền thống, khai thác các thị trƣờng mới và tiềm năng.

Bảng 2.7: Doanh số cho vay theo thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu

ĐVT: tỷ đồng

Thị trƣờng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Mỹ 325 36% 426 38% 586 40% Nhật Bản 136 15% 197 18% 243 16% Châu Âu 241 27% 275 24% 332 22% Châu Á 109 12% 119 11% 195 13% Khác 96 11% 108 10% 121 8% Tổng 907 100% 1.125 100% 1.477 100%

Nguồn: Phòng Khách hàng - VCB Nha Trang

Các DN cần tài trợ vốn phục vụ xuất khẩu tại VCB Nha Trang cũng có nhiều loại hình từ DNNN cho đến công ty TNHH, công ty cổ phần và kể cả các DN tƣ nhân. Tuy nhiên, phần đông vẫn là các DNNN, công ty TNHH và công ty cổ phần do DN tƣ nhân thì còn thiếu kinh nghiệm, dễ gặp rủi ro khi ra môi trƣờng quốc tế.

Bảng 2.8: Doanh số cho vay xuất khẩu phân theo loại hình doanh nghiệp

ĐVT: Tỷ đồng

Loại hình DN Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

DNNN 359 39,6% 446 39,6% 583 39,5% Công ty TNHH 275 30,3% 339 30,1% 459 31,1% Công ty cổ phần 203 22,4% 243 21,6% 321 21,7% DN tƣ nhân 67 7,4% 92 8,2% 107 7,2% Khác 3 0,3% 5 0,4% 7 0,5% Tổng 907 100% 1.125 100% 1.477 100%

Để đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng của khách hàng, VCB Nha Trang đã không ngừng đƣa ra nhiều loại sản phẩm TDXK phù hợp với yêu cầu của từng khách hàng. Tuy nhiên, do hoạt động xuất khẩu chịu rất nhiều rủi ro nên dễ nhận thấy rằng khách hàng thƣờng lựa chọn hình thức tài trợ thu mua nguyên vật liệu và hình thức chiết khấu chứng từ hàng xuất. Hãy xem doanh số cho vay cụ thể của từng sản phẩm cho vay tài trợ xuất khẩu qua bảng 2.9 dƣới đây:

Bảng 2.9: Doanh số cho vay xuất khẩu phân theo loại hình tài trợ xuất khẩu

ĐVT: Tỷ đồng

STT Danh mục sản phẩm TDXK

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) I/ Tài trợ trƣớc giao hàng

1 Tài trợ hàng lưu kho 112 12,3% 195 17,3% 287 19,4%

2 Tài trợ thu mua nguyên liệu 260 28,7% 368 32,7% 494 33,4%

II/ Tài trợ sau giao hàng

1 Chiết khấu bộ chứng từ bằng L/C 411 45,3% 430 38,2% 540 36,6%

2 Chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu 124 13,7% 132 11,7% 156 10,6%

Tổng 907 100% 1.125 100% 1.477 100%

Nguồn: Phòng Khách hàng - VCB Nha Trang

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)