Kiểm soát rủi ro TDXK

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang (Trang 79)

Theo dõi quy trình tín dụng, ta thấy VCB Nha Trang đã thể hiện rõ mục đích kiểm soát rủi ro trong từng khâu, có sự tách biệt trách nhiệm quản lý rủi ro giữa các bộ phận. Đối với TDXK, nhiệm vụ này chủ yếu tập trung vào cán bộ của hai phòng Khách hàng và phòng Thanh toán xuất nhập khẩu. Công tác giám sát rủi ro đƣợc chính thức bắt đầu khi chi nhánh giải ngân vốn cho khách hàng. Các khoản giải ngân đƣợc giám sát một cách chặt chẽ bằng nhiều cách. Điển hình là khách hàng

phải cung cấp bộ chứng từ cần thanh toán để chứng minh mục đích sử dụng vốn. Đối với TDXK, hồ sơ rút vốn bao gồm các giấy tờ chứng minh có nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu nhƣ: Hợp đồng thƣơng mại, Hóa đơn, Tờ khai hàng xuất khẩu, L/C hoặc nhờ thu… Không chỉ đơn giản có đủ giấy tờ đƣợc yêu cầu trong hồ sơ rút vốn, các cán bộ của VCB Nha Trang còn kiểm tra một cách vô cùng kỹ lƣỡng các giấy tờ này vì chúng rất dễ đƣợc làm giả.

Điều này đã xảy ra trong thực tế với vụ việc ngày 04/06/2013 các Giám đốc công ty TNHH Thƣơng mại - dịch vụ Minh Nhật, công ty Thƣơng mại - dịch vụ đầu tƣ du lịch Nhật Tân, công ty TNHH Thủy Ngân, công ty Thƣơng mại xuất nhập khẩu Phát Long và Chủ nhiệm Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Sông Cầu có trụ sở tại hai tỉnh Ðắk Lắk và Ðắk Nông đã lợi dụng chủ trƣơng cho vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc để làm giả các loại hồ sơ, giấy tờ, hợp đồng xuất khẩu, tờ khai hải quan... rồi mang đến các Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Ðắk Lắk - Ðắk Nông, Ngân hàng TMCP Phƣơng Ðông (trụ sở TP Hồ Chí Minh) và Ngân hàng TMCP Nam Á (chi nhánh tại Hà Nội) làm thủ tục tạm ứng vay vốn giải ngân với số tiền rất lớn lên tới 1.058 tỷ đồng. Rất may, chính nhờ làm tốt công tác kiểm tra này mà VCB Nha Trang nói riêng và Vietcombank nói chung vẫn chƣa dính bất kỳ vào sự việc nào nhƣ trên.

Bên cạnh đó, căn cứ vào các rủi ro đã nhận diện và đo lƣờng ở trên, tùy vào từng loại rủi ro, VCB Nha Trang còn áp dụng thêm các biện pháp kiểm soát rủi ro, thƣờng thấy nhất đó là yêu cầu chuyển toàn bộ nguồn thu tài chính về tài khoản của khách hàng tại VCB để tiện theo dõi và giám sát; hoặc không nhận cầm cô chính lô hàng xuất khẩu nếu là hàng hóa dễ hƣ hỏng, khó thanh lý.

Sau đó, CBKH tiếp tục theo dõi khoản tín dụng sau khi giải ngân cho đến khi thanh lý hợp đồng mới thôi. Đối với TDXK, vì các hợp đồng tài trợ xuất khẩu đều ngắn hạn nên tần suất kiểm tra sẽ là định kỳ 6 tháng/lần đối với vốn vay và 1 năm/lần đối với tài sản. Khi đó, VCB Nha Trang sẽ xuống lại cơ sở để kiểm tra thực tế khoản tín dụng để đánh giá lại khả năng trả nợ, hiện trạng tài sản bảo đảm của khách hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)