Tình hình đo lường rủi ro TDXK

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang (Trang 72)

Hiện tại, VCB Nha Trang đang áp dụng hai mô hình đo lƣờng rủi ro tín dụng nói chung và TDXK nói riêng, bao gồm một mô hình đo lƣờng định tính và một mô hình đo lƣờng định lƣợng. Trong trình tự thực hiện hoạt động tín dụng, mô hình đo

lƣờng định tính đƣợc sử dụng trƣớc định lƣợng. Điều này cho thấy đƣợc tính logic khoa học trong hoạt động của Vietcombank.

 Về mặt định tính:

VCB Nha Trang sử dụng mô hình 6C. Mô hình này đƣợc thể hiện rõ qua bƣớc 1 (bƣớc đánh giá ban đầu) trong quy trình TDXK (đã đƣợc đề cập ở trên). Tuân thủ khung cơ bản của mô hình 6C, VCB Nha Trang đã hiện thực hóa lý thuyết cụ thể nhƣ sau:

Về tư cách người vay:

CBKH làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục đích vay của khách hàng có phù hợp vớí chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng hay không; đồng thời xem xét lịch sử đi vay và trả nợ vay đối với khách hàng cũ, còn khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhƣ từ trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ ngân hàng bạn, từ các cơ quan thông tin đại chúng...

Về năng lực của người vay:

Nhƣ đã nói ở trên, CBKH chỉ chấp nhận cho vay khi ngƣời đi vay có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

Về thu nhập của người vay:

CBKH xác định đƣợc nguồn trả nợ của ngƣời vay, ví dụ nhƣ luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán... Trong đó, tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập đƣợc ƣu tiên hơn cả vì đây là nguồn thu căn bản để trả nợ vay ngân hàng. Do đó, dễ hiểu khi Báo cáo Đề xuất và thẩm định tín dụng của VCB Nha Trang luôn tập trung phân tích luồng tiền này.

Cụ thể hơn, trong báo cáo này, CBKH của VCB Nha Trang đã phân tích đƣợc sự thay đổi của các chỉ tiêu doanh thu, khoản phải trả, khoản phải thu, hàng tồn kho cũng nhƣ nguyên nhân thay đổi của chúng. Điều này cho thấy CBKH đã đi sâu tìm hiểu đƣợc đúng các số liệu cần thiết cho việc đo lƣờng rủi ro tín dụng. Điểm đƣợc đánh giá cao ở đây còn là ở việc CBKH luôn tìm ra

đƣợc lời giải thích cho các thay đổi theo chiều hƣớng xấu trong các chỉ tiêu mà sẽ gây bất lợi cho việc xin vay vốn DN. Đây không phải là công việc dễ dàng vì các DN luôn tìm mọi cách để che giấu chúng. Ví dụ nhƣ CBKH tìm hiểu đƣợc lý do cho việc ứ đọng hàng tồn kho của một DN xuất khẩu thủy sản là do đối tác nƣớc ngoài trả hàng vì không đảm bảo đƣợc dƣ lƣợng thuốc kháng sinh có trong sản phẩm. Ta không thể xem thƣờng lý do này vì nếu vấn đề này không đƣợc DN tìm cách giải quyết kịp thời thì số lƣợng hàng tồn kho vẫn sẽ tiếp tục tăng, DN không bán đƣợc hàng dẫn đến không trả đƣợc nợ vay ngân hàng. Điều này đã phản ánh đƣợc trình độ nghiệp vụ cao của các CBKH VCB Nha Trang và là điểm đƣợc đánh giá nổi bật trong công tác quản trị rủi ro theo phƣơng pháp định tính của VCB Nha Trang.

Về bảo đảm tiền vay:

Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng, vì vậy CBKH của VCB Nha Trang luôn cố gắng thẩm định chính xác giá trị của các tài sản đảm bảo cũng nhƣ có các biện pháp kiểm tra sự bảo đảm giá trị tài sản nhƣ yêu cầu DN phải xuất trình giấy tờ chứng minh tài sản đã có bảo hiểm, đồng thời tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm.  Các điều kiện:

Vietcombank đã mở rộng nhiều qui định, điều kiện về TDXK đối với khách hàng tùy vào chính sách tín dụng ở từng thời kỳ, tất cả đều nhằm mục đích tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN xuất khẩu.  Kiểm soát:

CBKH của VCB Nha Trang thƣờng xuyên cập nhật những thay đổi trong luật pháp có liên quan đến hoạt động xuất khẩu và những quy chế hoạt động mới có ảnh hƣởng xấu đến ngƣời vay, ví dụ trong khoảng đầu năm 2013 gần đây là quy định hạn chế cho vay ngoại tệ của NHNN gây ra nhiều băn khoăn cho các DN xuất nhập khẩu. Một điều nữa cần quan tâm trong bƣớc kiểm soát TDXK là việc kiểm tra mức tín dụng ngƣời vay đề nghị cấp có đáp ứng đƣợc

tín dụng, ta thấy đƣợc CBKH đã phân tích cụ thể kế hoạch sản xuất của DN trong thời gian tới, đánh giá nó có phù hợp với đề nghị cấp tín dụng hay chƣa. Trong đó, những chỉ tiêu xem xét bao gồm: tổng nhu cầu vốn kỳ kế hoạch, vòng quay vốn dự kiến, vốn tự có và vốn khác (ở thời điểm hiện tại) và nhu cầu vốn vay (theo đề nghị của DN). Sau đó, CBKH tiến hành so sánh với số liệu các năm trƣớc. Đồng thời, CBKH cũng tìm hiểu lý do cho những biến động lớn trong các số liệu này. Chính nhờ việc kiểm tra đầy đủ, kỹ lƣỡng nhƣ vậy nên khoản tín dụng do VCB Nha Trang cấp đƣợc sử dụng đúng mục đích, không lãng phí, hạn chế đƣợc rủi ro.

 Về mặt định lƣợng:

VCB Nha Trang sử dụng mô hình Xếp hạng tín dụng nội bộ. Để đo lƣờng định lƣợng, VCB Nha Trang chủ yếu dựa vào phân tích báo cáo tài chính, dòng tiền hiện tại và tƣơng lai, mức độ hiệu quả dự án kinh doanh của DN,… Đây là bƣớc đầu tiên nhằm phục vụ cho việc chấm điểm xếp hạng DN theo một khuôn mẫu đƣợc quy định hết sức chi tiết trong Hệ thống Xếp hạng nội bộ DN của Vietcombank. Nhƣ vậy, việc có quyết định có cấp TDXK cho DN hay không bên cạnh phụ thuộc vào mô hình định tính 6C ở trên còn phụ thuộc rất nhiều vào điểm xếp hạng của DN nhƣ thế nào trong thang điểm định lƣợng. Việc chấm điểm sẽ đƣợc tiến hành hàng quý. Hệ thống chấm điểm có thang đánh giá riêng cho từng khách hàng dựa trên sự khác biệt giữa những loại khách hàng đó. Ví dụ, về phía khách hàng DN,

Vietcombank có thang điểm riêng cho DN mới thành lập [3], DN thông thƣờng [4] và

DN tiềm năng [5]. Mô hình xếp hạng DN thƣờng theo các bƣớc nhƣ sau (đây là mô

[3] DN mới thành lập: DN chƣa có Báo cáo tài chính đủ 2 năm kể từ khi có doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, không có báo cáo tài chính và đang quan hệ tín dụng với Vietcombank.

[4] DN thông thƣờng: DN có Báo cáo tài chính đủ 2 năm kể từ khi có doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và đang quan hệ tín dụng với Vietcombank.

[5] DN tiềm năng: DN chƣa từng có quan hệ tín dụng với Vietcombank hoặc đã từng nhƣng có thời gian bị gián đoạn trên một năm tính từ thời điểm đánh giá.

hình dành cho các DN không bị xếp vào dạng mới thành lập và các DN xuất khẩu phần lớn đƣợc chấm theo mô hình này):

Sơ đồ 2.4: Mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ tại VCB Nha Trang Khách hàng

Ngành kinh tế

Quy mô

Bộ chỉ tiêu cho DN thông thƣờng (điểm quy mô 6-32 điểm)

Bộ chỉ tiêu cho DN có quy mô siêu nhỏ (điểm quy mô nhỏ

hơn 6 điểm)

≥ 6 < 6

Chấm điểm chỉ tiêu Tài chính

∑[(giá trị chỉ tiêu) × (trọng số)] = Tổng điểm tài chính

Chấm điểm chỉ tiêu Phi tài chính

∑[(giá trị chỉ tiêu) × (trọng số)] = Tổng điểm Phi tài chính

Tổng hợp điểm và xếp hạng DN

Tổng điểm tài chính × Trọng số phần tài chính + Tổng điểm phi tài chính × Trọng số phần phi tài chính

= Tổng điểm của khách hàng × Tham số rủi ro

Cách chấm điểm ở từng bƣớc sẽ đƣợc trình bày cụ thể ở Phụ lục 2. Sau khi tính toán và tổng hợp điểm, CBKH sẽ tham chiếu điểm của DN với bảng 2.16 dƣới đây và quyết định xếp hạng của DN.

Bảng 2.16: Thang xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank

Tổng số điểm Xếp hạng Phân loại rủi ro

94 - 100 AAA Rủi ro rất thấp

88 – dƣới 94 AA+ Rủi ro rất thấp 83 – dƣới 88 AA Rủi ro tƣơng đối thấp 78 – dƣới 83 A+ Rủi ro tƣơng đối thấp 73 – dƣới 78 A Rủi ro tƣơng đối thấp

70 – dƣới 73 BBB Rủi ro thấp

67 – dƣới 70 BB+ Rủi ro thấp

64 – dƣới 67 BB Rủi ro thấp

62 – dƣới 64 B+ Rủi ro thấp

60 – dƣới 62 B Rủi ro trung bình 58 – dƣới 60 CCC Rủi ro trung bình 54 – dƣới 58 CC+ Rủi ro trung bình 51 – dƣới 54 CC Rủi ro trung bình 48 – dƣới 51 C+ Rủi ro trung bình

45 – dƣới 48 C Rủi ro cao

Dƣới 45 D Rủi ro rất cao

Hạng của DN sẽ cho thấy đƣợc mức độ rủi ro mà chi nhánh có thể gặp phải khi cho DN vay vốn và do đó cũng sẽ ảnh hƣởng đến số tiền chi nhánh có thể sẽ cho DN vay. Cụ thể, CBKH sẽ dựa vào xếp hạng tín dụng nội bộ của DN, đồng thời kết hợp với mức GHTD tham khảo để đề xuất mức GHTD thực tế theo nguyên tắc đã đƣợc trình bày ở Bảng 2.13. Mức GHTD tham khảo đƣợc xác định theo công thức nhƣ sau:

Trong đó:

 Giá trị ,  xác định theo Quyết định 39/QĐ-NHNT.CSTD

 VCSH: Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu, tài khoản 411 trong bảng Cân đối kế toán, dùng để xếp hạng tín dụng. Nếu các chỉ tiêu Chênh lệch đánh giá lại tài sản, Chênh lệch tỉ giá hối đoái và lợi nhuận chƣa phân phối có giá trị âm, thì lấy Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu trừ đi phần giá trị âm tƣơng ứng đó.

 TSĐB: Tài sản đã hoàn thành thủ tục cầm cố, thế chấp và khách hàng cam

kết dùng để đảm bảo cho các khoản tín dụng trong thời hạn 01 năm, giá trị tài sản đảm bảo lấy trong hợp đồng cầm cố, thế chấp giữa Ngân hàng và khách hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)