ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ YẾU VÀ THÁCH THỨC CỦA SẢN PHẨM DU LỊCH ĐÀ LẠT

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch mới tại thành phố Đà Lạt (Trang 141)

- Tiêu chí đánh giá: cảm nhận của du khách về Đà Lạt hoặc sự cần thiết phát triển sản phẩm du lịch Đà Lạt

N Minimum Maximum Mean Std Deviation cau501 485 2.00 55.00 4.5773 2.3

ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ YẾU VÀ THÁCH THỨC CỦA SẢN PHẨM DU LỊCH ĐÀ LẠT

CỦA SẢN PHẨM DU LỊCH ĐÀ LẠT

1. Tóm tắt điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm du lịch Đà Lạt.

Xuất phát từ thực trạng và tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch tại Thành phố Đà Lạt cũng như dựa trên kết quả phân tích môi trường bên trong, sản phẩm du lịch thành phố Đà Lạt có những điểm mạnh và điểm yếu sau:

*Những điểm mạnh chính của sản phẩm du lịch Đà Lạt Điểm mạnh

S1

Có lợi thế về thương hiệu: Đà Lạt là thành phố du lịch nổi tiếng với nhiều cái tên: “thành phố sương mù”, “thành phố tình yêu”, “Paris thu nhỏ”…sản phẩm du lịch Đà Lạt có lợi thế thương hiệu chính từ những cái tên này.

S2

Sản phẩm du lịch Đà Lạt là sản phẩm cho nhiều đối tượng du khách: Nhờ có khí hậu mát mẻ quanh năm, môi trường trong lành, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn đa dạng, phong phú nên Đà Lạt có thể thiết kế nhiều sản phẩm du lịch dành cho mọi đối tượng du khách từ người già du lịch nghỉ dưỡng đến trẻ nhỏ du lịch vui chơi giải trí, tầng lớp trung niên du lịch hội họp, tham quan tìm hiểu...

S3

Chất lượng sản phẩm du lịch khá tốt: Đà Lạt có môi trường xã hội an toàn, thân thiện và thanh lịch; được sự quan tâm ủng hộ của chính quyền và nhân dân địa phương; bên cạnh đó trường nghiệp vụ du lịch được thành lập, trường Đại Học Đà Lạt đã có khoa du lịch… tất cả tạo điều kiện để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Đà Lạt.

S4 Sản phẩm du lịch Đà Lạt đã được quy hoạch tổng thể phát triển

đến năm 2020.

Điểm yếu

W1

Sản phẩm du lịch Đà Lạt đáp ứng nhiều nhưng chưa đủ nhu cầu của du khách: Sản phẩm d u l ị c h chưa đa dạng và phong phú, chủ yếu phát triển sản phẩm lưu trú và ăn uống, sản phẩm vui chơi giải trí còn hạn chế, chưa có sản phẩm mua sắm đặc thù cho du khách mua về làm quà.

W2

Sản phẩm du lịch Đà Lạt chưa có đầy đủ chuẩn mực để du khách lựa chọn: Các khách sạn có thể căn cứ theo tiêu chuẩn phân hạng sao nhưng đối với các nhà hàng, quán ăn, các tour du lịch trong thành phố và các lĩnh vực dịch vụ khác thì chưa có những chuẩn mực để du khách biết khi lựa chọn.

W3

Chất lượng sản phẩm chưa đồng bộ: Hai đơn vị dịch vụ có thể quảng cáo một chương trình tour tương tự như nhau về lịch trình, điểm đến và dịch vụ kèm theo nhưng thực tế lại khác nhau nhiều về chất lượng. Chất lượng sản phẩm chưa đồng bộ còn do ngành du lịch thành phố chưa quản lý được “lực lượng cò du lịch”.

W4

Sản phẩm du lịch Đà Lạt chưa có quy định về mặt giá cả: Sau mỗi mùa cao điểm, giá cả lại tăng, mặt bằng giá cả hầu như tăng liên tục, lạm phát không chỉ gây khó khăn cho du khách mà còn gây khó khăn cho chính những người dân địa phương khi có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm.

W5

Thị trường gửi khách hoạt động kém hiệu quả: Các công ty lữ hành trên địa bàn thành phố hoạt động chủ yếu là bị động trên thị trường nhận khách, thị trường gửi khách ở các tỉnh thành khác hoạt động kém hiệu quả, đặc biệt là thị trường gửi khách ở nước ngoài gần như chưa có.

có kênh quảng cáo riêng cho sản phẩm du lịch Đà Lạt, quảng cáo qua báo đài còn hạn chế, tạp chí du lịch Đà Lạt chưa phổ biến rộng rãi.

W7

Việc quản lý các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch chưa hiệu quả: Dự án đầu tư thiếu trọng tâm, trọng điểm, thiếu vốn, chưa hiệu quả, chính sách về đầu tư chưa thực sự thu hút các nhà đầu tư; thêm vào đó là việc quản lý lỏng lẻo, nhiều dự án không đúng tiến độ đề ra, thậm chí không được thực hiện.

2. Tóm tắt cơ hội, thách thức của sản phẩm du lịch Đà Lạt.

Dựa trên kết quả phân tích môi trường bên ngoài, sản phẩm du lịch Đà Lạt có các cơ hội và thách thức chủ yếu sau:

* Các cơ hội chủ yếu của du lịch Đà Lạt.

Cơ hội

O1

Đà Lạt được Tổng cục Du lịch chọn làm nơi tổ chức Festival Hoa 2 năm 1 lần: Bắt đầu từ năm 2005, Đà Lạt tổ chức Festival Hoa định kỳ 2 năm 1 lần, được sự hỗ trợ của các ban ngành và chính quyền địa phương trong việc xây dựng sản phẩm du lịch mới để thu hút khách, tăng doanh thu du lịch.

O2

Giao thông đường hàng không mở thêm đường bay, giao thông đường bộ được hoàn thiện: Đã có tuyến bay Hà Nội - Đà Lạt và tuyến bay Đà Lạt - Singapore sẽ được thiết lập cuối năm 2007; đường cao tốc Đà Lạt – Dầu Giây hoàn thành vào cuối năm 2008.

O3

Lượng khách lên Đà Lạt tăng cao: Đà Lạt là điểm đến an toàn và thân thiện đối với khách du lịch quốc tế. Chính vì vậy, số lượt khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt được gia tăng. Năm 2012, Đà Lạt đón khoảng 3,9 triệu lượt khách. Bên cạnh đó, xu thế du lịch thế giới phát triển theo hướng chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á, theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế

giới (WTO), khu vực Đông Nam Á đến năm 2020 sẽ đón khoảng 125 triệu lượt khách quốc tế. Cùng với chính sách chủ trương phát triển nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển. Ngoài ra, việc bỏ chế độ VISA đối với công dân một số nước ASEAN và Nhật Bản, việc mở thêm các đường bay Việt Nam – Hoa Kỳ, Việt Nam – Hàn Quốc…cũng góp phần thu hút thêm khách du lịch các nước nói trên đến Việt Nam. Bối cảnh đó tạo cơ hội thuận lợi để du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Lâm Đồng nói riêng ngày càng mở rộng và phát triển. Từ đó tạo cơ hội phát triển sản phẩm du lịch.

* Các thách thức chủ yếu đối với sản phẩm du lịch Đà Lạt.

Thách thức

T1

Nhiều đối thủ cạnh tranh: Cạnh tranh thu hút khách quốc tế như: Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia, Trung quốc...; cạnh tranh thu hút khách nội địa như: Vũng Tàu, Phan Thiết, Phan Rang, Nha Trang, các tỉnh đồng bằng Nam Bộ...

T2

Nguy cơ “bê tông” hóa: Theo bảng 2.3 trang 43, đầu tư vào phát triển du lịch tăng liên tục từ 2006 đến nay, điều này là một dấu hiệu đáng mừng, tuy nhiên việc đầu tư ồ ạt cũng gây ra thách thức đối với Đà Lạt khiến thành phố Đà Lạt mất đi chất thiên nhiên thơ mộng của nó.

T3 Biến đổi khí hậu: Đà Lạt ngày càng nóng dần, ít có sương mù, nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.

T4 Tình hình thế giới mất ổn định: Do chiến tranh, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh.

T5

Nhu cầu sản phẩm ngày càng cao của du khách: Nhu cầu về các sản phẩm du lịch của du khách ngày càng đa dạng, cao cấp hơn, đặc biệt là du khách quốc tế.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch mới tại thành phố Đà Lạt (Trang 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)