2 sao 09 Yết Kiêu http://ykhomevilla.com 063.3561 466 Uyên Vy 1 sao 09 Phạm Ngũ
3.3. xuất kiến nghị
Xuất phát từ mục tiêu làm thế nào để Đà Lạt nhanh chóng trở thành trung tâm du lịch - nghỉ dưỡng, trung tâm đào tạo - nghiên cứu khoa học, trung tâm văn hóa - chính trị không chỉ dừng lại ở quy mô quốc gia mà cả khu vực và quốc tế, Đà Lạt cần có một tổ chức, một trung tâm nghiên cứu phát triển du lịch. Khi đó bằng chức năng nghiên cứu tri thức khoa học của mình, trung tâm này sẽ tư vấn giúp cho các nhà quản lý hoạch định các chính sách phát triển du lịch đúng đắn và bền vững.
Định hướng quy hoạch du lịch cho Đà Lạt đã được đề cập trong nhiều báo cáo và trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhưng cần được chi tiết hóa làm cơ sở cho công tác quản lý, điều hành và phê duyệt các dự án đầu tư và phát triển du lịch; trong lĩnh vực quy hoạch sản phẩm du lịch
cần có những chính sách ưu tiên cho các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa, hội nghị.
Tỉnh cần sớm đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí có qui mô lớn, với khuôn viên rộng lớn và có nhiều hình thức vui chơi giải trí hiện đại, hấp dẫn nhằm phục vụ người dân địa phương và du khách. Khu vui chơi giải trí này sẽ thay thế khu vui chơi giải trí hiện tại, bởi lẽ chúng quá nhỏ về qui mô cũng như đơn điệu về hình thức vui chơi.
Xây dựng đề án trồng các rừng hoa rộng lớn trên đèo vào cửa ngõ thành phố, đường vào núi LangBiang và các vùng ven thành phố. Chú ý các loại hoa như: hoa Anh đào, hoa Mimosa, hoa Dã quỳ…, nhằm tạo ấn tượng mạnh cho du khách về thành phố ngàn hoa - Thành phố Đà Lạt.
UBND tỉnh cần có những chính sách mang tính chất cởi mở nhằm khuyến khích và kêu gọi đầu tư của mọi tầng lớp nhân dân, cũng như các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tỉnh cần có chính sách để giữ lại những nhân tài của địa phương cũng như thu hút nhân tài từ nơi khác tới công tác tại Đà Lạt - Lâm Đồng.
Tỉnh cần nhanh chóng thông qua các ngành có liên quan rà soát lại các dự án đầu tư, rà soát chất lượng các công trình cũng như tiến độ thực hiện các dự án. Xử lý nghiêm minh mọi hiện tượng tiêu cực trong quá trình thực hiện các dự án.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cần tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các chương trình du lịch cũng như các dự án nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch. Đồng thời, phải phối hợp chặt chẽ với các ban ngành khác để có được sự hỗ trợ tốt hơn cho việc phát triển kinh doanh và khai thác du lịch.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cùng với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của dân địa phương cũng như du khách. Thúc đẩy quá trình xã hội hóa du lịch nhằm phát huy tính cộng đồng, nâng cao nhận thức của mỗi người dân địa phương trong quá trình tạo lập và quảng bá thương hiệu du lịch
Đà Lạt thông qua các sản phẩm du lịch.
Thường xuyên tổ chức các chương trình bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch, mời các chuyên gia nước ngoài tham gia cố vấn qui hoạch tổng thể du lịch, tham gia giảng dạy nghiệp vụ cho nhân viên, đặc biệt là các hướng dẫn viên. Tổ chức các đoàn tham quan học hỏi kinh nghiệm các sản phẩm xây dựng của các nước trên thế giới như Thái Lan, Singapore, Indonesia, Nhật Bản và Trung Quốc. Nhanh chóng áp dụng các công nghệ du lịch tiên tiến trong quá trình xây dựng sản phẩm du lịch. Mặt khác, quá trình xây dựng các sản phẩm du lịch của thành phố Đà Lạt cần có sự liên kết với các địa phương khác trong vùng.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản phẩm du lịch Đà Lạt, tác giả đã đề xuất một số sản phẩm du lịch mới, đó là: Du lịch khí cầu; Du lịch nhà vườn và Du lịch tuần trăng mật. Các sản phẩm du lịch mới này được đề xuất nhằm tổ chức và khai thác ở đây một cách hiệu quả, đáp ứng chủ trương đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Để các sản phẩm du lịch mới này có thể được tổ chức và khai thác ở Đà Lạt cũng rất cần có sự hỗ trợ đắc lực của các ban ngành trung ương và địa phương. Trên bức tranh chung của du lịch cả nước, Đà Lạt đang và sẽ trở thành trung tâm du lịch nổi tiếng cả ở trong và ngoài nước.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng các sản phẩm du lịch Đà Lạt, chúng tôi đi đến một số kết luận sau:
1. Sản phẩm du lịch không phải là một đề tài mới. Đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình
nào nghiên cứu sâu và có hệ thống về tiềm năng và thực trạng sản phẩm du lịch Đà Lạt cũng như chưa đề xuất được những sản phẩm du lịch mới nhằm góp phần phát triển du lịch Đà Lạt trong tương lai.
2. Trong xu thế nền kinh tế hội nhập, để tạo cho địa phương có vị thế cạnh tranh trong nước và quốc tế, ngành du lịch Lâm Đồng không thể không tính đến vấn đề đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của mình.
Sản phẩm du lịch ra đời đòi hỏi phải có các nguồn lực đáp ứng, đó là nguồn nhân lực, các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, các nguồn lực về tài chính, kết cấu hạ tầng chung của nền kinh tế, các chủ trương chính sách đầu tư của nhà nước cũng như địa phương về du lịch.
Xây dựng thành công hay phát triển bền vững một sản phẩm du lịch đòi hỏi trước hết phải xuất phát theo quan điểm khách hàng, mặt khác cần được xây dựng trên những quan hệ tốt giữa cộng đồng địa phương, doanh nghiệp du lịch, chính quyền địa phương và nhà nước.
3. Khảo sát thực trạng trong thời gian qua, du lịch Đà Lạt đã có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sản phẩm du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong và ngoài nước, thương hiệu du lịch Đà Lạt đã được nhiều quốc gia trên thế giới biết đến. Tuy nhiên, loại hình và sản phẩm du lịch vẫn chưa tương xứng so với tiềm năng phát triển của địa phương. Đánh giá chung của du khách, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, trùng lắp, qui mô nhỏ, chất lượng chưa cao. Khi đánh giá về sản phẩm du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng, du khách cho rằng sản phẩm du lịch đang ở mức bình thường và kém, đặc biệt là dịch vụ vui chơi giải trí là yếu kém nhất. Du khách chỉ đánh giá tốt các yếu tố về khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, thái độ thân thiện của người dân, tính an toàn cao khi du lịch ở Đà Lạt. Chính vì vậy, du lịch Đà Lạt chưa thực sự thu hút một lượng du khách lớn, đặc biệt là khách quốc tế; thời gian lưu trú của du khách còn thấp, chưa đạt mức cao như một số trung tâm du lịch lớn khác trong nước. Các dịch vụ du lịch hiện nay thuần túy là lưu trú và tham quan. Các loại hình du lịch chủ yếu chưa được phát triển.
4. Để khắc phục những hạn chế trên, thúc đẩy du lịch Lâm Đồng phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đòi hỏi ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng cần có những chiến lược đúng đắn trong quá trình phát triển các sản phẩm du lịch. Sớm tạo ra một trung tâm vui chơi giải trí hiện đại, trung tâm hội nghị tầm cỡ khu vực và quốc tế; có nhiều sản phẩm du lịch chất lượng cao độc đáo và đa dạng, khắc phục có hiệu quả hiện tượng nâng giá, chèn ép giá đối với du khách. Có như vậy, thươmg hiệu du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng mới ngày càng khẳng định trên thị trường trong nước và quốc tế, Đà Lạt - Lâm Đồng không hổ danh là trung tâm du lịch quốc tế.
5. Những hạn chế của đề tài Trong khuôn khổ đề tài luận văn
- Các sản phẩm du lịch mới chỉ được thực hiện ở 3 giai đoạn đầu của quy trình phát triển sản phẩm du lịch mới là phát sinh ý tưởng, chọn lọc ý tưởng và thiết kế sản phẩm du lịch; chưa thực hiện được giai đoạn thử nghiệm sản phẩm và thương mại hoá sản phẩm du lịch.
- Chưa xây dựng được những giải pháp thực hiện các ý tưởng.
- Chưa thực hiện điều tra khảo sát ý kiến của các nhà cung cấp sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Lạt khi tiến hành thiết kế sản phẩm du lịch mới.
Dựa trên những mặt mạnh cũng như những hạn chế của đề tài, tác giả luận văn có những những dự định nghiên cứu mới trong tương lai bằng việc tiếp tục duy trì những thành công, đồng thời khắc phục những hạn chế từ nghiên cứu này. Tác giả luận văn rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các Thầy/Cô để luận văn được hoàn thiện hơn.