Đánh giá công tác đo lường rủi ro TDXK

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang (Trang 78)

Mặc dù không thể đánh giá và đo lƣờng hết các nhân tố của khách hàng và của thị trƣờng (đây là điều hoàn toàn không thể), song nhìn chung công tác đo lƣờng rủi ro tín dụng của Vietcombank là khá tốt, khá toàn diện, đặc biệt là sự ƣu việt của mô hình xếp hạng tín dụng so với mặt bằng chung các ngân hàng trong nƣớc. Cụ thể:

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietcombank có thang điểm đánh giá riêng cho từng trƣờng hợp khách hàng cụ thể, hết sức chi tiết.

- Trong quá trình tính điểm, Vietcombank có sử dụng các tham số rủi ro của từng

ngành nghề, khu vực… do Hội sở chính thay đổi theo từng thời kỳ. Điều này giúp cho việc chấm điểm trở nên chính xác hơn, quản lý rủi ro tốt hơn.

- Trong mỗi thang điểm có hai bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Đây là điểm

rất tốt vì nó cho thấy đƣợc Vietcombank đánh giá khách hàng rất toàn diện. Điều này đƣợc giải thích là do Vietcombank đã có sự học hỏi mô hình của một số ngân hàng lớn trên thế giới, đồng thời Vietcombank còn hợp tác với công ty kiểm toán hàng đầu thế giới Ernst & Young trong công tác quản trị rủi ro. Tuy nhiên, vẫn có một điểm mà thiết nghĩ nếu nhƣ chi nhánh có thể làm đƣợc thì công tác quản trị TDXK nói riêng và quản trị tín dụng nói chung của chi nhánh sẽ tốt hơn nhiều. Đó là việc chi nhánh nên có sự phân hóa chuyên môn giữa các CBKH, đặc

biệt là với mảng định giá tài sản. Chính vì nghiệp vụ định giá tài sản nằm trong chuỗi quy trình thẩm định tín dụng, do đó nên CBKH thƣờng kiêm luôn chuyên viên định giá tài sản. Việc này có thể hiểu đƣợc là do VCB Nha Trang đang có xu hƣớng phát triển năng lực cán bộ theo bề rộng. Mỗi một CBKH của chi nhánh đang tự hoàn thiện trình độ để có thể tự mình đảm nhiệm hết tất cả các công việc trong toàn bộ quy trình cấp tín dụng, từ nghiệp vụ thẩm định hồ sơ, giám sát nợ cho đến cả lập thủ tục khiếu nại nếu khách hàng cố tình trả nợ… Điều này cũng có nghĩa là CBKH của chi nhánh phải có kiến thức vô cùng rộng trên nhiều lĩnh vực từ tài chính, quản trị cho đến pháp luật… Đây là điều đáng hoan nghênh.

Tuy nhiên, có lẽ chúng ta cũng hiểu, phát triển rộng thì thƣờng khó đi đôi với phát triển sâu. Việc CBKH phải kham quá nhiều công việc sẽ làm giảm hiệu suất làm việc, đồng thời rất khó cho họ để có thể nâng cao trình độ cho tất cả các mảng nghiệp vụ, từ đó gây nên nhiều sức ép cho chính CBKH. Riêng đối với việc quản trị TDXK, nó sẽ trở nên khó khăn hơn do việc làm việc với các đối tác nƣớc ngoài đòi hỏi phải có kiến thực chuyên môn cực sâu và cập nhật tình hình trong và ngoài nƣớc một cách liên tục. Có thể với hoạt động khiếu nại, phòng Khách hàng sẽ nhờ sự hỗ trợ chuyên môn từ phòng Pháp chế từ Hội sở chính, tuy nhiên với việc định giá tài sản một cách chuyên nghiệp thì hoàn toàn là nhiệm vụ chuyên môn của bản thân phòng. Đây là nghiệp vụ có mối quan hệ mật thiết và cực kỳ quan trọng trong công tác quản trị tín dụng, do đó cần phải đặc biệt chú trọng nhằm nâng cao chất lƣợng công tác quản trị TDXK nói riêng và quản trị tín dụng nói chung.

2.2.6. Kiểm soát rủi ro và xử lý, khắc phục hậu quả rủi ro TDXK

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)