Phương pháp nhận diện rủi ro TDXK

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang (Trang 69)

Phƣơng pháp để nhận diện diện rủi ro TDXK của VCB Nha Trang là thực hiện thông qua các bƣớc của quy trình TDXK nhƣ tiếp xúc khách hàng, xác minh mục đích sử dụng khoản TDXK, tìm hiểu nhiều nguồn thông tin để thẩm định tín dụng, thẩm định hồ sơ TDXK, giám sát khoản TDXK… Trong đó, việc nhận diện rủi ro tập trung phần lớn ở hai bƣớc đầu tiên của quy trình là đánh giá ban đầu và thẩm định hồ sơ TDXK (xem toàn bộ các loại giấy tờ có trong một bộ hồ sơ TDXK ở Phụ lục 1).

Ở bƣớc đánh giá ban đầu, CBKH trƣớc tiên tìm hiểu sơ lƣợc về DN và hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. CBKH của VCB Nha Trang sẽ tiến hành tìm hiểu thêm về DN thông qua các số liệu về năng lực sản xuất, khả năng xuất khẩu, mạng lƣới tiêu thụ sản phẩm... Với những dữ liệu này, CBKH kiểm tra xem DN có đạt đƣợc đủ các điều kiện theo quy định trên hay chƣa, từ đó khái quát đƣợc quy mô kinh doanh của DN. Bên cạnh đó, CBKH cũng bắt đầu đánh giá khả năng tài chính hay còn gọi là thẩm định tài chính của DN. Công tác nhận diện rủi ro trong bƣớc này đƣợc VCB Nha Trang xem là đặc biệt cần thiết. Tuy nhiên “cần thiết” ở đây không hẳn là đƣa đến sự tin tƣởng cho VCB Nha Trang về khả năng tài chính của DN. Vậy có điều gì lạ ở đây chăng?

Một số ý kiến cho rằng các số liệu này không nói lên đƣợc gì nhiều. Nguyên nhân đƣợc cho là do lý thuyết nói rằng: nếu DN có số liệu về vốn pháp định, vốn tự có, nguồn tài trợ chủ yếu, điểm hòa vốn hay khả năng sinh lời... khả quan thì việc ngân hàng cho vay là rất dễ dàng. Do đó, DN sẽ chẳng ngần ngại gì mà không làm đẹp các số liệu đó cả. Và thực tế quả đúng nhƣ thế. Vậy có nên chăng cần thiết phải

nhận diện rủi ro ở thời điểm này khi mà những rủi ro ấy đã bị phù phép che đậy. Không sai, VCB Nha Trang hiểu đƣợc điều đó. Với chi nhánh, mục đích chính của bƣớc này chỉ để làm rõ nhu cẩu vốn thực sự của DN, thời gian cần vay, mục đích sử dụng vốn; xem xét thời gian vay vốn có phù hợp với mục đích sử dụng vốn hay không, đánh giá sơ lƣợc khả năng trả nợ và tính hợp pháp của hồ sơ pháp lý. Kết quả đánh giá này còn đƣợc phải xác minh lại sau khi CBKH đi tham quan cơ sở và tìm hiểu từ các nguồn thông tin khác. Điều này đồng nghĩa nếu DN cố tình làm sai lệch thông tin thì nó chỉ làm xấu đi hình ảnh của chính DN, VCB Nha Trang vẫn có thể phát hiện ra sự gian dối ngay sau đó.

Từ đó ta thấy rằng, rủi ro đƣợc nói đến ở đây chủ yếu là rủi ro đạo đức và rủi ro tác nghiệp là chính. Rủi ro thƣờng xuất hiện ở vấn đề pháp lý mà một ví dụ đã đƣợc nhắc ở phần trƣớc đó là một số tổ chức cá nhân cố tình thành lập công ty ma để giả vờ vay vốn của ngân hàng và trốn nợ. Tất cả giấy tờ, sổ sách đều đƣợc làm giả một cách tinh vi. Chƣa cần nói đến vấn đề đạo đức (bị mua chuộc), nếu ngay ở bƣớc này, CBKH sơ suất hoặc chủ quan bỏ qua (rủi ro tác nghiệp) thì những rủi ro tiềm ẩn đó sẽ không đƣợc phát hiện. Và rồi theo dây chuyền, CBKH cũng sẽ tiếp tục bỏ qua những rủi ro ở những bƣớc tiếp theo, từ đó gây ra hậu quả rất lớn về sau. Lấy ngay một ví dụ thực tế là vụ việc ngày 09/03/2012 hai đối tƣợng Nguyễn Thành Hƣng và Phan Đức Mạnh bị khởi tố hình sự khi lập một loạt 16 công ty ma nhằm chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng vốn vay của ngân hàng Công thƣơng (Vietinbank) chi nhánh Đông Anh, Hà Nội.

Ngoài việc nhận diện rủi ro TDXK ở bƣớc ban đầu nhận hồ sơ vay vốn đƣợc trình bày ở trên, nó còn đƣợc tiếp tục thực hiện ở các bƣớc hậu giải ngân. Khi đó, CBKH sẽ thƣờng xuyên theo dõi việc sử dụng vốn của DN, tiến hành kiểm tra định kỳ cũng nhƣ tái thẩm định lại khả năng tài chính của DN nếu nhƣ nghi ngờ có rủi ro bắt đầu manh nha.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)