Nâng cao trình độ và chuyên môn hóa cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang (Trang 94)

Tài chính – ngân hàng luôn là ngành có sự vận động, thay đổi liên tục từng ngày, và tốc độ này còn đƣợc đẩy nhanh hơn nữa đối với các nghiệp vụ ngân hàng có liên quan đến giao thƣơng quốc tế. Đó là bởi tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trên thế giới biến đổi không ngừng; các thông lệ, tập quán và luật pháp quốc tế do đó cũng thay đổi rất nhanh. Vì vậy, bên cạnh việc các CBKH bắt buộc phải tự mình liên tục nâng cao trình độ để không bị lạc hậu trƣớc tình hình thực tế, VCB Nha Trang cũng cần có chiến lƣợc đào tạo nguồn nhân lực cụ thể nhƣ sau:

- Chi nhánh cần thƣờng xuyên trang bị những kiến thức cơ bản về tài chính

ngân hàng cũng nhƣ những kỹ năng về quản trị và các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại nhằm cung cấp cả kiến thức nền tảng và công nghệ mới cho CBKH thông qua việc tăng cƣờng các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng và cập nhật kiến thức mới bằng các khóa học ngắn ngày thông qua liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nƣớc. Chi nhánh cũng có thể định kỳ 3 tháng mời các giảng viên của các trƣờng mạnh về lĩnh vực tài chính ngân hàng về nói chuyện về tình hình tài chính trong nƣớc và trên thế giới.

- Chi nhánh cũng nên có kế hoạch luân phiên cử cán bộ đi học tập nâng cao trình

độ nghiệp vụ thông qua các khóa đào tạo định kỳ và các khóa đào tạo đột xuất tại Trung tâm Đào tạo của Hội sở chính khi có các chính sách, chủ trƣơng mới của NHNN hay có các phiên bản mới của các tập quán thông lệ quốc tế để có thể cập nhật những thay đổi đang diễn ra hàng ngày.

- Bởi vì mỗi CBKH thƣờng quản lý khách hàng theo suốt cả một quy trình từ

A đến Z nên sau mỗi kỳ cho vay, mỗi ngƣời nên lập một sổ tay kinh nghiệm nói về những thành công hay những thất bại của bản thân hoặc của khách hàng trong quá trình cán bộ tín dụng đã cố gắng là ngƣời bạn đồng hành của doanh nghiệp xuất khẩu. Sau đó, chi nhánh có thể tổ chức các buổi hội thảo, tổng kết và trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ trong chi nhánh với nhau, từ đó thành lập sổ tay kinh nghiệm chung để tiện cho việc tra cứu.

- Đối với những CBKH thƣờng xuyên đảm nhiệm các hồ sơ TDXK, yêu cầu bắt buộc là phải thông thạo ít nhất là tiếng Anh, chú trọng vào tiếng Anh chuyên ngành Tài chính ngân hàng và chuyên ngành Thƣơng mại. Chi nhánh cần có một chuẩn ngoại ngữ khi tuyển dụng nhân sự cho công việc này nhƣ ngƣời đó phải đạt đƣợc chứng chỉ TOEIC 700 hoặc IELTS 6.0. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng khuyến khích tăng lƣơng thƣởng cho các CBKH biết thêm một vài ngoại ngữ khác, nhất là thứ tiếng của các thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu của các DN có mối quan hệ tín dụng với chi nhánh nhƣ tiếng Pháp, tiếng Trung...

- Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là việc xây dựng đƣợc chiến lƣợc phát triển

nguồn nhân lực có tính dài hạn. Để làm đƣợc điều này, chi nhánh nên có sự liên kết chặt chẽ với các trƣờng đại học, ƣu tiên các trƣờng trên địa bàn tỉnh để tổ chức nhận sinh viên đến thực tập làm quen với môi trƣờng làm việc thực tế. Do TDXK thuộc nhóm nghiệp vụ ngân hàng quốc tế nên khá phức tạp, vì vậy thông thƣờng phải mất ít nhất một năm để các CBKH mới có thể nắm bắt cơ bản quy trình TDXK. Điều này có nghĩa nếu chi nhánh tiến hành đến trƣờng tuyển chọn các sinh viên khá giỏi ngay từ năm thứ hai hoặc thứ ba, đến khi các sinh viên này tốt nghiệp sẽ tiến hành tuyển chọn một lần nữa để trở thành nhân viên chính thức thì sẽ giúp giảm đi đƣợc rất nhiều chi phí và thời gian đào tạo của ngân hàng mà vẫn có đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng đúng nhƣ yêu cầu của mình. Đồng thời, chi nhánh cũng nên quan tâm đúng mức đến đạo đức nghề nghiệp, xem đây là tiêu chuẩn hàng đầu trong tuyển dụng và bổ nhiệm.

- Cuối cùng nhƣng cũng vô cùng thiết yếu là việc VCB Nha Trang cần có sự

phân hóa nhân sự trong phòng Khách hàng. Một CBKH một mặt có thể thực hiện đƣợc tốt các nhiệm vụ cơ bản trong quy trình tín dụng thì mặt khác cũng nên có chuyên môn sâu về một mảng nào đó. Ví dụ, CBKH đó sẽ nằm trong bộ phận định giá tài sản chuyên trách để giúp cho việc đánh giá hiện trạng tài sản, tính thanh khoản, giá trị tài sản bảo đảm một cách chính xác hơn; hoặc bộ phận chuyên giao dịch tín dụng để giúp công tác kiểm tra tính pháp lý hồ sơ, theo dõi khoản vay để nâng cao hiệu quả phát hiện sai sót, phát hiện rủi ro có thể phát sinh; hoặc bộ phận

pháp lý chuyên giải quyết các trƣờng hợp nợ khó đòi buộc phải khởi kiện lên toà án hoặc hỗ trợ cho khách hàng các vấn đề liên quan đến pháp luật trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng. Ngoài ra, ta có thể chia ra thành một số nhóm nhỏ hơn nhƣ chuyên về dự án đầu tƣ, chuyên về tín dụng bất động sản, chuyên về TDXK...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang (Trang 94)