Thực trạng các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch mới tại thành phố Đà Lạt (Trang 43 - 44)

2.2.1.1. Dịch vụ lưu trú

Tính đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có 749 cơ sở lưu trú du lịch, với tổng số 11975 phòng, sức chứa tối đa khoảng 40000 khách/ngày - đêm. Trong đó có 202 khách sạn từ 1 - 5 sao với 5791 phòng bao gồm 21 khách sạn cao cấp từ 3 - 5 sao với 1807 phòng.

Riêng thành phố Đà Lạt có 628 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 10286 phòng, trong đó có 161 khách sạn từ 1- 5 sao với 4941 phòng bao gồm 20 khách sạn cao cấp từ 3 - 5 sao với 1697 phòng.[6]

Số lượng các khách sạn từ 1- 5 sao ngày càng tăng lên, bên cạnh đó chất lượng các dịch vụ phục vụ khách trong các khách sạn ngày cũng ngày càng được nâng cao: hội nghị - hội thảo, nhà hàng, chăm sóc sức khỏe (spa), karaoke,… Các doanh nghiệp lưu trú du lịch nhìn chung thời gian qua đã tích cực chủ động trong việc đón tiếp và phục vụ khách, tạo được ấn tượng tốt với khách du lịch, tình hình an ninh trật tự, an toàn thực phầm, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ được đảm bảo tốt.

Tính đến nay, toàn tỉnh có 32 khu, điểm tham quan du lịch được đầu tư và khai thác kinh doanh cùng với hơn 60 điểm tham quan miễn phí khác (các

danh thắng tự nhiên, các công trình kiến trúc, cơ sở tôn giáo, làng nghề, làng dân tộc bản địa, khảo cổ…) phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của du khách

tạo nên sự đa dạng, phong phú đối với các tour, tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Một số khu điểm du lịch đã tích cực đầu tư sản phẩm dịch vụ mới (Madagui, Đamb’ri, Bidoup Núi Bà …) tạo được sự quan tâm và thu hút khách du lịch.

Đầu năm 2002, ngành du lịch Đà Lạt đưa hệ thống cáp treo vào sử dụng với chiều dài 2300m. Dịch vụ này đã trở thành một trong những sản phẩm du lịch thu hút đông đảo du khách.

Trung tâm vui chơi giải trí Đà Lạt với khuôn viên khoảng hơn 2000 m2, trong đó chỉ có hơn 16 trò chơi dành cho trẻ em. Rõ ràng đây là một trung tâm giải trí quá nhỏ về qui mô và yếu kém về chất lượng. Chính vì vậy dịch vụ này chưa thu hút mạnh mẽ du khách cũng như người dân địa phương.

2.2.1.3. Dịch vụ lữ hành - vận chuyển

Toàn tỉnh có 30 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành - vận chuyển du lịch, trong đó có 08 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 22 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa và vận chuyển du lịch, 02 đại lý lữ hành.

Ngoài một số đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế thu hút khách du lịch quốc tế nhờ các tour du lịch mạo hiểm: leo núi, vượt thác, chèo thuyền, xe đạp địa hình (Chi nhánh Công ty Cổ phần Mạo Hiểm Việt, Công ty TNHH Dã Ngoại Xanh,...); nhìn chung hoạt động của các công ty lữ hành vận chuyển vẫn tập trung khai thác các tour, tuyến du lịch truyền thống như: tham quan danh lam thắng cảnh, kiến trúc, văn hóa bản địa, sinh thái, dã ngoại, giải trí thể thao và các hoạt động, sự kiện do tỉnh tổ chức.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch mới tại thành phố Đà Lạt (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)