Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng (Vietcombank Việt Nam)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang (Trang 102)

3.3.3.1. Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ

Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng thực chất là một biện pháp nhằm phân tán rủi ro và hiện đƣợc rất nhiều các ngân hàng trên thế giới áp dụng và có hiệu quả. Hiện tại, Vietcombank cũng đang cung cấp khá nhiều sản phẩm đến cho khách hàng. Tuy nhiên, số lƣợng các sản phẩm, dịch vụ chuyên biệt nhƣ bảo đảm tỷ giá, bảo hiểm TDXK… vẫn chƣa thấy xuất hiện. Nếu Vietcombank thực sự muốn vƣơn lên tầm khu vực thì đã đến lúc phải đƣa vào phục vụ các sản phẩm, dịch vụ giúp ngăn chặn đƣợc những rủi ro mang tính vĩ mô nhƣ thế này. Bên cạnh đó, Vietcombank cần cho phép các chi nhánh mở rộng phục vụ tất cả sản phẩm nhƣ ở Hội sở chính, không nên hạn chế quá nhiều nhƣ hiện nay.

3.3.3.2. Nâng cao năng lực, trình độ kinh nghiệm của nhân viên

Công tác quản trị rủi ro tín dụng đòi hỏi đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng phải có trình độ chuyên môn tốt, có khả năng phân tích và xử lý thông tin, nhanh nhạy trong xử lý tình huống để có thể đƣa ra các quyết định kịp thời, chính xác. CBKH phải thƣờng xuyên cập nhật tình hình khách hàng, nắm bắt các hƣớng dẫn của Vietcombank liên quan đến quy trình tín dụng. Trƣớc mắt, CBKH cần tập trung

hoàn tất việc nhập báo cáo tài chính, báo cáo tình hình khách hàng lên hệ thống nhằm phục vụ cho công tác xếp hạng tín dụng nội bộ, nắm bắt quy trình quản lý rủi ro theo quy định.

Vietcombank cần thành lập một bộ phận giảng dạy không thƣờng trực tại các chi nhánh bao gồm các trƣởng phó phòng hoặc cán bộ có kinh nghiệm, nắm vững nghiệp vụ của phòng, có khả năng truyền đạt thông tin tốt; tổ chức các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên định kỳ một tháng một lần đề để cập nhật cho cán bộ các thông tin mới có liên quan. Vietcombank cũng cần liên kết với các trƣờng đại học lớn nhƣ Đại học Ngân hàng, Đại học Kinh tế, Đại học Luật, … để tổ chức các buổi tập huấn theo chuyên đề để bổ sung kiến thức cho nhân viên.

Ngoài ra, Vietcombank cũng cần tổ chức thật nhiều các cuộc thi kiến thức chuyên môn và thực tế giữa các chi nhánh để các cán bộ có thể vừa thi đua, vừa học

hỏi kinh nghiệm của nhau. Hằng năm, Vietcombank nên có chƣơng trình ngắn hạn

tầm 2-3 tháng trao đổi nhân viên giữa các chi nhánh trong nƣớc với các chi nhánh của Vietcombank tại nƣớc ngoài để có nhiều hơn nữa các cán bộ có cơ hội tiếp xúc với môi trƣờng ngân hàng ở nƣớc ngoài, từ đó có thể nâng cao đƣợc tính chuyên nghiệp cũng nhƣ trình độ quản lý tín dụng ở môi trƣờng quốc tế, đặc biệt là tín dụng tài trợ cho cả xuất và nhập khẩu.

3.3.3.3. Xây dựng hệ thống quản lý thông tin tín dụng và thị trường

Riêng đối với hoạt động TDXK, để hỗ trợ các DN vay vốn TDXK có đƣợc thông tin từ thị trƣờng xuất khẩu về mặt hàng, thông tin của đối tác nhập khẩu, các quy định nhập khẩu, thuế suất hàng nhập... cũng nhằm tránh những rủi ro cho Vietcombank xuất phát từ phía nhập khẩu (không có khả năng thanh toán dẫn đến khách hàng vay vốn TDXK không thể trả đƣợc nợ vay), Vietcombank cần phải thiết lập hệ thống thông tin từ Internet, phòng Thƣơng mại công nghiệp Việt Nam (VCCI), trung tâm CIC hoặc do văn phòng đại diện của Vietcombank tại thị trƣờng xuất khẩu. Để có thể tập hợp đƣợc các thông tin hữu ích và hình thành “kho dữ liệu” phục vụ việc phòng ngừa rủi ro, Vietcombank cần ban hành quy định hƣớng dẫn các đơn vị trong toàn hệ thống sƣu tầm, đóng góp thông tin xây dựng cơ sở dữ

liệu. Công việc này đòi hỏi Vietcombank phải xây dựng đƣợc một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, thông suốt, ổn định giữa Hội sở chính và các chi nhánh; thiết lập đƣợc các quy trình, cách thức, phƣơng pháp thu thập thông tin đƣợc đầy đủ, chính xác và có độ tin cậy cao cũng nhƣ có một lộ trình thực hiện phù hợp với thực tế, cập nhật nhanh chóng những tiến bộ trong quản trị rủi ro của các ngân hàng quốc tế hiện nay.

3.3.3.4. Cập nhật thường xuyên và áp dụng quy trình đo lường và đánh giá TDXK của các ngân hàng quốc tế

Mặc dù mô hình xếp hạng tín dụng của Vietcombank đƣợc đáng giá khá tốt so với mặt bằng chung các ngân hàng trong nƣớc, song nhƣ vậy là chƣa đủ. Nếu so sánh khả năng quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank so với chi nhánh các ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam thì vẫn còn kém một bậc vì so với các ngân hàng trên thế giới, Vietcombank vẫn là một ngân hàng trẻ. Các ngân hàng lớn trên thế giới từ lâu đã xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro hoàn chỉnh nhƣng cũng không tránh đƣợc sụp đổ mà nổi tiếng nhất là vụ ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ năm 2008. Điều đó đã gióng lên một hổi chuông cảnh báo cho các ngân hàng khác trên toàn cầu. Vì thế thật dễ hiểu khi trong thời gian gần đây, nhiều ngân hàng đang ráo riết thực hiện các chuẩn Basel I, II và III để có thể giữ cho ngân hàng mình đứng vững trƣớc tình trạng khủng hoảng kinh tế. Vì vậy, với vị thế là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, Vietcombank không nên đợi đến khi NHNN yêu cầu thực hiện mà nên chủ động nghiên cứu và áp dụng một cách thích hợp các chuẩn mực này vào ngân hàng mình.

KẾT LUẬN

Nhƣ vậy, sau quá trình học tập tại trƣờng và thực tập tại VCB Nha Trang, em đã tiến hành áp dụng thực tiễn những kiến thức đã đƣợc học để hoàn thành bài khóa

luận nghiên cứu về vấn đề “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng xuất khẩu

tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Nha Trang” và đạt đƣợc những kết quả nhƣ sau:

- Làm rõ đƣợc các khái niệm rủi ro TDXK và quản trị rủi ro TDXK.

- Đánh giá đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh của VCB Nha Trang và đi sâu

phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu, công tác quản trị rủi ro TDXK của VCB Nha Trang; xem xét từng bƣớc trong quy trình tín dụng, trách nhiệm của mỗi bộ phận, rủi ro có thể phát sinh trong từng khâu, từng hoạt động tác nghiệp tín dụng; trên cơ sở đó, nêu lên những kết quả mà VCB Nha Trang đã đạt đƣợc, đồng thời nhận ra đƣợc những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của chúng.

- Đƣa ra đƣợc những giải pháp cụ thể cũng nhƣ một số kiến nghị đối với Nhà

nƣớc, NHNN và Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam nhằm hoàn thiện chất lƣợng quản trị rủi ro TDXK tại VCB Nha Trang.

Với những kết quả đạt đƣợc trên đây của bài khóa luận, em mong muốn đóng góp đƣợc một phần nào đó vào công tác quản trị rủi ro TDXK nói riêng và rủi ro tín dụng nói chung của các ngân hàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện khóa luận có thể không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự giúp đỡ của Thầy Cô và các bạn để em có thể tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lƣợng bài khóa luận.

PHỤ LỤC 1

Danh sách các loại giấy tờ cần thiết cho việc lập hợp đồng TDXK

LOẠI HỒ SƠ DOANH NGHIỆP

Hồ sơ pháp lý

- Quyết định thành lập DN (đối với DNNN)

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tƣ

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện)

- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế - Điều lệ công ty

- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc - Quyết định bổ nhiệm Kế toán trƣởng

- Biên bản họp HĐTV/HĐQT hoặc giấy ủy quyền xác nhận ngƣời đại diện

- CMND + Hộ khẩu của ngƣời đại diện trƣớc pháp luật của tổ chức

Hồ sơ tài sản đảm bảo

- Giấy tờ về quyền sở hữu tài sản - CMND của chủ sở hữu tài sản - Hộ khẩu của chủ sở hữu tài sản

Hồ sơ tình hình

tài chính - Báo cáo tài chính (02 năm gần nhất)

Hồ sơ vay vốn

- Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu)

- Kế hoạch kinh doanh, phƣơng án vay vốn do khách hàng lập. - Hợp đồng kinh tế, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay

PHỤ LỤC 2

Việc chấm điểm xếp hạng tín dụng DN sẽ đƣợc thực hiện theo năm bƣớc nhƣ trên sơ đồ 2.4 và đƣợc trình bày cụ thể nhƣ sau:

Bước 1: Xác định ngành kinh tế của DN

Dựa theo quy định của Vietcombank, CBKH sẽ xếp DN vào ngành kinh tế tƣơng ứng với ngành nghề hoạt động của DN.

Bước 2: Xác định quy mô DN

Việc xác định quy mô của DN đƣợc xác định dựa trên những chỉ tiêu sau:

 Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu (sử dụng tài khoản 411)

 Số lƣợng lao động

 Doanh thu thuần

 Tổng tài sản

Để hiểu rõ hơn cách xác định quy mô DN của VCB Nha Trang, ta hãy theo dõi một ví dụ về DN sản xuất và chế biến thủy sản ở dƣới đây:

Mức điểm

Chỉ tiêu

Vốn đầu tƣ chủ

sở hữu Lao động Doanh thu thuần Tổng tài sản Ngành Sản xuất và chế biến thủy sản

8 > 100 tỷ đồng ≥ 500 ngƣời > 250 tỷ đồng > 250 tỷ đồng

7 70 - 100 tỷ 425 – dƣới 500 210 - 250 tỷ 215 - 250 tỷ

6 50 – dƣới 70 tỷ 350 – dƣới 425 170 – dƣới 210 tỷ 180 – dƣới 215 tỷ

5 40 – dƣới 50 tỷ 275 – dƣới 350 130 – dƣới 170 tỷ 140 – dƣới 180 tỷ

4 30 – dƣới 40 tỷ 200 – dƣới 275 90 – dƣới 130 tỷ 105 – dƣới 140 tỷ

3 20 – dƣới 30 tỷ 125 – dƣới 200 50 – dƣới 90 tỷ 65 – dƣới 105 tỷ

2 10 – dƣới 20 tỷ 50 – dƣới 125 10 – dƣới 50 tỷ 30 – dƣới 65 tỷ

Điểm Quy mô trên Mô hìnhxếp hạng tín dụng nội bộ (sơ đồ 2.4) sẽ đƣợc tính bằng tổng điểm của bốn chỉ tiêu: Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu, Số lƣợng lao động, Doanh thu thuần và Tổng tài sản.

 Quy mô lớn: từ 22 đến 32 điểm

 Quy mô trung bình: từ 12 đến 21 điểm

 Quy mô nhỏ: từ 6 đến 11 điểm

 Quy mô siêu nhỏ: nhỏ hơn 6 điểm

Giả dụ DN xuất khẩu A có quan hệ tín dụng với VCB Nha Trang và có các số liệu như sau: vốn chủ sở hữu là 56 tỷ đồng, số lao động là 402 người, doanh thu gần nhất với lần chấm điểm này là 220 tỷ đồng, tổng tài sản hiện tại là 200 tỷ đồng. Như vậy, điểm quy mô của DN A sẽ là 25 điểm. Điều này tức là DN A được xếp vào nhóm DN có quy mô lớn.

Bước 3: Chấm điểm chỉ tiêu Tài chính

Quan sát Sơ đồ 2.4 đƣợc đề cập ở Chƣơng 2, ta còn thấy nhắc đến hai bộ chỉ

tiêu dành cho hai loại quy mô thông thƣờng và siêu nhỏ. Quy mô thông thƣờng sẽ bao bồm các DN có quy mô lớn, trung bình và nhỏ đã đƣợc xác định ở Bƣớc 2. Tùy vào quy mô của DN mà CBKH sẽ sử dụng bộ chỉ tiêu nào cho DN đó. Hai bộ chỉ tiêu sẽ khác nhau về danh mục các chỉ tiêu cũng khác nhau về bộ giá trị chuẩn, thang điểm, và trọng số của mỗi chỉ tiêu. Sau đây là một minh họa giải thích các khái niệm Thang điểm, trọng số và bộ giá trị chuẩn trong nhóm chỉ tiêu Tài chính đối với DN có quy mô lớn dành cho DN A thuộc ví dụ ở trên.

Chỉ tiêu Tỷ trọng

DN quy mô lớn 100 90 80 Ngành IV. Sản xuất và chế biến thủy sản

Chỉ tiêu thanh khoản

1. Khả năng thanh toán hiện hành 12 > 1,4 1,29 - 1,4 1,18 – 1,29

2. Khả năng thanh toán nhanh 9 > 0,8 0,73 – 0,8 0,66 – 0,73

3. Khả năng thanh toán tức thời 4 > 0,3 0,28 – 0,3 0,26 – 0,28

Theo quy định của Vietcombank, có tất cả 4 nhóm chỉ tiêu tài chính đƣợc xét đến ở đây, bao gồm:

Nhóm chỉ tiêu thanh khoản:

 Khả năng thanh toán hiện hành

 Khả năng thanh toán nhanh

 Khả năng thanh toán tức thời (không áp dụng chỉ tiêu này với DN siêu nhỏ)

Nhóm chỉ tiêu hoạt động:

 Vòng quay vốn lƣu động

 Vòng quay hàng tồn kho

 Vòng quay các khoản phải thu

 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (không áp dụng chỉ tiêu này với DN siêu nhỏ)

Nhóm chỉ tiêu cân nợ:

 Tổng nợ phải trả/tổng tài sản

 Nợ dài hạn/vốn chủ sở hữu (tài khoản 410) (không áp dụng chỉ tiêu này với

DN siêu nhỏ)

Nhóm chỉ tiêu thu nhập:

 Lợi nhuận gộp/doanh thu thuần (không áp dụng chỉ tiêu này với DN siêu nhỏ)

 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/doanh thu thuần

Thang điểm

Bộ giá trị chuẩn Trọng số

 Lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu bình quân

 Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản bình quân

 Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay/lãi vay phải trả (không áp dụng chỉ tiêu này

với DN siêu nhỏ)

Mỗi nhóm này có tỷ trọng riêng, phụ thuộc vào nhóm ngành kinh tế (do tầm quan trọng của từng nhóm chỉ tiêu đối với từng nhóm ngành kinh tế là khác nhau và tỷ trọng của từng nhóm đối với từng ngành kinh tế là khác nhau). Tổng tỷ trọng của các nhóm trong phần Tài chính là 100% và tổng tỷ trọng của các chỉ tiêu bằng tỷ trọng của nhóm chỉ tiêu. Mỗi chỉ tiêu sẽ có 10 giá trị chuẩn (các giá trị này phụ thuộc vào quy mô hoạt động của từng DN) và điểm số cho mỗi giá trị chuẩn từ thấp lên cao là 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100 điểm. Bên cạnh đó, mỗi chỉ tiêu sẽ có tỷ trọng cụ thể tùy thuộc vào mức độ quan trọng của chỉ tiêu, phụ thuộc vào nhóm ngành kinh tế mà DN đang hoạt động. Cuối cùng ta tính đƣợc:

Tổng điểm Tài chính = ∑[(điểm từng chỉ tiêu Tài chính) × (trọng số)]

Bước 4: Chấm điểm chỉ tiêu Phi tài chính

Việc chấm điểm Phi tài chính đƣợc dựa trên bốn nhóm chỉ tiêu:

 Các yếu tố môi trƣờng

 Quản lý và quản trị nội bộ

 Vị thế cạnh tranh và khả năng duy trì năng lực kinh doanh

 Các hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ bên ngoài

Các quy định về thang điểm và trọng số tƣơng tự nhƣ đối với chỉ tiêu Tài chính. Từ đó, ta tiếp tục có:

Tổng điểm Phi tài chính = ∑[(điểm từng chỉ tiêu Phi tài chính) × (trọng số)]

Bước 5: Tổng hợp điểm và xếp hạng DN

 Đối với DN thông thƣờng, ta có công thức tính dƣới đây:

Tổng điểm của DN thông thƣờng = (Tổng điểm tài chính × Trọng số phần Tài chính) + (Tổng điểm phi tài chính × Trọng số phần Phi tài chính)

Trong đó, trọng số của phần tài chính và phần phi tài chính đƣợc quy định cụ thể nhƣ sau:

Báo cáo tài chính không đƣợc kiểm toán

Báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán

Phần Tài chính 30% 35%

Phần Phi tài chính 65% 65%

 Đối với DN siêu nhỏ, Vietcombank lại có một công thức tính khác:

Tổng điểm của DN siêu nhỏ = (Tổng điểm tài chính × Trọng số phần tài chính) + (Tổng điểm phi tài chính × Trọng số phần phi tài chính × Hệ số rủi ro)

Trong đó:

 Trọng số của phần tài chính và phần phi tài chính đƣợc quy định cụ thể

nhƣ sau:

Báo cáo tài chính không đƣợc kiểm toán

Báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán Phần Tài chính 25% 30% Phần Phi tài chính 70% 70%  Hệ số rủi ro đƣợc xác định nhƣ sau: Tiêu chí Hệ số Chú giải Lịch sử trả nợ của khách hàng (gốc và lãi) trong 12 tháng qua (nếu quá hạn ≤ 10 ngày thì vẫn được coi là

trả nợ đúng hạn)

1 Luôn trả nợ đúng hạn

0,98

Đã từng cơ cấu lại thời gian trả nợ trong vòng 12 tháng qua nhƣng dƣ nợ hiện tại không có nợ cơ cấu

0,93

Đã từng bị chuyển nợ quá hạn trong vòng 12 tháng qua nhƣng dƣ nợ hiện tại không có nợ quá hạn

0,9 Đã từng cơ cấu lại thời gian trả nợ trong vòng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)