Điều kiện phát triển du lịch thành phố Đà Lạt

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch mới tại thành phố Đà Lạt (Trang 26)

Đà Lạt là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên nước ta. Nằm ở độ cao trung bình 1.500 mét so với mặt nước biển, Đà Lạt - Lâm Đồng là vùng đất hiếm có của khu vực Đông Nam Á. Nhiệt độ trung bình 18 – 25oC, thời tiết quanh năm mát mẻ, ôn hòa.

Những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú đã giúp Đà Lạt trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, mỗi năm thu hút hàng triệu du khách tới thăm viếng và nghỉ dưỡng. Đà Lạt còn là một trung tâm giáo dục và nghiên cứu khoa học, một thành phố đa dạng về tôn giáo với sự hiện diện của hàng trăm ngôi chùa, nhà thờ, tu viện...; một vùng nông nghiệp trù phú, đặc biệt với những sản phẩm rau và hoa. Nhờ khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và di sản kiến trúc phong phú, Đà Lạt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như “Thành phố mù sương”, “Thành phố ngàn thông”, “Thành phố ngàn hoa”, “Xứ hoa Anh Đào” hay “Tiểu Paris”.

Các loại hình du lịch tại Đà Lạt - Lâm Đồng khá phong phú, đa dạng như du lịch lữ hành tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá, du lịch thể thao, du lịch sinh thái, du lịch hội nghị hội thảo,...

2.1.1.1. Tài nguyên du lịch - Tài nguyên thiên nhiên + Rừng

trong đó rừng tự nhiên là 588.854 ha, rừng trồng là 34.906 ha. Độ che phủ của rừng chiếm khoảng 64,8%, một tỷ lệ khá cao so với các vùng khác trong cả nước. Rừng Lâm Đồng nằm ở thượng lưu các sông suối lớn nên đóng vai trò quan trọng trong phòng hộ và bảo vệ nguồn sinh thủy không những cho Lâm Đồng mà còn cho khu vực.

Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng đóng vai trò quan trọng đối với cảnh quan du lịch, đặc biệt là rừng thông Đà Lạt. Cùng với sông suối, hồ đập, thác nước… rừng Lâm Đồng đã tạo nên một quần thể có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Lâm Đồng còn có hai rừng quốc gia là Cát Tiên và Bidoup Núi Bà, còn lưu giữ và bảo vệ được nhiều loại động thực vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt là rừng quốc gia Bidoup - Núi Bà cách trung tâm thành phố Đà Lạt hơn 10 km, vơí diện tích trên 57.000 ha. Rừng Bidoup - Núi Bà đã bảo tồn được các hệ sinh thái rừng khí hậu á nhiệt đới núi cao và các loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm. Một trong 221 khu bảo tồn chim đặc hữu thế giới và một trong 3 vùng bảo tồn chim đặc hữu của Việt Nam, bảo tồn các sinh cảnh rừng, văn hoá bản địa, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.

Rừng Đà Lạt là một trong những tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị, thích hợp phát triển du lịch sinh thái với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn.

+ Các điểm tham quan

Hồ Xuân Hương: Hồ Xuân Hương là hồ nước nhân tạo nằm ở trung tâm thành phố Đà Lạt.

Hồ Tuyền Lâm: Hồ Tuyền Lâm thuộc địa phận thành phố Đà Lạt, nằm cách trung tâm thành phố về phía Nam khoảng 5km.

Hồ Đankia - Suối Vàng: Hồ Đan Kia - Suối Vàng nằm kề phía Tây Bắc Đà Lạt và cách trung tâm thành phố khoảng 19km.

Hồ Than Thở : Hồ Than Thở còn có tên là hồ Sương Mai nằm ở phía Bắc thành phố và cách trung tâm Đà Lạt khoảng 6km.

Hồ Đa Thiện và Thung lũng Tình Yêu: Thung lũng Tình Yêu nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 5km về phía Bắc.

Thác Cam Ly: Suối Cam Ly nằm phía Đông Bắc thành phố.

Thác Datanla: Thác Đatanla là thác cao nhất trong số các thác nằm quanh Đà Lạt với độ cao khoảng 32 m.

Thác Prenn: Thác Prenn nằm ngay bên đường quốc lộ 20, cách Đà lạt khoảng 10 km.

Núi LangBiang: LangBiang còn có tên gọi là Núi Bà, có độ cao là 2.167m, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 12km về phía Bắc.

Vườn hoa Đà Lạt: Vườn hoa Đà Lạt nằm ở số 2 Phù Đổng Thiên Vương.

- Tài nguyên nhân văn

Một trong những tài nguyên du lịch độc đáo của Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng là kiến trúc cảnh quan của thành phố.

Hiện nay trên thành phố có khoảng 2.000 biệt thự lớn nhỏ mà mỗi biệt thự đều có những nét độc đáo riêng, một phong cách kiến trúc lấy thiên nhiên thơ mộng của Đà Lạt làm bối cảnh nên thực sự có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Ngoài ra, còn phải kể đến một số công trình kiến trúc tôn giáo như chùa Linh Sơn, chùa Linh Quang, nhà thờ Chánh tòa, nhà thờ Domaine de Marie, tu viện Dòng Chúa Cứu Thế, Thiền viện Trúc Lâm, lăng Nguyễn Hữu Hào...

Một số công trình kiến trúc tiêu biểu hấp dẫn khách du lịch như sau: Chùa Linh Sơn: Chùa Linh Sơn nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi, Đà Lạt.

Chùa có lối kiến trúc Á Đông giản dị với hai mái xuôi. Trên đỉnh mái có đắp đôi rồng uốn lượn theo thế “lưỡng long triều nhật”. Hai bên bậc cấp dẫn vào chánh điện cũng có cặp rồng há miệng được khắc chạm công phu tượng trưng long thần hộ trì Phật pháp.

Bên trong chùa, điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chánh điện thờ Đức Thích Ca Mâu Ni đang tham thiền nhập định trên tòa sen. Tượng được đúc vào năm 1952, bằng đồng, nặng 1.250kg. Ngoài ra chùa còn có phòng phát hành kinh sách và hàng lưu niệm.

Thiền viện Trúc Lâm: Thiền viện Trúc Lâm tọa lạc bên hồ Tuyền Lâm trên núi Phượng Hoàng, thuộc Phường 3 thành phố Đà Lạt. Đây là ngôi chùa to nhất, bề thế nhất ở Đà Lạt hiện nay.

Ngoài ý nghĩa là một ngôi chùa lớn, một viện thiền học, Trúc Lâm còn là một điểm tham quan lý tưởng cho du khách khi đến với thành phố cao nguyên.

Nhà thờ Đà Lạt (Nhà thờ Con Gà): Nhà thờ Đà Lạt nằm trên đường Trần Phú, thành phố Đà Lạt là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của Đà Lạt.

Đây là nhà thờ lớn nhất ở thành phố Đà Lạt, còn được gọi là nhà thờ Chánh tòa. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1931 đến 1942, có chiều dài 65m, chiều rộng 14m và cao 47m. Tháp chuông của nhà thờ có thể được nhìn thấy từ nhiều vị trí trong thành phố. Phần phía trên của tường được lắp 70 tấm kính màu mang dấu ấn của kiến trúc nhà thờ châu Âu thời Trung cổ. Vào dịp Giáng sinh hằng năm, đây là nơi tập trung nhiều người trong và ngoài đạo đến dự lễ, tham quan.

Dinh III (Dinh Bảo Đại): Dinh III tọa lạc trên một đồi thông ở đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 2km về hướng Tây Nam.

Dinh III là tên gọi để chỉ biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Được xây dựng từ năm 1933 gồm 25 phòng, Dinh III là một tòa dinh thự trang nhã. Trong đó các vật dụng còn được bảo tồn gần như nguyên trạng khiến cho du khách đến đây có thể cảm nhận một bầu không khí vừa trang nghiêm lại vừa gần gũi, ấm cúng của một gia đình hoàng tộc bao gồm: căn phòng làm việc của vua Bảo Đại với những ấn tín quân sự, ngọc tỷ của Hoàng đế, quốc thư, quốc kỳ các nước có quan hệ ngoại giao; phòng và những vật dụng thường ngày của các thành viên gia đình.

lâu đời nhất ở Việt Nam.

Được xây dựng từ năm 1932 và hoàn thành năm 1936, theo mô phỏng hình dáng núi LangBiang. Tòa nhà chính có ba vòm mái nhô cao như ba đỉnh núi. Đoạn đường sắt dài 7km từ ga đến Trại Mát được khôi phục từ năm 1991 và đưa vào khai thác du lịch. Tàu lửa sẽ đưa du khách đến thưởng ngoạn hồ Than Thở với đồi thông hai mộ, rừng ái ân. Tàu ôm cua theo triền núi qua những thửa vườn bậc thang hết sức độc đáo, xuyên qua những dãy nhà kính trồng hoa, rau sạch theo công nghệ mới. Đến Trại Mát du khách còn được tham quan chùa Linh Phước (chùa Rồng), nơi có chiếc chuông đồng nặng 5 tấn đạt trong bảo tháp cao 7 tầng. Ga xe lửa và hệ thống tuyến đường sắt là một trong những tài nguyên du lịch độc đáo.

Các dân tộc ít người ở Lâm Đồng còn lưu giữ được nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống. Ở đây các lễ nghi với tập quán canh tác nông nghiệp còn mang đậm nét sơ khai. Các lễ hội tiêu biểu như: lễ hội cồng chiêng, lễ hội đâm trâu…

Lễ hội đâm trâu: Đây cũng là một lễ hội phổ biến chung ở Tây Nguyên thường diễn ra sau mùa thu hoạch trùng vào dịp tết đầu xuân gọi là lễ sa rơ pu để tạ ơn thần linh.

Theo tập quán, mỗi năm một gia đình hiến một con trâu. Nghi lễ được tổ chức ngoài trời, trước cửa gia đình hiến trâu. Lễ nghi thường kéo dài nhiều ngày, được người miền xuôi gọi là tết Thượng. Là một nghi thức được tổ chức công phu từ việc dựng cây nêu, đến việc chọn người thể hiện điệu vũ tế thần, cách thức đâm trâu, xẻ thịt...

Ngày nay lễ hội được tổ chức dưới chân núi LangBiang với đối tượng suy tôn là Thần núi LangBiang là thần hộ mệnh của buôn làng. Lễ hội đâm Trâu - cúng thần núi LangBiang được người Lạch cúng tế vào dịp dời làng hay khi bị thiên tai, dịch họa…

Lễ hội cồng chiêng: Cồng chiêng là thứ nhạc cụ không thể thiếu được trong các dịp lễ hội của đồng bào các dân tộc ít người ở Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng.

Đối với người Tây Nguyên, cồng chiêng không phải chỉ đơn thuần là loại nhạc cụ, mà chúng còn tượng trưng cho thần linh, theo quan niệm của người Tây Nguyên, cồng chiêng là biểu tượng của thần đất hay mặt trăng, còn trống là biểu tượng của mặt trời. Cho nên lễ hội cồng chiêng ngoài ý nghĩa là một hoạt động văn hóa cộng đồng, nó còn là dịp con người muốn thể hiện nguyện vọng giao tiếp với thần linh.

Sau khi không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể thì lễ hội cồng chiêng có sức hấp dẫn đặc biệt du khách tham quan, nghiên cứu.

XQ - Đà Lạt Sử Quán: XQ - Đà Lạt sử quán được khai trương vào cuối năm 2001, nằm trên đường Mai Anh Đào, với diện tích 2 ha và được kiến trúc thành 2 không gian khá riêng biệt để du khách tham quan, tìm hiểu văn hóa và thưởng thức nghệ thuật.

XQ - Đà Lạt sử quán là cái quán kể lại những câu chuyện có liên quan đến nghề thêu và người phụ nữ, đồng thời phối hợp các loại hình nghệ thuật, từ sắp đặt đến trình diễn, thư pháp, thơ ca, hội hoạ, kiến trúc và đặc biệt nghệ thuật thêu để gợi những âm hưởng của ký ức, hiện tại và tương lai.

Tham quan XQ - Đà Lạt Sử quán, thưởng thức nghệ thuật thêu và các chương trình nghệ thuật đặc sắc, du khách sẽ tìm lại được những giá trị đã làm nên văn hóa dân tộc Việt Nam như tình mẹ, tình bạn, tình hữu ái, lòng trắc ẩn… Đây chính là loại hình du lịch kết hợp ngành nghề truyền thống với vấn đề văn hóa và lịch sử dân tộc một cách đặc sắc.

Lể hội hoa Đà Lạt: Với chủ đề “Đà Lạt thành phố ngàn hoa”, Festival hoa Đà Lạt được tổ chức lần đầu 2005 và lặp lại theo chu kỳ 2 năm tổ chức một lần.

Lễ hội hoa Đà Lạt bao gồm các hoạt động như hội chợ triển lãm hoa, hội thảo về hoa, thi cắm hoa nghệ thuật, hội thi sinh vật cảnh, công viên nghệ thuật với chủ đề “Tây Nguyên huyền diệu”... Đây là một trong những hoạt động văn hóa thu hút du đông đảo du khách trong và ngoài

nước. Lễ hội hoa Đà Lạt cũng chính là cơ hội để quảng bá thương hiệu của du lịch Đà Lạt.

Ngoài ra, Lâm Đồng là nơi có nhiều nghề thủ công truyền thống có giá trị phục vụ du lịch. Tiêu biểu là các nghề dệt vải thổ cẩm từ sợi bông của người Mạ ở Đạ Đờng, người Lạch ở Lạc Dương, đan len ở Đà Lạt… Nghề làm gốm bằng tay cũng là một nghề thủ công độc đáo của các cư dân các dân tộc ít người ở Lâm Đồng. Thành phố Đà Lạt là nơi tập trung nhiều nghệ nhân có nghề chạm khắc gỗ tinh xảo, đặc biệt là nghề thêu, nghề trồng hoa, nghề chơi cây kiểng... nên đã tạo ra hàng trăm loại sản phẩm lưu niệm có giá trị phục vụ du lịch.

- Nguồn nhân lực

Trong những năm qua, số lượng lao động trong ngành du lịch của Lâm Đồng không ngừng được tăng lên.

Theo thống kê năm 2011 của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, có khoảng 8.000 lao động đang làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn toàn tỉnh; trong đó có 5.500 lao động đang làm việc trong lĩnh vực lưu trú; 800 lao động trong lĩnh vực lữ hành - vận chuyển và 1.700 lao động trong lĩnh vực khu, điểm du lịch.

Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 6 trường đào tạo ngành du lịch từ bậc công nhân lành nghề cho đến đại học. Hàng năm, các trường đào tạo về du lịch trên địa bàn tỉnh đã cung cấp hơn 2.000 lao động qua đào tạo cho ngành du lịch địa phương và các vùng lân cận ở các trình độ sau: 300 cử nhân đại học, 250 cử nhân cao đẳng, 450 trung cấp và khoảng hơn 1.000 sơ cấp.

Có thể nhận thấy hầu hết lực lượng lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp du lịch hiện nay vẫn chưa qua đào tạo chính quy, cả trong nghiệp vụ chuyên môn lẫn trong quản lý điều hành, đặc biệt đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, hộ cá thể,… Vì vậy, so với yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ngày càng phát triển và tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch hàng năm đến Lâm Đồng là 10 - 11% thì công tác đào tạo

và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cần phải xem là nhiệm vụ trọng tâm để có thể đáp ứng về mặt số lượng cũng như chất lượng phục vụ khách du lịch.

2.1.1.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

+ Kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông

Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Đà Lạt như: giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông... đã được nâng cấp đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển đi lại, sinh hoạt của du khách, tác động tích cực đến sự phát triển du lịch của địa phương. Tuy nhiên, chất lượng và qui mô hệ thống giao thông nói chung còn yếu kém, chưa đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển du lịch của địa phương.

Hệ thống đường bộ

Hệ thống đường bộ của Lâm Đồng phân bố tương đối đều khắp trong tỉnh, đường ô tô đến các trung tâm xã với tổng chiều dài 2.039,4 km.

Đường đô thị: Đường đô thị tập trung tại Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và một số thị trấn huyện lỵ khác như Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà, Bảo Lâm. Tổng chiều dài mạng lưới đường đô thị là 473 km. Thành phố Đà Lạt và thị xã Bảo Lộc có một số tuyến đường chính đã được mở rộng mặt đường từ 13 - 15m.

Giao thông nông thôn: Mạng lưới giao thông nông thôn có trên 400

tuyến với tổng chiều dài 2470 km, có 135,3 km nhựa, còn lại là đường cấp phối và đường đất.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch mới tại thành phố Đà Lạt (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)