Những yêu cầu từ thực tế về phát triển TDXK ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang (Trang 88)

Theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, tăng trƣởng xuất khẩu sẽ phải đạt 10%, nhập siêu bằng 8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Dự báo trong năm nay, kim ngạch xuất khẩu có thể đạt trên 129 tỷ USD. Tuy nhiên, để đạt đƣợc con số này đòi hỏi phải có sự nỗ lực của các DN xuất khẩu và sự hỗ trợ đắc lực của các ngân hàng trong nƣớc bởi vì dự báo năm 2013 và các năm về sau nữa, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam bên cạnh một số ít thuận lợi thì phần nhiều sẽ gặp các khó khăn.

Trong ngắn hạn:

Ở góc nhìn khá lạc quan, trong năm 2013, việc các nền kinh tế châu Âu và Mỹ đang trên đà khôi phục là thuận lợi quan trọng cho xuất khẩu của Việt Nam. Thêm vào đó, sự sụt giảm tăng trƣởng của hai nền kinh tế là Ấn Độ và Trung Quốc (đặc biệt là Trung Quốc khi mà tốc độ tăng trƣởng kinh tế của nƣớc này năm 2012 đã chính thức chia tay ở mức 2 con số) cũng tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam bởi vì nhân công và chi phí đầu vào của Việt Nam đƣợc đánh giá là thấp hơn từ 2 - 2,5 lần so với hai quốc gia này. Hơn nữa, các dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Việt Nam trong năm 2013 có nhiều triển vọng tăng cao hơn năm 2012 sẽ giúp cho kinh tế Việt Nam khởi sắc. Bên cạnh đó, năng lực sản xuất của các DN xuất khẩu cũng sẽ đƣợc cải thiện trong năm 2013 nhờ các ƣu tiên cứu trợ trong chính sách trợ giúp DN của Chính phủ nhƣ các chính sách giảm lãi suất, giảm thuế suất thuế Thu nhập DN cho các DN vừa nhỏ...

Bên cạnh những thuận lợi, hoạt động xuất khẩu năm 2013 đƣợc dự báo gặp phải không ít khó khăn và chứa đựng nhiều rủi ro. Trong bối cảnh kinh tế thế giới chƣa hồi phục bền vững, còn nhiều rủi ro thì đầu ra cho hàng hóa Việt Nam vẫn chƣa chắc chắn. Đặc biệt, đối tác nhập khẩu quan trọng là Hoa Kỳ có tốc độ tăng trƣởng dự báo chỉ nhỉnh hơn năm 2011, trong khi tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Nhật Bản đƣợc dự báo sụt giảm hơn sẽ gây tác động không nhỏ đến xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2013. Một rào cản khác đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam là xu hƣớng bảo hộ thƣơng mại gia tăng. Trong khi Việt Nam đang thực hiện xóa bỏ và giảm thiểu các trợ cấp xuất khẩu theo cam kết gia nhập WTO, thì việc sử dụng các hàng rào bảo hộ kĩ thuật lại ngày càng nhiều hơn ở các thị trƣờng nhập khẩu (đặc biệt là mặt hàng thủy sản). Điều đó có thể khiến cho hàng xuất khẩu Việt Nam mất đi những lợi thế cạnh tranh tƣơng đối. Trong bối cảnh nhƣ vậy, nhu cầu nhập khẩu ở các nƣớc đƣợc dự báo có thể tăng nhƣng sẽ không tăng cao.

Trong trung và dài hạn:

Xuất khẩu nội vùng (trừ Nhật Bản) đến năm 2020 đƣợc dự báo sẽ tăng trƣởng hơn 15%/năm. Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia sẽ trở thành những đối tác xuất khẩu ngày càng lớn của Việt Nam. Về trung hạn, kế hoạch mở rộng Hiệp định Thƣơng mại tự do ASEAN hƣớng tới thuế suất bằng 0 đối với tất cả hàng hóa vào năm 2015 cũng đƣợc coi là một nhân tố khác hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu giữa Việt Nam với các nền kinh tế khác trong khu vực.

Hiện tại, Mỹ và Nhật Bản luôn là hai thị trƣờng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam kể từ khi ký Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng với Mỹ năm 2000 và gia nhập Tổ chức Thƣơng mại quốc tế (WTO) năm 2006. Tuy nhiên, dự báo đến năm 2030, Trung Quốc sẽ vƣợt qua Mỹ và Nhật Bản trở thành đối tác thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam. Nếu vậy, Trung Quốc có thể sẽ trở thành thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, nó cũng sẽ đi đôi với việc nhập khẩu hàng hóa từ nƣớc này tăng mạnh. Điều này hoàn toàn có cơ sở và thực sự mang đến nhiều sự lo ngại khi mà cán cân thƣơng mại của Việt Nam đối với Trung Quốc luôn nghiêng

mạnh về phía nhập siêu. Trong thời gian dài sắp tới đây, nhiều chuyên gia e ngại sẽ vẫn chƣa tìm đƣợc biện pháp để giải quyết bài toán này.

Những khó khăn trên đòi hỏi các ngân hàng cần phải nâng cao và mở rộng hơn nữa các sản phẩm TDXK để có thể giúp đƣợc các DN xuất khẩu Việt Nam vƣợt qua đƣợc các cửa ải đầy thách thức trong nhiều năm tới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang (Trang 88)